Quyết định 246/QĐ-BNNMT năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thủy sản và Kiểm ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành
Số hiệu | 246/QĐ-BNNMT |
Ngày ban hành | 01/03/2025 |
Ngày có hiệu lực | 01/03/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Môi trường |
Người ký | Đỗ Đức Duy |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 246/QĐ-BNNMT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2025 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỦY SẢN VÀ KIỂM NGƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định: số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020; số 83/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 35/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cục Thủy sản và Kiểm ngư là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về thủy sản, kiểm ngư và tổ chức thực thi pháp luật trong các lĩnh vực về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; giống thủy sản, thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định trong lĩnh vực thủy sản; phòng, chống dịch bệnh; quản lý thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; bảo vệ môi trường, bảo tồn biển và đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thủy sinh; khai thác thủy sản; quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; kiểm ngư; thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý chuyên ngành về chất lượng, chế biến và thương mại thủy sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Cục Thủy sản và Kiểm ngư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về thủy sản và kiểm ngư thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản, kiểm ngư. Tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển theo quy định của pháp luật.
4. Về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy định thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; danh mục, chế độ quản lý, bảo vệ và khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; quy chế quản lý khu bảo tồn biển; quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước; chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy trình, hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; quy định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh; tiêu chí và danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; danh mục và hướng dẫn quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn lợi thủy sản;
d) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy định về quản lý đối với khu bảo tồn biển trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu bảo tồn biển cấp quốc gia nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ, kiểm tra thực hiện các quy định về: đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản và công bố kết quả điều tra theo quy định pháp luật; quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản; quản lý nguồn lợi thủy sản trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định pháp luật; nội dung về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
e) Tổ chức thực thi quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) trong lĩnh vực thủy sản; cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
g) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện: quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản; xác định trữ lượng, sản lượng cho phép khai thác, đánh giá sự biến động của nguồn lợi thủy sản, chất lượng môi trường sống của loài thủy sản;
h) Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề; điều tra, khảo sát, thực hiện bảo tồn giống gốc các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm; điều tra, xác định khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước;
i) Thẩm định, đánh giá tác động các hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản;
k) Tổ chức xây dựng, quản lý, hướng dẫn cập nhật, truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
5. Về quản lý nuôi trồng thủy sản
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Trình Bộ trưởng về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển;
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 246/QĐ-BNNMT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2025 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỦY SẢN VÀ KIỂM NGƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định: số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020; số 83/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 35/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cục Thủy sản và Kiểm ngư là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về thủy sản, kiểm ngư và tổ chức thực thi pháp luật trong các lĩnh vực về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; giống thủy sản, thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định trong lĩnh vực thủy sản; phòng, chống dịch bệnh; quản lý thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; bảo vệ môi trường, bảo tồn biển và đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thủy sinh; khai thác thủy sản; quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; kiểm ngư; thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý chuyên ngành về chất lượng, chế biến và thương mại thủy sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Cục Thủy sản và Kiểm ngư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về thủy sản và kiểm ngư thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản, kiểm ngư. Tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển theo quy định của pháp luật.
4. Về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy định thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; danh mục, chế độ quản lý, bảo vệ và khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; quy chế quản lý khu bảo tồn biển; quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước; chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy trình, hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; quy định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh; tiêu chí và danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; danh mục và hướng dẫn quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn lợi thủy sản;
d) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy định về quản lý đối với khu bảo tồn biển trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu bảo tồn biển cấp quốc gia nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ, kiểm tra thực hiện các quy định về: đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản và công bố kết quả điều tra theo quy định pháp luật; quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản; quản lý nguồn lợi thủy sản trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định pháp luật; nội dung về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
e) Tổ chức thực thi quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) trong lĩnh vực thủy sản; cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
g) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện: quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản; xác định trữ lượng, sản lượng cho phép khai thác, đánh giá sự biến động của nguồn lợi thủy sản, chất lượng môi trường sống của loài thủy sản;
h) Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề; điều tra, khảo sát, thực hiện bảo tồn giống gốc các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm; điều tra, xác định khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước;
i) Thẩm định, đánh giá tác động các hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản;
k) Tổ chức xây dựng, quản lý, hướng dẫn cập nhật, truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
5. Về quản lý nuôi trồng thủy sản
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Trình Bộ trưởng về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển;
c) Xây dựng, trình Bộ trưởng trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (gọi tắt là Phụ lục CITES); các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng hoặc khai thác tự nhiên; điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES; quy định về chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES, các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực;
d) Trình Bộ trưởng kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; danh mục tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản;
đ) Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển, giao khu vực biển, công nhận khu vực biển để nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý;
e) Giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm; khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
g) Thực hiện kiểm tra, cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý trong hoạt động nuôi trồng thủy sản theo quy định pháp luật;
h) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện pháp luật về: nuôi trồng thủy sản; an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ nuôi trồng, khai thác từ tự nhiên; chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES, các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; quy trình, kỹ thuật, mùa vụ nuôi trồng thủy sản; đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản trong khu vực đồng quản lý; quan trắc, cảnh báo, giám sát, xử lý môi trường; quản lý thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản; chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản;
i) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, nuôi trồng thủy sản trên biển kết hợp với trồng và bảo vệ rừng ngập mặn; phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và đất liền theo hướng công nghiệp, sinh thái.
6. Về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
a) Trình Bộ trưởng quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ; đặt tên giống thủy sản; việc đặt tên, sai số cho phép trong phân tích chất lượng, chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Trình Bộ trưởng danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam;
c) Trình Bộ trưởng quy định về điều kiện của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản, cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản; công bố cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản đủ điều kiện kiểm định giống thủy sản; quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu;
d) Trình Bộ trưởng quy định và nội dung, trình tự, thủ tục: đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống; áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm quy định về chất lượng; khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
đ) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn cập nhật thông tin giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; lưu giữ giống gốc, loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế cao;
e) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận thuộc phạm vi quản lý hoạt động quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật và ủy quyền, phân cấp quản lý của Bộ trưởng;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về: giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong sản xuất, lưu thông trên thị trường, xuất khẩu, nhập khẩu; điều kiện sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công bố cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản đủ điều kiện kiểm định giống thủy sản; hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu;
h) Tổ chức tiếp nhận và quản lý thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do cơ sở sản xuất, nhập khẩu gửi đến trước khi lưu thông trên thị trường;
i) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện hoạt động chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm chứng đối với giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản.
7. Phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động thủy sản
a) Trình Bộ trưởng danh mục bệnh phải công bố dịch; quy định về phòng, chống dịch bệnh; quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản; chương trình, kế hoạch quốc gia về phòng, chống, giám sát dịch bệnh nguy hiểm;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ dịch tễ, dịch bệnh; chẩn đoán, xét nghiệm, xác định nguyên nhân, tác nhân gây bệnh, chữa bệnh; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra, phân tích nguy cơ dịch bệnh; khống chế, thanh toán dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; thẩm định, công nhận điều kiện để công bố hết dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra giám sát, đánh giá, chứng nhận, công bố danh sách vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
d) Xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn về phòng, chống dịch bệnh;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về sử dụng thuốc, hóa chất trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản;
e) Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình dịch bệnh, các chương trình, kế hoạch quốc gia về phòng, chống, giám sát dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
8. Về quản lý khai thác thủy sản
a) Trình Bộ trưởng việc xác định, giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hướng dẫn xác định, công bố hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản tại vùng ven bờ và vùng lộng;
b) Trình Bộ trưởng quy định về trình tự, thủ tục công bố danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp; kiểm tra nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; kiểm tra nguyên liệu thủy sản nhập khẩu, sản phẩm thủy sản được sản xuất từ nguyên liệu thủy sản nhập khẩu không có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp; điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hàng năm; quy định về đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường; ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản;
c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung về khai thác nguồn lợi thủy sản thuộc quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
d) Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam; chấp thuận tàu cá khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc cấp phép đối với khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về: điều kiện khai thác thủy sản; ngư trường, mùa vụ, nghề nghiệp, ngư cụ khai thác thủy sản; nội dung, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản; truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước; khai thác thủy sản tại các hệ sinh thái thủy sản trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo tồn đất ngập nước; hướng dẫn chuyển đổi nghề cho khai thác thủy sản ven bờ;
e) Hướng dẫn tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản, liên kết, hợp tác; thực hiện bản tin dự báo ngư trường khai thác thủy sản;
g) Quy định quy trình, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức triển khai điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm; dự báo ngư trường;
h) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, phát triển khai thác thủy sản;
i) Tổ chức quản lý, vận hành hệ thống giám sát tàu cá thống nhất từ trung ương đến địa phương theo quy định;
9. Về quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
a) Trình Bộ trưởng phê duyệt, điều chỉnh, công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy định về đảm bảo an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu cá, tàu công vụ thủy sản; định mức kinh tế-kỹ thuật đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản;
b) Trình Bộ trưởng công bố mở, đóng cảng cá loại I; danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên phạm vi toàn quốc;
c) Trình Bộ trưởng quy định về trình tự, thủ tục: công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; đăng ký, xóa đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; đăng kiểm tàu cá, tàu công vụ thủy sản;
d) Trình Bộ trưởng quy định về điều kiện cơ sở: đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cá; đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá; đăng kiểm tàu cá; điều kiện, công bố danh sách cảng cá chỉ định đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách cảng cá cho tàu cá hoạt động vùng khơi cập cảng; danh sách cảng cá cho tàu cá nước ngoài cập cảng;
đ) Trình Bộ trưởng quy định tiêu chuẩn chuyên môn và công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá; cấp, cấp lại, thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá;
e) Trình Bộ trưởng quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh và định biên thuyền viên tàu cá; bố trí thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu của tàu cá; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá; đăng ký thuyền viên, sổ danh bạ thuyền viên tàu cá; tiêu chuẩn thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam;
g) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch quốc gia về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; việc ghi, thu, nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản; kiểm tra tàu cá tại cảng và giám sát thủy sản bốc dỡ qua cảng cá; xác nhận nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác;
h) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về: đóng mới, cải hoán tàu cá; điều kiện, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá; đăng ký, đăng kiểm tàu cá, tàu công vụ thủy sản; quản lý thuyền viên, sổ thuyền viên tàu cá; đảm bảo an toàn cho người, tàu cá hoạt động trên biển; đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá; đánh dấu tàu cá và đảm bảo an toàn cho người, tàu cá hoạt động trên biển;
i) Kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;
k) Quản lý hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật; quản lý cơ sở dịch vụ, hậu cần khai thác thủy sản (sản xuất, cung cấp vật tư, máy, trang thiết bị phục vụ khai thác, dây lưới, sợi, ngư cụ khai thác thủy sản, bảo quản, thu mua thủy sản);
l) Cấp Giấy phép nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần; quyết định việc tiếp nhận tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho, viện trợ cho cơ quan nhà nước của Việt Nam;
m) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với tàu cá, cảng cá theo phân công, phân cấp của Bộ. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm đối với tàu cá, cảng cá.
10. Về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm ngư
a) Trình Bộ trưởng lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện trong hoạt động kiểm ngư trong trường hợp khẩn cấp theo quy định; chỉ định, công bố danh sách cảng biển cho tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng;
b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
c) Thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động thủy sản theo thẩm quyền và quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, tổ chức tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển của lực lượng kiểm ngư trên phạm vi toàn quốc;
e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
g) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật và các biện pháp nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ kiểm ngư theo quy định của pháp luật;
h) Truy đuổi, bắt, giữ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật trong trường hợp người và phương tiện vi phạm pháp luật không tuân theo hiệu lệnh, chống đối hoặc cố tình bỏ chạy;
i) Kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các cảng cá và cảng biển nhập khẩu sản phẩm thủy sản.
11. Về kỹ thuật, hậu cần kiểm ngư
a) Chủ trì, tổ chức mua sắm tàu, xuồng kiểm ngư, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị chuyên dùng; vật tư, thiết bị tiêu hao, thuốc, thiết bị y tế phục vụ sơ cứu trên các tàu, xuồng kiểm ngư; trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu; phương tiện, trang thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh theo quy định;
b) Tổ chức quản lý tàu, xuồng kiểm ngư; thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tàu, xuồng kiểm ngư theo quy định;
c) Quản lý, cấp phát trang thiết bị chuyên dùng; vật tư, thiết bị tiêu hao, thuốc, thiết bị y tế; trang thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý, cấp phát vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Kiểm tra việc chấp hành các quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thiết bị chuyên dùng của lực lượng kiểm ngư;
e) Thực hiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng, thu hồi vũ khí, công cụ hỗ trợ bị hư hỏng theo quy định của pháp luật; xây dựng kho, nơi cất giữ của các đơn vị trực thuộc;
g) Quản lý và cấp phát trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, phôi thẻ kiểm ngư;
h) Quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, nạo vét cơ sở hạ tầng, cầu cảng, khu neo đậu và dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động kiểm ngư; thuê vị trí cập tàu và khu vực neo đậu cho đội tàu kiểm ngư và tàu thuyền vi phạm bị lực lượng kiểm ngư tạm giữ để xử lý.
12. Về bảo đảm chấp hành pháp luật về thủy sản, kiểm ngư
a) Chủ trì, tổ chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thủy sản; xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật;
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định;
c) Thực hiện các hoạt động kiểm tra, xác minh, điều tra khi phát hiện tội phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật;
d) Khởi tố các vụ án hình sự vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác thanh tra, điều tra, phát hiện vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thực hiện thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, vật chứng và hoạt động điều tra, trưng cầu giám định về các nội dung liên quan đến nghiệp vụ kiểm ngư theo quy định;
e) Quản lý, sử dụng phương tiện, trang thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh trong điều tra và xử lý vi phạm hành chính;
g) Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
h) Thực hiện công tác pháp chế về thủy sản, kiểm ngư theo quy định của pháp luật.
13. Giúp Bộ trưởng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; đầu mối tổ chức thực hiện việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
14. Tham gia công tác phòng, chống thiên tai chuyên ngành thủy sản; điều động lực lượng phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về duy tu, bảo trì công trình kết cấu hạ tầng thủy sản, cung cấp dịch vụ hậu cần và phương tiện hoạt động nghề cá; quản lý dự án đầu tư chuyên ngành thuộc lĩnh vực thủy sản, kiểm ngư theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
16. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
a) Trình Bộ trưởng việc vận động, kêu gọi, tiếp nhận, quản lý và điều phối hỗ trợ của quốc tế thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ;
b) Là cơ quan đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế về thủy sản, kiểm ngư theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng;
c) Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng (PSMA); Hiệp định thực thi các quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa; các hoạt động hợp tác với Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC); Hiệp định Nghề cá Vịnh Bắc Bộ. Thường trực đại diện Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á tại Việt Nam. Đầu mối nhóm công tác nghề cá ASEAN; nhóm công tác Nghề cá và Đại dương APEC; mạng lưới Trung tâm Nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương NACA; Ủy ban Nghề cá FAO (Tiểu ban Nuôi trồng thủy sản, Tiểu ban Thương mại Thủy sản,...); Ủy ban Nghề cá châu Á - Thái Bình Dương; Hồ sơ tàu cá toàn cầu của FAO; Hồ sơ tàu cá khu vực; các nhiệm vụ hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế về thủy sản, kiểm ngư theo các biên bản ghi nhớ của Bộ với các quốc gia, các nước ASEAN và các tổ chức quốc tế theo phân công, phân cấp của Bộ. Đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
d) Thiết lập đường dây nóng với các nước về trao đổi thông tin xử lý tàu cá vi phạm theo quy định của pháp luật. Tham gia, phối hợp xử lý những vấn đề đột xuất, phát sinh, tai nạn nghề cá trên biển;
đ) Tham mưu việc đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các hiệp định, điều ước quốc tế, văn bản hợp tác trong lĩnh vực thủy sản, kiểm ngư theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ.
17. Về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản
a) Chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch, dự án về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản, rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản;
b) Tham mưu hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản; hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý thủy sản gồm các chương trình quan trắc đất, nước, trầm tích, các hệ sinh thái thủy sinh phục vụ phát triển thủy sản bền vững;
c) Thực hiện truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản; ứng phó với biến đổi khí hậu ngành thủy sản; quản lý chất thải từ hoạt động thủy sản; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động thủy sản; công tác về cơ sở dữ liệu môi trường thủy sản.
18. Về đa dạng sinh học trong hệ sinh thái thủy sinh
a) Tham mưu trình Bộ trưởng các chương trình, đề án, dự án về đa dạng sinh học trong thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng ngập mặn, khu bảo tồn đất ngập nước, ao, hồ, đầm, sông, suối liên quan đến hoạt động thủy sản;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác khai thác, sử dụng các hệ sinh thái thủy sinh, phát triển nguồn gen, loài thủy sinh vật bảo đảm đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái phục vụ phát triển thủy sản bền vững;
d) Tham mưu trình Bộ, tổ chức thực hiện thu thập, lưu trữ, khai thác nguồn gen thủy sản, bảo tồn quỹ gen thủy sản.
19. Về phát triển thị trường thủy sản
a) Chủ trì hoặc phối hợp xử lý rào cản kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham mưu về chuyên môn chuyên ngành thủy sản trong các hiệp định thương mại về thủy sản;
b) Tiếp nhận thông tin về thủy sản từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế; cung cấp thông tin về quản lý thủy sản trong nước cho các cá nhân, quốc gia, tổ chức khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong hoạt động phát triển thị trường thủy sản theo phân công, phân cấp của Bộ.
20. Về chế biến và thương mại sản phẩm thủy sản
a) Trình Bộ trưởng các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch về phát triển vùng nguyên liệu, chế biến, bảo quản và thương mại sản phẩm thủy sản;
b) Tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp báo cáo về hoạt động phát triển vùng nguyên liệu, chế biến, bảo quản và thương mại thủy sản;
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về chế biến và thương mại sản phẩm thủy sản theo phân công, phân cấp của Bộ.
21. Thực hiện việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định và chứng nhận; chỉ định tổ chức thử nghiệm, kiểm định, giám định và chứng nhận lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Cục.
22. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản, tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
23. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành lĩnh vực thủy sản, kiểm ngư; bồi dưỡng, cấp giấy chứng nhận về quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế cho thuyền viên tàu cá đi khai thác tại vùng biển quốc tế; bồi dưỡng, cấp, cấp lại, thu hồi thẻ đăng kiểm viên tàu cá; tổ chức cấp thẻ kiểm ngư theo quy định.
24. Tổ chức xây dựng và phát triển lực lượng kiểm ngư theo quy định của pháp luật. Xây dựng hệ thống cộng tác viên cung cấp thông tin nghề cá, hỗ trợ hoạt động của kiểm ngư.
25. Xây dựng quy chế, kế hoạch phối hợp trong cung cấp, trao đổi thông tin; tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển; phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
26. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách về cung cấp sản phẩm dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ công; định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
27. Thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý các nhiệm vụ, chương trình, đề tài, đề án, dự án; các nhiệm vụ về kinh tế hợp tác, nông thôn mới, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh thuộc lĩnh vực phụ trách, theo phân công, phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật.
28. Tổ chức thực hiện công tác thống kê; xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, kiểm ngư; hệ thống thông tin chuyên ngành thủy sản, hệ thống giám sát tàu cá; hệ thống thông tin chỉ huy điều hành kiểm ngư, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và các cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của Cục.
29. Hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động của các hội, hiệp hội trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham gia ý kiến về công nhận ban vận động thành lập hội và điều lệ hội thuộc chuyên ngành được giao quản lý theo quy định và phân công của Bộ trưởng.
30. Thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định và phân công của Bộ trưởng.
31. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Cục theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
32. Quản lý tài chính, kế toán, tài sản thuộc Cục; thực hiện trách nhiệm của đơn vị dự toán đối với các đơn vị trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật.
33. Quản lý tổ chức, biên chế, vị trí việc làm; công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục theo quy định của pháp luật và theo phân công của Bộ trưởng.
34. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và do Bộ trưởng phân công.
1. Cục Thủy sản và Kiểm ngư có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Cục; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
3. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
1. Văn phòng.
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
3. Phòng Thanh tra - Pháp chế.
4. Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế.
5. Phòng Tổ chức và Xây dựng lực lượng.
6. Phòng Nuôi trồng thủy sản.
7. Phòng Giống và Thức ăn thủy sản.
8. Phòng Quản lý bệnh thủy sản.
9. Phòng Khai thác thủy sản.
10. Phòng Quản lý tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.
11. Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản.
12. Phòng Nghiệp vụ Kiểm ngư.
13. Chi cục Kiểm ngư Vùng I.
14. Chi cục Kiểm ngư Vùng II.
15. Chi cục Kiểm ngư Vùng III.
16. Chi cục Kiểm ngư Vùng IV.
17. Chi cục Kiểm ngư Vùng V.
18. Trung tâm Thông tin Thủy sản và Kiểm ngư.
19. Trung tâm Đăng kiểm tàu cá.
20. Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định thủy sản.
Các tổ chức quy định từ khoản 13 đến khoản 20 Điều này có con dấu và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục; ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng và các phòng trực thuộc Cục.
Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
Các chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị quy định tại các khoản từ 13 đến 20 Điều 4 Quyết định này được ban hành và có hiệu lực thi hành.
Điều 6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |