Quyết định 2503/QĐ-UBND năm 2024 về Quy trình lập phương án, dự toán khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Số hiệu | 2503/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 15/10/2024 |
Ngày có hiệu lực | 15/10/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký | Hà Sỹ Đồng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2503/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 15 tháng 10 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
Căn cứ Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 240/TTr-SNN ngày 07/10/2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình lập phương án, dự toán khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
LẬP
PHƯƠNG ÁN, DỰ TOÁN KHAI THÁC GỖ LOÀI THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ RỪNG TRỒNG
ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban
hành kèm theo Quyết định
số
2503/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của UBND tỉnh
Quảng
Trị)
Quy trình này quy định nội dung lập phương án, dự toán áp dụng trong khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng, bao gồm: Khai thác chính, khai thác tận dụng, khai thác tận thu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Quy trình này áp dụng đối với các chủ rừng là tổ chức có hoạt động liên quan đến khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh áp dụng các quy định tại quy trình này để lập phương án, dự toán khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng được đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2503/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 15 tháng 10 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
Căn cứ Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 240/TTr-SNN ngày 07/10/2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình lập phương án, dự toán khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
LẬP
PHƯƠNG ÁN, DỰ TOÁN KHAI THÁC GỖ LOÀI THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ RỪNG TRỒNG
ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban
hành kèm theo Quyết định
số
2503/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của UBND tỉnh
Quảng
Trị)
Quy trình này quy định nội dung lập phương án, dự toán áp dụng trong khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng, bao gồm: Khai thác chính, khai thác tận dụng, khai thác tận thu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Quy trình này áp dụng đối với các chủ rừng là tổ chức có hoạt động liên quan đến khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh áp dụng các quy định tại quy trình này để lập phương án, dự toán khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng được đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
LẬP PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC GỖ LOÀI THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ RỪNG TRỒNG
Điều 3. Lập phương án khai thác gỗ rừng trồng
1. Việc lập phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng do chủ rừng tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện. Đơn vị lập phương án khai thác gỗ rừng trồng phải là tổ chức có đủ tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật và có chức năng thiết kế lâm nghiệp hoặc có hồ sơ năng lực đáp ứng yêu cầu về điều tra, khảo sát, thiết kế lâm nghiệp.
2. Nội dung thuyết minh phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng: Chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy trình này.
Điều 4. Điều tra, tính toán sản lượng khai thác gỗ rừng trồng
1. Phương pháp điều tra
1.1. Phân lô thiết kế khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng trên cơ sở hồ sơ thiết kế trồng rừng hoặc hiện trạng rừng tại thời điểm thiết kế
- Ranh giới lô, khoảnh, tiểu khu lấy theo bản đồ trong hồ sơ thiết kế trồng rừng ban đầu, nếu không có bản đồ thiết kế trồng rừng thì phân chia theo hiện trạng rừng; lô thiết kế khai thác gỗ rừng trồng có diện tích tối đa không quá 10 ha và nằm trong phạm vi một khoảnh; đối với lô khai thác rừng trồng có thể ghép các lô thiết kế trồng rừng ban đầu lại với nhau nhưng phải liền kề nhau và bảo đảm diện tích lô khai thác không quá 10 ha và nằm trong phạm vi một khoảnh (lô tỉa thưa nuôi dưỡng, thanh lý rừng trồng có trữ lượng khai thác giữ nguyên theo lô thiết kế trồng rừng ban đầu).
- Tại các điểm đường lô giao nhau, đường lô giao với đường khoảnh, tiểu khu hoặc đường bao khu khai thác gỗ rừng trồng, đóng cọc mốc tạm thời bằng gỗ. Trên cọc mốc ghi kí hiệu tên lô thiết kế khai thác gỗ rừng trồng.
- Lập bản đồ khai thác gỗ rừng trồng tỷ lệ 1/5.000 hoặc tỷ lệ 1/10.000, tính diện tích các lô, phân tách và thể hiện rõ diện tích rừng có trữ lượng khai thác gỗ và rừng không có trữ lượng khai thác gỗ.
1.2. Lập các ô tiêu chuẩn để đánh giá hiện trạng rừng
Sử dụng các ô tiêu chuẩn được bố trí theo phương pháp điển hình theo từng trạng thái rừng (cấp tuổi, loài cây) trong từng lô khai thác gỗ rừng trồng; diện tích ô 500 m2, tối thiểu một lô khai thác gỗ rừng trồng phải có 03 ô tiêu chuẩn.
Với những lô rừng có diện tích rừng có trữ lượng khai thác gỗ quá nhỏ (dưới 0,5 ha), cây phân bố rải rác không tập trung, biến động lớn, các dải rừng,... thì có thể không lập ô tiêu chuẩn mà tiến hành đo đếm toàn diện tất cả các cây trong lô rừng đưa vào khai thác.
1.3. Nội dung đo đếm, thu thập các chỉ tiêu trong ô tiêu chuẩn
- Chiều cao (Hvn): Đo chiều dài toàn thân (chiều cao vút ngọn) tính từ vị trí gốc cây sát mặt đất đến ngọn chính của cây gỗ; dụng cụ đo là thước Blumleiss, thước đo cao điện tử, sào đo cao,...; đo tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn của tối thiểu là 3 lô đại diện để xử lý bằng phần mềm chuyên dụng nhằm lập đường cong chiều cao, xác định tương quan H-D của khu rừng khai thác (lấy giá trị bình quân chiều cao theo từng cỡ đường kính để áp dụng tính toán chung cho toàn khu rừng khai thác), đơn vị đo là mét (m), lấy số nguyên và hai số hàng thập phân sau hàng đơn vị.
- Đường kính (D1.3m): Đo chu vi (C1.3) để xác định đường kính ở vị trí 1,3 m (đường kính ngang ngực) tính từ mặt cắt ngang của gốc cây; dụng cụ đo là thước thép hoặc thước dây, đo tất cả các cây trong ô có cấp kính từ 4 cm trở lên; đơn vị đo là centimét (cm), lấy số nguyên và một số hàng thập phân sau hàng đơn vị.
- Xác định phẩm chất cây: Tất cả các cây gỗ trong ô tiêu chuẩn phải được xác định phẩm chất cây theo 3 loại như sau:
+ Cây có phẩm chất A: Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, đoạn thân dưới cành dài, không có u bướu khuyết tật ở trên thân, không sâu bệnh, rỗng ruột, khả năng lợi dụng gỗ trên 80% thể tích của thân cây.
+ Cây có phẩm chất B: Cây sinh trưởng trung bình, có những đoạn cong vênh, u bướu khuyết tật, sâu bệnh nhưng không nhiều, khả năng lợi dụng gỗ từ 60 - 80% thể tích của thân cây.
+ Cây có phẩm chất C: Cây sinh trưởng phát triển kém, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, rỗng ruột, gãy đổ, khả năng lợi dụng gỗ dưới 60% thể tích của thân cây.
- Xác định gián tiếp độ tàn che trong ô tiêu chuẩn theo phương pháp mục trắc đường kính tán lá của cây trồng và mật độ hiện tại trong ô tiêu chuẩn; đối với khai thác tỉa thưa phải lập sơ đồ trắc ngang - đứng hiện trạng rừng trước và sau tỉa thưa.
Đối với những lô đo đếm toàn diện thì phải đo D1.3m và xác định phẩm chất của tất cả các cây trong lô rừng đưa vào khai thác.
2. Phương pháp tính toán xác định các chỉ tiêu lâm học
2.1. Xác định số cây bình quân trên ha (cây/ ha) của từng lô
Công thức tính:
Trong đó:
- Nôtc: Số cây trong ô tiêu chuẩn.
- Sôtc: Diện tích ô tiêu chuẩn.
2.2. Xác định khối lượng theo thể tích của các cây gỗ cá lẻ (m3)
Công thức tính:
Trong đó:
- V: Khối lượng gỗ được tính bằng thể tích (m3) lấy số nguyên và ba số thập phân sau số hàng đơn vị.
- C1.3: Chu vi tại vị trí 1,3 m của cây (m).
- π: Hằng số pi (π = 3,14).
- Hvn: Chiều dài toàn cây đo từ gốc đến ngọn (m).
- f: Hình số thân cây (cây rừng trồng giá trị của f bằng 0,5).
2.3. Xác định các chỉ tiêu: Đường kính bình quân (cm), chiều cao bình quân (m), mật độ bình quân (cây/ ha), trữ lượng bình quân (m3/ ha) của khu rừng: Dùng phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân gia quyền để tính toán giá trị bình quân chung cho toàn lâm phần và giá trị bình quân của từng loài cây gỗ có trong khu rừng thiết kế.
2.4. Xác định tổng số cây và tổng trữ lượng rừng dự kiến của khu rừng: Cộng tất cả các lô trong khu rừng thiết kế, gồm tổng toàn bộ và phân theo từng loài cây.
3. Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật trong trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh (tỉa thưa nuôi dưỡng, điều chỉnh tổ thành rừng, làm giàu rừng,...) và đo đếm sản lượng trong thiết kế tận thu gỗ từ rừng trồng
Thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp ngày 15/1/2017, các Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018, số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ, các Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy trình này.
4. Phương pháp tính toán sản lượng dự kiến
4.1. Tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi rừng trồng và phương pháp tính toán
- Tỷ lệ lợi dụng gỗ theo phẩm chất cây (TLGPC):
+ Cây có phẩm chất A: Tỷ lệ lợi dụng gỗ chung là 83% (so với tổng thể tích cây đứng)
+ Cây có phẩm chất B: Tỷ lệ lợi dụng gỗ chung là 74% (so với tổng thể tích cây đứng)
+ Cây có phẩm chất C: Tỷ lệ lợi dụng gỗ chung là 55% (so với tổng thể tích cây đứng)
- Tỷ lệ lợi dụng củi (TLC):
+ Cây có phẩm chất A: Tỷ lệ lợi dụng củi chung là 10% (so với tổng thể tích cây đứng)
+ Cây có phẩm chất B: Tỷ lệ lợi dụng gỗ chung là 15% (so với tổng thể tích cây đứng)
+ Cây có phẩm chất C: Tỷ lệ lợi dụng gỗ chung là 25% (so với tổng thể tích cây đứng)
- Tỷ lệ lợi dụng gỗ gia dụng (TLGGD):
Tính bằng sản lượng gỗ dự kiến lấy ra của cây có D1,3m từ 18 cm trở lên đối với các loài Thông và có D1,3m từ 16 cm trở lên đối với các loài Keo, cây khác; tỷ lệ lợi dụng được xác định như sau:
Cấp kính (D1.3 - cm) |
Cây Keo các loại, cây khác |
Cây Thông các loại |
Tỷ lệ gỗ gia dụng tương ứng Ddn ≥ 16 cm (%) |
Tỷ lệ gỗ gia dụng tương ứng Ddn ≥ 18 cm (%) |
|
< 16 |
0 |
0 |
Từ 16 đến < 18 |
10 |
0 |
Từ 18 đến < 20 |
15 |
15 |
Từ 20 đến < 22 |
35 |
35 |
Từ 22 đến < 24 |
50 |
50 |
Từ 24 đến < 26 |
55 |
55 |
Từ 26 đến < 28 |
60 |
60 |
Từ 28 đến < 30 |
65 |
65 |
Từ 30 đến < 32 |
75 |
75 |
≥ 32 |
80 |
80 |
Ký hiệu Ddn: Đường kính đầu nhỏ
- Sản lượng gỗ gia dụng: TLGPC x TLGGD x Thể tích cây đứng.
- Sản lượng gỗ nguyên liệu: Sản lượng gỗ chung theo phẩm chất - Sản lượng gỗ gia dụng.
4.2. Khối lượng riêng gỗ, củi khai thác từ rừng trồng
- Khối lượng riêng gỗ, củi cây Sao đen và một số loài cây có đặc điểm vật lý và cơ học tương tự, cùng nhóm gỗ (Muồng đen,...): 1,00 tấn/ m3.
- Khối lượng riêng gỗ, củi cây Thông các loại: 0,90 tấn m3.
- Khối lượng riêng gỗ, củi cây Keo lai và Keo lá tràm: 0,85 tấn/ m3.
- Khối lượng riêng gỗ, củi cây Keo tai tượng: 0,80 tấn/ m3.
- Khối lượng riêng gỗ, củi loài cây Trẩu và một số loài cây có đặc điểm vật lý và cơ học tương tự, cùng nhóm gỗ (Sau sau,...): 0,70 tấn/ m3.
4.3. Phân nhóm gỗ, củi theo độ cứng
Phân vào nhóm gỗ, củi có độ cứng “vừa” khi tính định mức dự toán cho toàn bộ các loài cây rừng khai thác.
LẬP DỰ TOÁN KHAI THÁC GỖ LOÀI THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ RỪNG TRỒNG
Điều 5. Lập dự toán khai thác gỗ rừng trồng
1. Việc lập dự toán khai thác gỗ rừng trồng do chủ rừng tự lập hoặc đơn vị tư vấn thiết kế được chủ rừng thuê lập phương án khai thác thực hiện.
2. Nội dung thuyết minh dự toán khai thác: Chi tiết Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy trình này. Có thể làm thành thuyết minh riêng hoặc thông qua tờ trình của chủ rừng với đầy đủ các nội dung theo quy định.
Điều 6. Dự toán chi phí khai thác gỗ rừng trồng
1. Đơn giá nhân công
Áp dụng Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình; Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 15/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc công bố Đơn giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2. Định mức các công đoạn khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi rừng trồng: Theo Chương IV của Quy trình này.
3. Giá thị trường trong lập dự toán khai thác: Giá hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên thị trường tại một thời điểm lập dự toán, gồm có: Gỗ gia dụng, gỗ nguyên liệu, củi, vật tư, xăng dầu,...
4. Xác định chi phí và giá trị thu được từ khai thác lâm sản
4.1. Chi phí sản xuất (chi phí trực tiếp)
- Chi phí khai thác: Phát thực bì; chặt hạ, cắt khúc; bóc vỏ (nếu có); lao vác ra giữa lô.
- Chi phí liên quan đến khai thác: Nhiên liệu chặt hạ, cắt khúc; khấu hao cưa xăng; bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế,...
- Chi phí vận xuất: Vận xuất (vác bộ hoặc lao, cò kéo,...) từ giữa lô ra bãi gom gỗ đối với những lô rừng không có đường ô tô vào tận lô rừng.
- Chi phí vận chuyển: Bốc xếp lên xe, vận chuyển lâm sản từ bãi gom gỗ đến nơi tiêu thụ.
4.2. Doanh thu: Tổng giá bán gỗ gia dụng, gỗ nguyên liệu và củi (nếu có).
4.3. Giá trị còn lại của lô rừng/ Giá khởi điểm/ Giá cây đứng: Doanh thu - Chi phí sản xuất (chi phí trực tiếp).
5. Các chi phí có lên quan (chi phí gián tiếp)
5.1. Chi phí lập phương án khai thác
Áp dụng Quyết định số 1266/QĐ-UBND ngày 11/6/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt đơn giá điều tra, quy hoạch, khảo sát thiết kế các công trình nông-lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
5.2. Chi phí quản lý, giám sát
Áp dụng điểm e, khoản 1, điều 29 của Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp và Thông tư 12/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng Ban hành Định mức xây dựng (Chương 1, Phần 2: Định mức chi phí quản lý dự án công trình nông nghiệp và PTNT) để lập chi phí quản lý cho các chủ rừng có hoạt động khai thác gỗ rừng trồng từ nguồn vốn ngân sách, đây là khoản chi phí quản lý khai thác của chủ rừng trước, trong và sau khi kết thúc khai thác, bao gồm:
- Trước lúc khai thác: Lập hợp đồng mua bán và thu nộp đầy đủ giá trị rừng của bên mua vào tài khoản tạm thu của chủ rừng theo giá trị đã đấu giá hoặc theo giá khởi điểm đã được phê duyệt; giao nhận diện tích khai thác trong hồ sơ và ngoài thực địa.
- Trong quá trình khai thác: Bố trí nhân lực giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác theo đúng vị trí lô, khoảnh đã được duyệt; ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng (khai thác ngoài địa danh, đối tượng cây giữ lại,...); công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Sau khi kết thúc khai thác: Tổ chức đánh giá, xác định diện tích đã khai thác so với hồ sơ được phê duyệt, nghiệm thu công tác vệ sinh rừng và báo cáo kết quả thực hiện đến cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi khai thác.
5.3. Chi phí đấu giá
Áp dụng Thông tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản, Thông tư số 108/2022/TT-BTC ngày 21/12/ 2020 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính; Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản.
Đây là các chi phí gián tiếp không phải là hạng mục thi công được khấu trừ trong dự toán cây đứng, sẽ được trình phê duyệt và thực hiện sau khi quá trình bán/đấu giá khu rừng hoàn thành, các chi phí này sẽ được lấy từ giá trị thu được sau khi bán/đấu giá khu rừng khai thác.
KHAI THÁC, VẬN XUẤT, VẬN CHUYỂN GỖ LOÀI THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ RỪNG TRỒNG
Điều 7. Công tác chuẩn bị hiện trường
1. Phát thực bì phục vụ khai thác
1.1. Nội dung công việc: Trước khi chặt cây phải luỗng phát xung quanh cây khai thác hoặc chặt loại bỏ dây leo, cây bụi, cây tái sinh phi mục đích,... trên diện tích rừng khai thác được phê duyệt. Tùy theo địa hình và thực bì mà có thể sử dụng công cụ thủ công (dao, rựa,...) hoặc thiết bị cơ giới để thực hiện; thực bì được phát sát gốc, chiều cao gốc chặt không quá 15 cm, rải đều trên mặt đất để không ảnh hưởng đến quá trình chặt hạ, cắt khúc và gây mất an toàn cho người lao động.
1.2. Định mức và cấp bậc công việc: Chi tiết Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy trình này.
2. Dự kiến bãi gom gỗ, đường vận xuất, vận chuyển
2.1. Đường vận xuất: Đường vận xuất được dùng cho máy kéo, các phương tiện cơ giới tương tự, trâu bò kéo, người vác bộ gỗ, củi từ giữa lô rừng khai thác ra bãi gom gỗ (bãi 1). Thực tế tại địa bàn Quảng Trị do địa hình tại các khu rừng chủ yếu độ dốc lớn, khe suối chia cắt phức tạp, việc mở đường vào tận các lô rừng chi phí quá lớn nên không mở đường vận xuất mà sử dụng nhân công vác bộ gỗ, củi từ giữa lô rừng ra bãi gom.
2.2. Bãi gom gỗ: Bãi gom gỗ (bãi 1) là nơi để trung chuyển sản phẩm vận xuất từ các lô khai thác ra, giáp với tuyến đường ô tô để bốc lên xe vận chuyển gỗ, củi đi tiêu thụ. Bãi gom phải tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho xe vận chuyển gỗ, củi vào ra, có quy mô hợp lý.
2.3. Đường vận chuyển: Đường vận chuyển là đường từ bãi gom gỗ đến nơi tiêu thụ, sử dụng các tuyến đường hiện có đảm bảo bề rộng nền đường 3 m, có độ dốc và bán kính đường cong đủ an toàn cho xe di chuyển trong quá trình vận chuyển lâm sản. Lựa chọn phương án tuyến hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hệ thống bãi gom gỗ, đường vận xuất, vận chuyển dự kiến được thể hiện trên bản đồ, đánh dấu hướng tuyến và mô tả trong phương án khai thác.
2.4. Định mức và cấp bậc công việc: Chi tiết Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy trình này.
3. Sửa chữa đường vận xuất, vận chuyển (chi phí do đơn vị khai thác tự thực hiện, vận dụng trong chi phí vận xuất, vận chuyển)
- Khắc phục những hư hỏng của mặt đường có sẵn (đường lâm sinh, đường khai thác, đường phòng cháy chữa cháy rừng) như: Bù đắp thêm vật liệu vào những vị trí mặt đường bị lún, sụt, gia cố mái ta luy, nạo vét rãnh thoát nước,...
- Đào đắp để san gạt tạo mặt đường cho xe vận xuất, vận chuyển lâm sản lưu thông, bề rộng mặt đường sửa chữa 3 m.
Điều 8. Công tác khai thác gỗ, củi rừng trồng
1. Chặt hạ, cắt khúc bằng cơ giới
1.1. Nội dung công việc: Căn cứ hướng đổ để xác định thứ tự cây chặt hợp lý, bảo đảm an toàn cho người lao động, không gây tác hại đến cây giữ lại và tác động môi trường; chiều cao gốc chặt càng thấp càng tốt và không quá 2/3 đường kính gốc cây chặt; cắt khúc từ gốc đến ngọn ngay sau khi cắt cành ngọn; quy cách sản phẩm theo hợp đồng mua bán.
1.2. Công cụ khai thác: Cưa xăng Culloch - 250 hoặc loại cưa có chức năng tương đương trên thị trường; cưa xăng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi hoạt động và trang bị đủ dụng cụ để sửa chữa vặt trong quá trình làm việc; định kỳ phải thực hiện chế độ bảo dưỡng các chi tiết như: Xích cưa, buri, côn, quạt gió tản nhiệt,... Khai thác củi kết hợp với cưa đơn hoặc dao tạ.
1.3. Định mức công lao động: Trong khai thác gỗ, củi, ngoài chi phí trực tiếp chi trả nhân công chặt hạ, cắt khúc cần phải tính thêm chi phí gián tiếp có liên quan như khấu hao cưa máy, bảo dưỡng và vật tư sửa chữa (lam cưa, dũa cưa, xích cưa,...), nhiên liệu (xăng, dầu nhớt),...: Chi tiết Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy trình này.
2. Bóc vỏ thân cây (có thể bóc vỏ hoặc không, tùy yêu cầu sản phẩm)
2.1. Nội dung công việc: Gỗ sau khi chặt hạ, cắt khúc sẽ được thu gom về bãi tập kết của khu khai thác, tiến hành bóc vỏ sản phẩm gỗ dùng làm nguyên liệu giấy và ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi),...
2.2. Công cụ bóc vỏ: Sử dụng rựa, dao... để đập hoặc lóc vỏ ra từng mảng lớn, trường hợp khó bóc thì phải vạc từng miếng.
2.3. Định mức công lao động (đối tượng lao động giản đơn): Chi tiết Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy trình này.
3. Lao vác, cò kéo gỗ, củi ra giữa lô
3.1. Nội dung công việc: Lao vác, cò kéo gỗ, củi từ gốc chặt ra giữa lô để tiếp tục vận xuất. Lợi dụng địa hình có độ dốc lớn >30°, gỗ, củi được lao từ trên sườn núi xuống chân núi. Nơi địa hình ít dốc hơn, có độ dốc <30°, gỗ, củi được vác, cò kéo.
3.2. Định mức công lao động (đối tượng lao động giản đơn): Chi tiết Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy trình này.
Điều 9. Vận xuất, vận chuyển gỗ, củi khai thác
1. Vận xuất gỗ, củi
1.1. Nội dung công việc: Là việc sử dụng máy kéo, các phương tiện cơ giới tương tự, trâu bò kéo, người vác bộ gỗ, củi từ giữa lô rừng khai thác ra bãi gom gỗ, củi (bãi 1) để thuận lợi cho việc bốc xếp gỗ, củi lên xe. Căn cứ thực tế tại địa bàn Quảng Trị, việc vận xuất áp dụng phương thức nhân công vác bộ gỗ, củi từ giữa lô rừng ra bãi gom.
1.2. Định mức công lao động (đối tượng lao động giản đơn): Chi tiết Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy trình này.
2. Bốc xếp gỗ, củi lên xe
2.1. Nội dung công việc: Tùy theo công nghệ thiết bị, đối tượng sản xuất mà có các phương pháp bốc xếp thủ công hoặc cơ giới; gỗ sau khi bóc vỏ và gom tại bãi tập kết ở đường nhánh được bốc xếp lên xe và xếp gọn gàng, chằng chéo trước khi xe vận chuyển rời khỏi bãi gom.
2.2. Định mức công lao động: Chi tiết Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy trình này.
3. Vận chuyển gỗ, củi đến nơi tiêu thụ
Sau khi rời khỏi bãi gom, gỗ được xe vận chuyển đến cơ sở tiêu thụ; phương pháp tính cước vận tải được phân theo loại đường từ bãi gom đến nơi tiêu thụ. Phương pháp tính dự toán vận chuyển gỗ, củi được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy trình này.
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN, DỰ TOÁN KHAI THÁC GỖ LOÀI THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ RỪNG TRỒNG
Điều 10. Phê duyệt phương án khai thác
Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP. Hồ sơ gồm:
- Bản chính Đơn/ Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án khai thác của chủ rừng theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Bản chính phương án khai thác theo Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp (gồm có: Thuyết minh phương án, bản đồ khai thác, các bảng biểu tính toán kèm theo).
- Các văn bản liên quan: Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,...
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan phê duyệt xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm và Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ để tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án khai thác và trả kết quả cho chủ rừng; trường hợp không phê duyệt, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 11. Thẩm định, phê duyệt dự toán và giá khởi điểm (giá cây đứng)
Chủ rừng và đơn vị tư vấn (nếu có) lập dự toán chi phí khai thác rừng trồng và nộp 01 bộ hồ sơ về Sở Tài chính. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Phương án khai thác đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tờ trình/ Đơn đề nghị thẩm định và phê duyệt dự toán khai thác của chủ rừng.
- Thuyết minh dự toán khai thác gỗ rừng trồng (nếu cần thiết).
- Các biểu dự toán chi tiết về đơn giá công lao động, vật tư, chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ, củi rừng trồng.
- Tối thiểu 03 báo giá của các đơn vị sản xuất kinh doanh gỗ, củi có tư cách pháp nhân trên địa bàn tỉnh hoặc chứng thư thẩm định giá còn hiệu lực.
- Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị phê duyệt dự toán khai thác (nếu có).
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xác định giá cây đứng (giá khởi điểm) và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá khởi điểm để chủ rừng tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy trình này trên địa bàn tỉnh.
2. Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản được sửa đổi tại Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 17/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 13. Trách nhiệm Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xác định giá trị cây đứng dự kiến khai thác gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá khởi điểm (giá cây đứng) theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh
1. Tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng theo quy định. Tổ chức kiểm tra hiện trường và chịu trách nhiệm đối với nội dung kiểm tra sự phù hợp về cơ sở pháp lý, nội dung phương pháp tính toán của hồ sơ phương án khai thác gỗ rừng trồng theo quy định hiện hành, kiểm tra sự phù hợp của thực địa hiện trường về đối tượng, địa danh (chi tiết lô, khoảnh, tiểu khu) các khu rừng dự kiến khai thác so với hồ sơ phương án khai thác đã được lập; Báo cáo kết quả kiểm tra và phối hợp phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT để tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng.
2. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp và Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
Điều 15. Trách nhiệm cơ quan Kiểm lâm sở tại
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp và Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
Điều 16. Trách nhiệm của chủ rừng
- Thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục về khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng quy định tại Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp và Quy trình này.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của phương án, dự toán khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng và những văn bản liên quan do mình xây dựng và trình phê duyệt.
- Thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình khai thác để phát hiện sai sót và xử lý kịp thời đối tượng vi phạm; hướng dẫn đơn vị khai thác thực hiện theo đúng phương án, dự toán được duyệt.
- Tổ chức kiểm tra khi kết thúc từng hạng mục công việc trong khai thác như: Bàn giao hồ sơ và khu rừng khai thác ngoài thực địa, luỗng phát thực bì, sửa chữa đường vận xuất, vận chuyển, khai thác cây rừng, cây bài chặt tỉa thưa,... (sau khi kiểm tra phải lập biên bản để theo dõi).
Điều 17. Trách nhiệm đơn vị tư vấn thiết kế
1. Căn cứ nội dung Quy trình và các quy định pháp luật có liên quan để xây dựng phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng.
2. Đơn vị tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của phương án khai thác gỗ rừng trồng do mình xây dựng.
1. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy trình, nếu có vướng mắc phát sinh các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn áp dụng tại Quy trình này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì đơn vị xây dựng phương án, dự toán gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC/ KHAI THÁC TẬN DỤNG GỖ LOÀI THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ RỪNG TRỒNG
(Mẫu áp dụng cho khai thác trắng, bao gồm: Khai thác chính, khai thác trắng theo băng, theo đám; Khai thác tận dụng khi áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh (ngoài trường hợp quy định tại Phụ lục 1B), nghiên cứu khoa học/ giải phóng mặt bằng dự án khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, tạm sử dụng rừng để thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện/ thanh lý rừng trồng có trữ lượng khai thác gỗ nhưng không đạt tiêu chí là rừng trồng/ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng)
I. Thông tin chủ rừng
1. Tên chủ rừng
2. Mã số doanh nghiệp/ số quyết định thành lập
3. Địa chỉ chủ rừng
4. Số điện thoại liên lạc
II. Căn cứ xây dựng phương án, đối tượng và mục đích khai thác gỗ rừng trồng
1. Căn cứ xây dựng phương án
2. Đối tượng đưa vào khai thác
Nguồn gốc hình thành khu rừng; Diện tích quản lý theo hồ sơ trồng rừng, nguồn vốn đầu tư, năm trồng, loài cầy trồng, mật độ trồng, phương thức trồng,...
3. Mục đích khai thác
Khai thác để trồng lại rừng; chuyển mục đích sử dụng rừng; giao đất cho địa phương; sâu bệnh hại, thiên tai, bất khả kháng khác dẫn đến rừng không đạt tiêu chí là rừng trồng, ...
III. Địa danh, diện tích và và tình hình cơ bản khu rừng khai thác
1. Vị trí, địa danh
Xác định vị trí, đo vẽ bằng máy định vị GPS, đóng mốc lô thiết kế khai thác. Vẽ lập bản đồ thiết kế tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.00 và tính toán diện tích khu khai thác.
2. Diện tích rừng trồng đưa vào khai thác
Xác định: Diện tích tự nhiên; Diện tích trừ bỏ; Diện tích quản lý; Diện tích không thành rừng/ không có sản lượng khai thác (nếu có); Diện tích rừng có sản lượng khai thác.
3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực khai thác
- Địa hình, địa thế: Dạng địa hình (đồi núi cao, đồi núi trung bình, đồi núi thấp). Mức độ chia cắt của địa hình (chia cắt mạnh, trung bình, yếu). Mô tả độ dốc.
- Thổ nhưỡng: Mô tả các loại đất trong khu vực theo nguồn gốc hình thành từ đá mẹ.
- Khí hậu thủy văn: Các thông tin nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, dòng chảy,... có liên quan.
- Giao thông: Đặc điểm hiện trạng các loại đường trên địa bàn, khả năng sử dụng để đáp ứng nhu cầu khai thác, vận chuyển lâm sản.
IV. Hiện trạng rừng trồng và các chỉ tiêu lâm học của khu rừng đưa vào khai thác
1. Nội dung và phương pháp điều tra đo đếm và tính toán các chỉ tiêu
Đối với các lô rừng có các cây tái sinh không phải là loài cây theo thiết kế trồng rừng ban đầu mọc xen lẫn, rải rác trong lô rừng, không mọc thành đám tập trung từ 0,3 ha trở lên (không đạt tiêu chí là rừng tự nhiên) thì tùy theo mục đích của việc khai thác rừng để đưa vào đo đếm, tính toán sản lượng trong phương án, dự toán khai thác tương tự như các loài cây trồng rừng ban đầu có trong lô.
2. Các nhân tố đặc trưng lâm phần (tính trên diện tích đưa vào khai thác)
- Xác định các chỉ tiêu: Đường kính bình quân (cm), chiều cao bình quân (m), mật độ bình quân (cây/ ha), trữ lượng bình quân (m3/ ha) của khu rừng: Dùng phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân gia quyền để tính toán giá trị bình quân chung cho toàn lâm phần và giá trị bình quân của từng loài cây gỗ có trong khu rừng thiết kế.
- Xác định tổng số cây và tổng trữ lượng rừng dự kiến của khu rừng: Cộng tất cả các lô trong khu rừng thiết kế, gồm tổng toàn bộ và phân theo từng loài cây.
3. Đánh giá chung về hiện trạng khu rừng đưa vào khai thác
Sinh trưởng phát triển thực bì dưới tán rừng, chiều cao (m), độ che phủ, xếp loại cấp thực bì. Mật độ cây trồng hiện còn. Đánh giá tình hình sinh trưởng rừng trồng. Chức năng rừng đưa vào khai thác.
V. Phương thức khai thác và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong khai thác rừng trồng
1. Phương thức khai thác
Qua việc đánh giá tài nguyên lâm học của khu vực khai thác, yêu cầu của cấp có thẩm quyền và các quy định hiện hành, lựa chọn phương thức khai thác phù hợp (khai thác chính, khai thác tận dụng).
2. Phương pháp tính sản phẩm, phân nhóm và khối lượng riêng gỗ, củi
2.1. Phương pháp tính sản phẩm gỗ, củi
2.2. Phân nhóm gỗ theo độ cứng và khối lượng riêng gỗ, củi
VI. Sản lượng dự kiến khai thác
1. Diện tích rừng có trữ lượng khai thác (ha)
2. Tổng số cây dự kiến khai thác: Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
3. Tổng trữ lượng dự kiến khai thác (m3): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
4. Tổng sản lượng thương phẩm dự kiến khai thác (m3): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây, trong đó:
- Sản lượng gỗ gia dụng (m3): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
- Sản lượng gỗ nguyên liệu (m3): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
- Sản lượng củi (m3): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
VII. Các biện pháp kỹ thuật khai thác và các hạng mục công việc liên quan, hỗ trợ
1. Chuẩn bị rừng trước khai thác
2. Chặt hạ cây, cắt khúc, lao, vác, cò kéo trong lô
3. Vệ sinh, bàn giao rừng sau khai thác
4. Dự kiến đường và cự ly vận xuất, vận chuyển sản phẩm khai thác
4.1. Cự ly vận xuất
4.2. Cự ly vận chuyển sản phẩm khai thác
Các bước công việc (sơ đồ sản xuất)
5. Các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng
6. Giải pháp phục hồi rừng sau khai thác
VIII. Thành quả
Số lượng bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ.
IX. Kiến nghị, đề xuất
Các kết luận, kiến nghị đề xuất của chủ rừng và đơn vị tư vấn.
* Các biểu tính chi tiết kèm theo phương án
- Biểu tổng hợp tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học chủ yếu
- Biểu chi tiết địa danh, diện tích và khối lượng lâm sản khai thác
- Biểu tổng hợp sản lượng gỗ, củi phân theo loại sản phẩm
(Mẫu áp dụng cho khai thác tận dụng trong tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng)
I. Thông tin chủ rừng
1. Tên chủ rừng
2. Mã số doanh nghiệp/ số quyết định thành lập
3. Địa chỉ chủ rừng
4. Số điện thoại liên lạc
II. Căn cứ xây dựng phương án, đối tượng và mục đích khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng
1. Căn cứ xây dựng phương án
2. Đối tượng rừng đưa vào khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
Nguồn gốc hình thành khu rừng; Diện tích quản lý theo hồ sơ trồng rừng, nguồn vốn đầu tư, năm trồng, loài cây trồng, mật độ trồng, phương thức trồng,...
Quy trình này chỉ áp dụng cho tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng phòng hộ, đối với rừng đặc dụng và rừng sản xuất thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và quy trình cho từng loài cây cụ thể.
3. Mục đích khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng
Mục đích chính là thực hiện biện pháp kỹ thuật lâm sinh tỉa thưa để nuôi dưỡng rừng, tạo không gian dinh dưỡng thích hợp cho cây trồng chính sinh trưởng, phát triển, duy trì và phát triển hệ sinh thái bền vững.
Ngoài ra còn kết hợp tận dụng được gỗ, củi, tạo thêm nguồn thu cho chủ rừng từ việc khai thác cây chặt tỉa thưa đã đến tuổi thành thục.
III. Địa danh, diện tích và và tình hình cơ bản khu rừng đưa vào khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
1. Vị trí, địa danh
Xác định vị trí, đo vẽ bằng máy định vị GPS, đóng mốc lô thiết kế khai thác. Vẽ lập bản đồ thiết kế tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.00 và tính toán diện tích khu rừng đưa vào tỉa thưa nuôi dưỡng.
2. Diện tích rừng trồng đưa vào khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
Xác định: Diện tích tự nhiên; Diện tích trừ bỏ; Diện tích quản lý; Diện tích không đạt tiêu chuẩn tỉa thưa (nếu có); Diện tích rừng đạt tiêu chuẩn tỉa thưa.
Diện tích rừng đạt tiêu chuẩn đưa vào tỉa thưa là diện tích rừng trồng có mật độ cây rừng (bao gồm cả cây trồng chính, cây phù trợ) trên 600 cây/ha và có độ tàn che trên 0,6.
3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
- Địa hình, địa thế: Dạng địa hình (đồi núi cao, đồi núi trung bình, đồi núi thấp). Mức độ chia cắt của địa hình (chia cắt mạnh, trung bình, yếu). Mô tả độ dốc.
- Thổ nhưỡng: Mô tả các loại đất trong khu vực theo nguồn gốc hình thành từ đá mẹ.
- Khí hậu thủy văn: Các thông tin nhiệt độ ẩm, lượng mưa, dòng chảy,... có liên quan.
- Giao thông: Đặc điểm hiện trạng các loại đường trên địa bàn, khả năng dụng để đáp ứng nhu cầu khai thác vận chuyển lâm sản.
IV. Hiện trạng rừng trồng và các chỉ tiêu lâm học của khu rừng đưa vào khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
1. Nội dung và phương pháp điều tra đo đếm và tính toán các chỉ tiêu
2. Các nhân tố đặc trưng lâm phần (tính trên diện tích đưa vào khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng)
- Xác định các chỉ tiêu: Đường kính bình quân (cm), chiều cao bình quân (m), mật độ bình quân (cây/ ha), trữ lượng bình quân (m3/ha) của khu rừng: Dùng phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân gia quyền để tính toán giá trị bình quân chung cho toàn lâm phần và giá trị bình quân của từng loài cây gỗ có trong khu rừng thiết kế tỉa thưa nuôi dưỡng.
- Xác định tổng số cây và tổng trữ lượng rừng dự kiến của khu rừng: Cộng tất cả các lô trong khu rừng thiết kế, gồm tổng toàn bộ và phân theo từng loài cây.
3. Đánh giá chung về hiện trạng khu rừng đưa vào khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
Sinh trưởng phát triển thực bì dưới tán rừng, chiều cao (m), độ che phủ, xếp loại cấp thực bì. Mật độ cây trồng hiện còn. Đánh giá tình hình sinh trưởng rừng trồng. Chức năng rừng đưa vào khai thác.
V. Thiết kế kỹ thuật và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng
1. Thiết kế kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng
1.1. Xác định cường độ tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng
Căn cứ các quy định và hiện trạng các lô rừng qua việc lập ô tiêu chuẩn và khảo sát trên toàn lô, tính toán bài cây trên lô để tỉa thưa nuôi dưỡng rừng với cường độ hợp lý theo công thức: I% = (M - M’)/M*100; Trong đó:
- I% là cường độ tỉa thưa theo số cây, tính đồng thời với cường độ theo trữ lượng
- M là trữ lượng rừng trước lần tỉa thưa
- M’ là trữ lượng sau lần tỉa thưa
Việc tính toán và bài cây trong lô phải bảo đảm cường độ tỉa thưa không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi tỉa thưa nuôi dưỡng độ tàn che phải lớn hơn 0,6; mật độ cây còn lại trên 600 cây/ha và phân bố đều trong lô.
1.2. Xác định đối tượng cây nuôi dưỡng rừng
Xác định loài cây, đối tượng để lại để nuôi dưỡng (cây để lại không bài chặt). Xác định loài cây, đối tượng phải chặt để điều tiết mật độ, tạo không gian dinh dưỡng cho cây để lại phát triển. Cây chặt là những cây có đường kính thân, đường kính tán lớn và những cây lệch tán, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn hoặc nhiều thân.
Số cây chặt phải phù hợp với cường độ tỉa thưa đã được xác định, đảm bảo sự phân bố mật độ cây phù trợ đồng đều trên lô, không tạo nên các chỗ trống lớn trên toàn bộ diện tích rừng.
1.3. Bài và đánh dấu cây chặt tỉa thưa nuôi dưỡng rừng
Căn cứ vào mật độ chung của lô rừng, độ tàn che, sự phân bố cây rừng trong lô, mức độ chèn ép cây trồng chính và cường độ chặt theo quy định để xác định số lượng cây cần chặt tỉa thưa, thực hiện việc bài chặt cây tỉa thưa. Tiến hành đánh dấu cây bài tỉa thưa nuôi dưỡng rừng, chỉ đánh dấu những cây bài chặt, không đánh dấu các cây để lại nuôi dưỡng. Đánh dấu bài chặt bằng sơn đỏ trên những thân cây bài chặt. Dấu sơn cách mặt đất 1,3 m (dễ nhìn thấy và nhận biết). Dấu bài cây được đánh theo cùng một hướng trong lô.
1.4. Điều chỉnh thiết kế bài cây
Sau khi bài cây phải kiểm tra số lượng cây, đường kính bình quân, chiều cao bình quân và sự phân bố các cây để điều chỉnh lại cây bài hợp lý. Tỷ lệ điều chỉnh cho phép ±5% cường độ tỉa thưa.
2. Phương pháp tính sản phẩm, phân nhóm và khối lượng riêng gỗ, củi
2.1. Phương pháp tính sản phẩm gỗ, củi
2.2. Phân nhóm gỗ theo độ cứng và khối lượng riêng gỗ, củi
VI. Sản lượng dự kiến khai thác tận dụng khi khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng và tiên Iượng rừng sau khai thác tỉa thưa
1. Sản lượng dự kiến khai thác tận dụng khi khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
- Diện tích rừng đưa vào khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng (ha), tổng diện tích thiết kế trồng rừng ban đầu (ha), trong đó có (ha) không đạt tiêu chuẩn đưa vào tỉa thưa.
- Tổng số cây dự kiến khai thác tỉa thưa: Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
- Cường độ khai thác tỉa thưa chung toàn lâm phần theo trữ lượng (%).
- Tổng trữ lượng dự kiến (m3): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
- Tổng sản lượng thương phẩm dự kiến cây đứng (m3), tổng toàn bộ và phân theo loài cây, trong đó:
- Sản lượng gỗ gia dụng (m3): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
- Sản lượng gỗ nguyên liệu (m3): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
- Sản lượng củi (m3): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
2. Tiên lượng tình trạng khu rừng sau khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
VII. Các biện pháp kỹ thuật khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng và các hạng mục công việc liên quan, hỗ trợ
1. Chuẩn bị rừng trước khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
2. Chặt hạ cây đánh dấu tỉa thưa nuôi dưỡng/ chặt hạ băng, đám tỉa thưa
3. Vệ sinh, bàn giao sau khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
4. Dự kiến đường và cự ly vận xuất, vận chuyển sản phẩm khai thác tỉa thưa
4.1. Cự ly vận xuất
4.2. Cự ly vận chuyển sản phẩm sau khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
5. Các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng
6. Giải pháp phục hồi rừng sau khai thác tỉa thưa nuôi dưỡng
VIII. Thành quả
Số lượng bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ.
IX. Kiến nghị, đề xuất
Các kết luận, kiến nghị đề xuất của chủ rừng và đơn vị tư vấn.
* Các biểu tính chi tiết kèm theo phương án
- Biểu tổng hợp tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học chủ yếu
- Biểu chi tiết địa danh, diện tích và khối lượng lâm sản khai thác tỉa thưa
- Biểu tổng hợp sản lượng gỗ, củi phân theo loại sản phẩm
(Đối với các các biện pháp lâm sinh khác (điều chỉnh tổ thành rừng, làm giàu rừng,...), phần Thiết kế kỹ thuật và Các biện pháp kỹ thuật căn cứ quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT để điều chỉnh cho phù hợp).
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TẬN THU GỖ LOÀI THỰC VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ RỪNG TRỒNG
(Mẫu áp dụng cho trường hợp khai thác tận thu từ rừng trồng (đối với rừng trồng phòng hộ chỉ áp dụng khi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tận thu trong rừng trồng phòng hộ được ban hành); áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xác định khối lượng lâm sản tận thu trong thanh lý rừng trồng có cây rừng bị đổ gãy, bị chết do tự nhiên hoặc do thiên tai, nguyên nhân khác, gỗ bị cháy, khô, mục, cành, ngọn còn nằm lại trong rừng (áp dụng khi văn bản quy phạm pháp luật quy định về thanh lý rừng trồng được ban hành)
I. Thông tin chủ rừng
1. Tên chủ rừng
2. Mã số doanh nghiệp/ số quyết định thành lập
3. Địa chỉ chủ rừng
4. Số điện thoại liên lạc
II. Căn cứ xây dựng phương án, đối tượng và mục đích khai thác rừng trồng
1. Căn cứ xây dựng phương án
2. Đối tượng đưa vào khai thác
Nguồn gốc hình thành khu rừng; Diện tích quản lý theo hồ sơ trồng rừng, nguồn vốn đầu tư, năm trồng, loài cây trồng, mật độ trồng, phương thức trồng,...
Tận thu gỗ là việc thu gom những cây gỗ bị đổ, gãy, bị chết, gỗ cháy, gỗ khô mục, cành ngọn còn nằm trong rừng do cháy rừng; sâu bệnh hại; do thiên tai, nguyên nhân khác, ...
3. Mục đích khai thác
Vệ sinh rừng, để trồng lại rừng, thu hồi tài sản,…
III. Địa danh, diện tích và và tình hình cơ bản khu rừng khai thác
1. Vị trí, địa danh
Xác định vị trí, đo vẽ bằng máy định GPS, đóng mốc lô thiết kế khai thác. Vẽ lập bản đồ thiết kế tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.00 và tính toán diện tích khu khai thác.
2. Diện tích rừng trồng đưa vào khai thác
Xác định: Diện tích tự nhiên; Diện tích trừ bỏ; Diện tích quản lý; Diện tích không thành rừng/ không có sản lượng khai thác (nếu có); Diện tích rừng có sản lượng khai thác.
3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực khai thác
- Địa hình, địa thế: Dạng địa hình (đồi núi cao, đồi núi trung bình, đồi núi thấp). Mức độ chia cắt của địa hình (chia cắt mạnh, trung bình, yếu). Mô tả độ dốc.
- Thổ nhưỡng: Mô tả các loại đất trong khu vực theo nguồn gốc hình thành từ đá mẹ.
- Khí hậu thủy văn: Các thông tin nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, dòng chảy,... có liên quan.
- Giao thông: Đặc điểm hiện trạng các loại đường trên địa bàn, khả năng sử dụng để đáp ứng nhu cầu khai thác, vận chuyển lâm sản.
IV. Hiện trạng rừng trồng và các chỉ tiêu lâm học của khu rừng đưa vào khai thác
1. Nội dung và phương pháp điều tra đo đếm và tính toán các chỉ tiêu
1.1. Trường hợp diện tích khai thác nhỏ, tiến hành đo, đếm từng cây theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp. Cụ thể như sau:
1.1.1. Phương pháp đo, tính khối lượng gỗ tròn
a) Chiều dài: Đo khoảng cách ngắn nhất giữa mặt cắt ngang ở hai đầu của lóng gỗ. Nếu mặt cắt ngang của đầu gỗ bị nghiêng, bị lõm thì đo ở vị trí có chiều dài ngắn nhất giữa hai đầu lóng gỗ. Đơn vị tính là m, lấy số nguyên và hai số hàng thập phân sau số hàng đơn vị;
b) Đường kính: Đo ở hai đầu lóng gỗ (trừ phần vỏ cây); mỗi đầu lóng gỗ đo ở hai vị trí có đường kính lớn nhất và nhỏ nhất sau đó tính trị số trung bình cộng để xác định đường kính của mỗi đầu lóng gỗ; đường kính trung bình của lóng gỗ được tính bằng trị số trung bình cộng đường kính của hai đầu lóng gỗ; đơn vị đo là cm; lấy số nguyên và một số hàng thập phân sau số hàng đơn vị;
c) Khối lượng được xác định theo thể tích gỗ:
V= π/4 x(Dtb)2 x 1
Trong đó:
V: Thể tích mét khối (m3), lấy số nguyên và ba số hàng thập phân sau số hàng đơn vị
π: Hằng số pi (π = 3,14)
Dtb: Đường kính trung bình của lóng gỗ (m)
l: Chiều dài ngắn nhất giữa hai mặt cắt (m)
d) Sai số tính thể tích gỗ trong mỗi lần đo đối với từng khúc, lóng gỗ tròn, gỗ khối trụ tròn là mười phần trăm (±10%).
1.1.2. Phương pháp đo, xác định khối lượng cây thân gỗ
a) Chiều cao:
a1) Trường hợp cây còn gốc, rễ, thân, ngọn, cành, lá: Đo chiều dài toàn thân cây tính từ vị trí gốc cây sát mặt đất đến ngọn chính của cây gỗ.
a2) Trường hợp cây còn gốc, rễ, thân, cành, lá nhưng đã bị cắt phần ngọn cây: Đo chiều dài toàn thân tính từ vị trí gốc cây sát mặt đất đến vị trí mặt cắt của ngọn cây.
a3) Trường hợp cây còn thân, ngọn, cành lá nhưng đã bị cắt phần gốc: Đo chiều dài toàn thân tính từ vị trí mặt cắt gốc đến ngọn chính của cây gỗ.
a4) Trường hợp cây có nhiều thân hoặc nhiều cành: Đo chiều dài từng đoạn thân cây, cành cây đủ kích thước là gỗ tròn.
Đơn vị tính là m, lấy số nguyên và hai số hàng thập phân sau số hàng đơn vị.
b) Đường kính: Đo chu vi để xác định đường kính ở vị trí 1,3 m tính từ mặt cắt ngang của gốc cây; trường hợp cây có nhiều thân, cành đủ kích thước là gỗ tròn thì đo chu vi của từng thân cây gỗ. Đơn vị đo là cm; lấy số nguyên và một số hàng thập phân sau số hàng đơn vị.
c) Khối lượng được xác định theo thể tích cây gỗ:
- Trường hợp a1, a3:
Trong đó:
V: Khối lượng gỗ được tính bằng thể tích (m3) lấy số nguyên và ba số hàng thập phân sau số hàng đơn vị
C1.3: Chu vi tại vị trí 1,3 m của cây (m)
π: Hằng số pi (π=3,14)
Hvn: Chiều dài toàn cây đo từ gốc đến ngọn (m)
f: Hình số thân cây (đối với cây rừng trồng giá trị của f bằng 0,5; đối với cây rừng tự nhiên giá trị của f bằng 0,45).
- Trường hợp a2, a4: Xác định theo phương pháp đo, tính khối lượng gỗ tròn.
d) Sai số tính thể tích gỗ trong mỗi lần đo đối với từng cây là mười phần trăm (± 10%).
1.1.3. Đối với gỗ không thuộc trường hợp là gỗ tròn; cây gỗ không xác định được đường kính tại vị trí 1,3 m; gỗ gốc, rễ, gỗ có hình thù phức tạp, không đồng nhất; gỗ không thể đo được kích thước thì cân, đơn vị tính là kilogam (kg) hoặc tính theo ster; quy đổi ra m3 theo khối lượng riêng từng loài tại Quy trình này hoặc quy đổi 01 ster bằng 0,7 m3 gỗ tròn.
1.2. Trường hợp diện tích khai thác lớn, không thể đo, đếm từng cây, việc xác định các nhân tố đặc trưng lâm phần thực hiện như thiết kế khai thác chính, khai thác tận dụng.
2. Các nhân tố đặc trưng lâm phần (tính trên diện tích đưa vào khai thác)
- Xác định các chỉ tiêu: Đường kính bình quân (cm), chiều cao bình quân (m), mật độ bình quân (cây/ ha), trữ lượng bình quân (m3/ ha) của khu rừng: Dùng phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân gia quyền để tính toán giá trị bình quân chung cho toàn lâm phần và giá trị bình quân của từng loài cây gỗ có trong khu rừng thiết kế.
- Xác định tổng số cây và tổng trữ lượng rừng dự kiến của khu rừng: Cộng tất cả các lô trong khu rừng thiết kế, gồm tổng toàn bộ và phân theo từng loài cây.
3. Đánh giá chung về hiện trạng khu rừng đưa vào khai thác
Sinh trưởng phát triển thực bì dưới tán rừng, chiều cao (m), độ che phủ, xếp loại cấp thực bì. Mật độ cây trồng hiện còn. Đánh giá tình hình sinh trưởng rừng trồng. Chức năng rừng đưa vào khai thác.
V. Phương thức khai thác và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong khai thác rừng trồng
1. Phương thức khai thác
Qua việc đánh giá tài nguyên lâm học của khu vực khai thác, yêu cầu của cấp có thẩm quyền và các quy định hiện hành, lựa chọn phương thức khai thác phù hợp (khai thác tận thu).
2. Phương pháp tính sản phẩm, phân nhóm và khối lượng riêng gỗ, củi
2.1. Phương pháp tính sản phẩm gỗ, củi
- Trường hợp diện tích khai thác nhỏ, tiến hành đo, đếm từng cây theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp và quy định tại Quy trình này: Ghi số lượng cây, khối lượng (m3, kg, ster) gỗ, củi khai thác tận thu.
- Trường hợp diện tích khai thác lớn, không thể đo, đếm từng cây, việc xác định sản lượng dự kiến khai thác thực hiện như thiết kế khai thác chính, khai thác tận dụng.
2.2. Phân nhóm gỗ theo độ cứng và khối lượng riêng gỗ, củi
VI. Sản lượng dự kiến khai thác
1. Diện tích rừng có trữ lượng khai thác (ha)
2. Tổng số cây dự kiến khai thác: Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
3. Tổng trữ lượng dự kiến khai thác (m3, kg, ster): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
4. Tổng sản lượng thương phẩm dự kiến khai thác (m3, kg, ster): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây, trong đó:
- Sản lượng gỗ gia dụng (m3, kg, ster): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
- Sản lượng gỗ nguyên liệu (m3, kg, ster): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
- Sản lượng củi (m3, kg, ster): Tổng toàn bộ và phân theo loài cây.
VII. Các biện pháp kỹ thuật khai thác và các hạng mục công việc liên quan, hỗ trợ
1. Chuẩn bị rừng trước khai thác
2. Chặt hạ cây, cắt khúc, lao, vác, cò kéo trong lô
3. Vệ sinh, bàn giao rừng sau khai thác
4. Dự kiến đường và cự ly vận xuất, vận chuyển sản phẩm khai thác
4.1. Cự ly vận xuất
4.2. Cự ly vận chuyển sản phẩm khai thác
5. Các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng
6. Giải pháp phục hồi rừng sau khai thác
VIII. Thành quả
Số lượng bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ.
IX. Kiến nghị, đề xuất
Các kết luận, kiến nghị đề xuất của chủ rừng và đơn vị tư vấn.
* Các biểu tính chi tiết kèm theo phương án
- Biểu tổng hợp tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học chủ yếu
- Biểu chi tiết địa danh, diện tích và khối lượng lâm sản khai thác
- Biểu tổng hợp sản lượng gỗ, củi phân theo loại sản phẩm
THUYẾT MINH DỰ TOÁN KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG
1. Tên công trình.
2. Địa điểm: Tên tiểu khu, xã, huyện, tỉnh.
3. Đơn vị chủ quản lý rừng (Mã số doanh nghiệp/ quyết định thành lập; Địa chỉ chủ rừng; số điện thoại liên lạc).
4. Đơn vị tư vấn (Mã số doanh nghiệp/ quyết định thành lập; Địa chỉ; Số điện thoại liên lạc).
5. Các căn cứ lập dự toán
6. Khối lượng, sản lượng dự kiến khai thác
- Diện tích rừng có trữ lượng khai thác.
- Tổng số cây dự kiến khai thác (tổng toàn bộ và phân theo từng loài cây).
- Tổng sản lượng dự kiến khai thác, bao gồm;
+ Sản lượng gỗ gia dụng (tổng toàn bộ và phân theo từng loài cây)
+ Sản lượng gỗ nguyên liệu (tổng toàn bộ và phân theo từng loài cây)
+ Sản lượng củi (tổng toàn bộ và phân theo từng loài cây)
7. Các chỉ tiêu khác có liên quan
- Xác định và xếp cấp thực bì trong các lô rừng khai thác và diện tích cần luồng phát trước khi chặt rừng theo hồ sơ phương án được duyệt.
- Phân nhóm gỗ theo độ cứng: Theo hồ sơ phương án được duyệt.
- Xác định cự ly lao, vác, cò kéo gom gỗ, củi ra giữa lô bình quân chung. Quy cách gỗ, củi tương đương quy cách gỗ chống lò.
- Xác định hình thức và cự ly vận xuất gỗ, củi theo từng vùng cụ thể.
- Xác định rõ loại đường, cự ly từng đoạn và loại lâm sản vận chuyển theo từng vùng cụ thể (là cự ly theo phương án tối ưu nhất để tính toán chi phí khai thác, cơ quan thẩm định có thể lựa chọn những phương án khác).
8. Dự toán chi phí và giá trị cây đứng (giá khởi điểm)
a) Tổng số tiền bán được tại nơi tiêu thụ (doanh thu)
b) Chi phí trực tiếp phải khấu trừ theo dự toán, bao gồm:
- Chi phí luỗng phát thực bì phục vụ khai thác
- Chi phí khai thác (nhân công, khấu hao, nhiên liệu, vật tư)
- Chi phí vận xuất, vận chuyển
c) Giá trị còn lại sau khi trừ chi phí (cây đứng tại rừng=a-b)
9. Kết luận, kiến nghị, đề xuất
10. Các bảng tính dự toán chi tiết kèm theo
a) Bảng tính chi phí công lao động, hao phí vật tư khai thác gỗ, củi rừng trồng (tính đơn giá cho 1 m3/1 tấn sản phẩm gỗ, củi)
b) Bảng tính chi phí (cước) vận xuất, vận chuyển gỗ, củi rừng trồng
c) Bảng tính dự toán khai thác gỗ, củi rừng trồng.
ĐỊNH MỨC MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRONG KHAI THÁC, VẬN XUẤT, VẬN CHUYỂN GỖ, CỦI TỪ RỪNG TRỒNG
I. Thang bậc lương công nhân
Áp dụng Thang lương 7 bậc (Bảng số 4.3, Phụ lục IV, Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng) và thang bậc lương theo Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 15/1/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị.
Bậc/ Hệ số cấp bậc |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Nhóm 1 (Phát cây, bốc xếp, lao vác, cò kéo gỗ,...) |
1,00 |
1,18 |
1,39 |
1,65 |
1,94 |
2,30 |
2,71 |
Nhóm 2 (Khai thác, bóc vỏ,...) |
1,00 |
1,18 |
1,39 |
1,65 |
1,94 |
2,30 |
2,71 |
II. Định mức trong khai thác gỗ, củi
1. Phát thực bì phục vụ khai thác
Áp dụng phân loại thực bì và hệ số điều chỉnh (K) tại Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định một số định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp. Xác định diện tích cần phát thực bì hợp lý theo thực tế hiện trường, nằm trong khoảng 20 - 30% diện tích rừng khai thác.
Bảng 5. Định mức lao động cho một số biện pháp lâm sinh
Mã hiệu |
Hệ số K |
Đơn vị tính |
Mức lao động |
A TR.01 |
Kt2= 1,00 |
công/ha |
25,9 |
- Bậc thợ: Bậc 4/7; nhóm 1; hệ số cấp bậc 1,65; thang bậc lương theo Quyết định 89/QĐ-UBND ngày 15/1/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị.
2. Khai thác gỗ, củi
Áp dụng Định mức ban hành kèm theo Quyết định số 400/LĐ-QĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Bảng mức số 03: Chặt hạ, cắt khúc gỗ thân tại rừng bằng cưa xăng Culloch- 250 hoặc loại cưa có chức năng tương đương (không áp dụng hệ số điều chỉnh khi chặt hạ); nhóm gỗ vừa.
Số thứ tự dòng (ĐM 400) |
Đơn vị tính |
Mức lao động |
37 |
công/m3 |
0,228 |
- Bậc thợ: Bậc 4/7; nhóm 2; hệ số cấp bậc 1,65; thang bậc lương theo Quyết định 89/QĐ-UBND ngày 15/1/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị.
3. Bóc vỏ thân cây
Áp dụng Định mức ban hành kèm theo Quyết định số 400/LĐ-QĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Bảng mức số 10: Bóc vỏ thân cây.
Số thứ tự dòng (ĐM 400) |
Nhóm gỗ |
Đường kính bình quân khúc gỗ (cm) |
Mức lao động (công/m3) |
133 |
Bóc vỏ bình thường |
Từ 30 trở xuống |
0,158 |
Trên 30 đến 40 |
0,126 |
Bậc thợ: Bậc 1/7; nhóm 2; hệ số cấp bậc 1,00; thang bậc lương theo Quyết định 89/QĐ-UBND ngày 15/1/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị.
4. Lao, vác, cò kéo gỗ, củi ra giữa lô
Áp dụng Định mức ban hành kèm theo Quyết định số 400/LĐ-QĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Bảng mức số 21: Lao, vác, cò kéo gỗ trụ mỏ.
Số thứ tự dòng (ĐM 400) |
Nhóm gỗ |
Cự ly lao, vác, cò kéo |
Mức lao động (công/m3) |
211 |
Trụ mỏ |
Trên 50m - 100m |
0,161 |
Bậc thợ: Bậc 3/7; nhóm 1; hệ số cấp bậc 1,39; thang bậc lương theo Quyết định 89/QĐ-UBND ngày 15/1/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị.
5. Bốc xếp gỗ, củi lên xe
Áp dụng Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng (Chương 12, Phụ lục II, Định mức xây dựng dự toán công trình).
Mã hiệu |
Đơn vị tính |
Mức lao động |
AM.1125 |
công/m3 |
0,14 |
Bậc thợ: Bậc 3/7; nhóm 1; hệ số cấp bậc 1,39; thang bậc lương theo Quyết định 89/QĐ-UBND ngày 15/1/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị.
6. Các chi phí liên quan đến khai thác
6.1. Khấu hao cưa xăng: Áp dụng Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (Mục B.4. Phụ lục I, Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định).
- Thời gian khấu hao bình quân: 10,5 năm.
- Thời gian làm việc 01 năm = 313 ngày (365 ngày/năm - 52 ngày chủ nhật).
- Năng suất máy: 0,228 công/m3 => 4,40 m3/ca.
- Tổng sản lượng cưa máy hoạt động trong 10,5 năm: 313 ngày* 10,5 năm*4,40 m3= 14.460 m3.
- Giá cưa máy tại thời điểm 2024: Từ 04 - 08 triệu đồng.
- Bình quân 01 m3 gỗ khấu hao máy: 6.000.000 đồng/14.460 m3 = 415 đồng/m3).
6.2. Bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên và phụ tùng thay thế: Bao gồm sửa chữa thay thế thường xuyên các phụ tùng như xích cưa, lam cưa, bugi, vít đánh lửa,... và những hư hỏng nhỏ khác.
- Số tiền mua sắm các thiết bị, phụ tùng thay thế trong 01 năm: Từ 400.000 - 450.000 đồng/năm.
- Bình quân mỗi năm máy cưa sẽ cưa được theo năng suất dự kiến: 1.400 m3 (313 ngày *4,40 m3= 1.400 m3).
- Bình quân 01 m3 gỗ có chi phí sửa chữa thường xuyên: 425.000 đồng/1.400 m3 = 304 đồng/m3.
6.3. Nhiên liệu sử dụng: Nhiên liệu dùng cho máy cưa chủ yếu là xăng. Qua khảo sát thực tế việc khai thác gỗ rừng trồng mỗi lít xăng khi chặt hạ, cắt khúc tiêu hao 6,0 m3/lít (gỗ rừng trồng); giá xăng trong lập dự toán được xác định theo giá tại thời điểm do Nhà nước quy định.
III. Vận xuất, vận chuyển sản phẩm gỗ, củi
1. Vận xuất gỗ, củi
- Cự ly vận xuất: Đối với những lô rừng không có đường ô tô vào tận lô rừng, xác định cự ly vận xuất hợp lý theo thực tế hiện trường, nhưng không quá 0,5 km.
- Đơn giá vận xuất: Áp dụng biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng sức người tại Điều 5, Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc quy định cước vận tải hàng hóa bằng phương tiện ô tô, phương tiện xe thô sơ và sức người áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (vác bộ: 309.000 đồng/tấn/km).
2. Vận chuyển gỗ, củi đến nơi tiêu thụ
1.1. Vận chuyển gỗ, củi bằng đường bộ
- Xác định cự ly vận chuyển và xếp loại đường vận chuyển: Áp dụng Quyết định số 32/2005/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2005 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định về xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ; Văn bản số 5787/TCĐB VN-QLBTDB ngày 22/9/2022 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố xếp loại đường để tính cước vận tải đường bộ do Trung ương quản lý năm 2022. Quyết định số 1036/QĐ-UBND ngày 26/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc xếp loại đường để xác định giá cước vận tải đường bộ.
- Đơn giá cước vận chuyển gỗ, củi: Áp dụng Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc quy định cước vận tải hàng hóa bằng phương tiện ô tô, phương tiện xe thô sơ và sức người áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đơn giá cước gỗ, củi là hàng bậc 2, được tính bằng 1,10 lần so với hàng bậc 1.
1.2. Vận chuyển gỗ, củi bằng đường thủy
Áp dụng cước phí vận tải đường thủy; trường hợp nơi vận chuyển gỗ, củi chưa quy định cước phí vận tải đường thủy thì sử dụng Chứng thư thẩm định giá của đơn vị có chức năng thẩm định giá được cơ quan Nhà nước cấp phép theo quy định./.