Quyết định 2178/QĐ-BNN-KTHT năm 2024 về Hướng dẫn nội dung khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 2178/QĐ-BNN-KTHT |
Ngày ban hành | 04/07/2024 |
Ngày có hiệu lực | 04/07/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Trần Thanh Nam |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2178/QĐ-BNN-KTHT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2024 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 720/QĐ-BNN-KH ngày 13/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
NỘI DUNG KHUYẾN KHÍCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA ĐỀ ÁN
“PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỘT TRIỆU HÉC TA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO, PHÁT THẢI
THẤP GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2178/QĐ-BNN-KTHT ngày 04 tháng 07 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Hướng dẫn nội dung nhằm khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia, triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp);
2. Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp.
1. Thành viên của tổ hợp tác; thành viên của hợp tác xã nông nghiệp (bao gồm cả thành viên liên kết);
2. Tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp;
3. Doanh nghiệp liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp;
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vật tư đầu vào, cơ giới hóa, công nghệ
thông tin, dịch vụ tín dụng, chế biến rơm rạ, dịch vụ liên quan khác (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan);
5. Tổ chức quốc tế;
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp.
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2178/QĐ-BNN-KTHT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2024 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 720/QĐ-BNN-KH ngày 13/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
NỘI DUNG KHUYẾN KHÍCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA ĐỀ ÁN
“PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỘT TRIỆU HÉC TA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO, PHÁT THẢI
THẤP GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2178/QĐ-BNN-KTHT ngày 04 tháng 07 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Hướng dẫn nội dung nhằm khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia, triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp);
2. Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp.
1. Thành viên của tổ hợp tác; thành viên của hợp tác xã nông nghiệp (bao gồm cả thành viên liên kết);
2. Tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp;
3. Doanh nghiệp liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp;
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vật tư đầu vào, cơ giới hóa, công nghệ
thông tin, dịch vụ tín dụng, chế biến rơm rạ, dịch vụ liên quan khác (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan);
5. Tổ chức quốc tế;
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp.
III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CHUNG
Nội dung này áp dụng cho tất cả các đối tượng được quy định ở phần II của Hướng dẫn này.
1. Quyền lợi
a) Được hưởng các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường và các lợi ích liên quan khác do Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp mang lại;
b) Được tiếp cận, chuyển giao các công nghệ tiên tiến, giải pháp kỹ thuật mới liên quan đến tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp;
c) Được ưu tiên, tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng (công trình thủy lợi, giao thông nội đồng; mạng lưới kho, sấy, chế biến; trung tâm logistic) tại vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp;
d) Được hỗ trợ các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa và các chính sách trong khuôn khổ Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp;
đ) Được đề xuất cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng, tôn vinh thành tích triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp và các nội dung thi đua khen thưởng khác có liên quan.
2. Nghĩa vụ
a) Tự nguyện tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp;
b) Thực hiện theo các nội dung, yêu cầu tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”;
c) Đáp ứng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Kế hoạch đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
d) Thực hiện các hợp tác, liên kết trong sản xuất, cung ứng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp và phát triển bền vững.
IV. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA
Ngoài việc thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ chung quy định tại phần III trên đây, mỗi tổ chức, cá nhân tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp còn thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ sau:
1. Thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp
a) Quyền lợi
- Được hưởng các lợi ích (giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện môi trường canh tác...) từ việc áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
- Được ưu tiên hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực, kiến thức về các biện pháp canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp, giải pháp xử lý rơm rạ, các kiến thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, kiến thức thông tin về thị trường, chuyển đổi số;
- Được tham gia chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg và các nguồn vốn, tín dụng ưu đãi hợp pháp liên quan;
- Được chia sẻ lợi ích từ nguồn thu chuyển nhượng tín chỉ các-bon theo các quy định trong Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
b) Nghĩa vụ
- Tự nguyện tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp;
- Thực hiện các nội quy, quy chế của tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và các yêu cầu về quy trình kỹ thuật; kế hoạch đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa khi triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp;
- Thực hiện các cam kết về trách nhiệm, nghĩa vụ được giao theo thỏa thuận giữa tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong cung ứng dịch vụ, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản.
2. Tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp
a) Quyền lợi
- Được tham gia chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg và các nguồn vốn, tín dụng ưu đãi hợp pháp liên quan;
- Được ưu tiên hỗ trợ đào tạo, tư vấn chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác, công nghệ tiên tiến và kiến thức về năng lực quản lý, quản trị, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã;
- Được ưu tiên hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh lúa gạo theo quy định pháp luật;
- Được chia sẻ lợi ích từ nguồn thu chuyển nhượng tín chỉ các-bon theo các quy định trong Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp.
b) Nghĩa vụ
- Đăng ký tham gia thực hiện Đề án và hướng dẫn, tổ chức cho thành viên đăng ký tham gia (theo mẫu số 01);
- Tuyên truyền, vận động nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã; phát triển thành viên và tạo sự đồng thuận, tự nguyện tham gia triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp;
- Tổ chức sản xuất, hướng dẫn và giám sát các thành viên hợp tác xã, thành viên liên kết thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Kế hoạch đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
- Cung cấp thông tin, tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn cho thành viên các kiến thức, kỹ năng liên quan thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp;
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến giám sát, đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa;
- Thực hiện các quy định về quản lý, chia sẻ lợi ích từ nguồn thu chuyển nhượng tín chỉ các-bon theo quy định.
3. Doanh nghiệp liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp
a) Quyền lợi
- Được tham gia chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg và các nguồn vốn, tín dụng ưu đãi hợp pháp liên quan;
- Được hưởng lợi từ-việc nâng cao giá trị gạo chất lượng cao, phát thải thấp mang lại;
- Xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định phục vụ quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
- Được liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất với các cá nhân, tổ chức liên quan theo chuỗi giá trị;
- Được tạo điều kiện, kết nối hợp tác với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước để hợp tác, liên kết chia sẻ thông tin và phát triển kinh doanh.
b) Nghĩa vụ
- Đăng ký tham gia thực hiện Đề án (theo mẫu số 02);
- Có kế hoạch thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy định hiện hành về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Thỏa thuận hoặc hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã phải được ký kết, thống nhất trước mỗi vụ sản xuất;
- Có lộ trình thực hiện theo từng năm về phát triển vùng nguyên liệu, cam kết đến năm 2030 đạt diện tích canh tác liên kết tối thiểu là 5.000 ha tại các vùng sản xuất của Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp;
- Cam kết phối hợp với khuyến nông, khuyến nông cộng đồng trong việc hướng dẫn tổ chức sản xuất, giám sát quá trình sản xuất lúa gạo ở vùng liên kết tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan
a) Quyền lợi
- Được tham gia chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg và các nguồn vốn, tín dụng ưu đãi hợp pháp liên quan;
- Được liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất với các cá nhân, tổ chức liên quan theo chuỗi giá trị;
- Được tạo điều kiện, kết nối hợp tác với các hợp tác xã, tổ hợp tác và các cơ quan, tổ chức liên quan để giới thiệu dịch vụ, sản phẩm và các giải pháp phục vụ triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp;
- Được tạo điều kiện, kết nối hợp tác với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước để hợp tác, liên kết chia sẻ thông tin và phát triển kinh doanh.
b) Nghĩa vụ
- Đăng ký tham gia thực hiện Đề án (theo mẫu số 03);
- Cung cấp các giải pháp, dịch vụ, sản phẩm đảm bảo thực hiện có hiệu quả và đáp ứng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Kế hoạch đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
a) Quyền lợi
- Được xác nhận, chứng nhận kết quả, tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp vào việc triển khai có hiệu quả Đề án 1 triệu héc- ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp; các hoạt động liên quan đến tăng trưởng xanh, bình đẳng giới, phát triển bền vững, lĩnh vực liên quan khác;
- Được tạo điều kiện, cơ hội triển khai, phát huy các giải pháp, sáng kiến, ý tưởng nhằm nâng cao hiệu quả triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp;
- Được trao đổi, chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm khi tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp sang các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
b) Nghĩa vụ:
- Thông báo hoặc thư bày tỏ quan tâm tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp để phối hợp với địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo mẫu số 04);
- Tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp tập trung vào các hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về: giải pháp, quy trình kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp; cơ giới hóa; chế biến, quản trị rơm rạ; phát triển kinh tế tuần hoàn; hỗ trợ, đào tạo nhân lực; tham gia xác nhận, chứng nhận sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao, phát thải thấp; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; hỗ trợ tài chính, tín dụng;
- Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế để thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp, hoạt động giữa các bên trong triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp có quyền lợi và trách nhiệm:
- Được hỗ trợ về hạ tầng phục vụ sản xuất lúa gạo theo quy định của Đề 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp trên địa bàn;
- Hỗ trợ cá nhân, tổ chức triển khai, giám sát việc thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp trên địa bàn;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp trên địa bàn, vận động nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã và tham gia Đề án;
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, hợp tác xã liên quan trong việc điều tiết nước và thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Kế hoạch đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
- Quan tâm, hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, phát huy vai trò, trách nhiệm trong triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp;
- Quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn các chương trình, đề án phát triển để thực hiện có hiệu quả Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp trên địa bàn.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long tham gia Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” có trách nhiệm:
- Tham mưu UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định này trên địa bàn;
- Kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc triển khai thực hiện Quyết định này.
- Tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn danh sách tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp định kỳ 2 lần/năm (trước ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm)
2. Doanh nghiệp tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ chức quốc tế tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp có trách nhiệm:
- Đăng ký và cam kết, thông báo tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương;
- Hàng năm, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp báo cáo kết quả tham gia Đề án (theo mẫu số 05 và 06).
3. Giao Vụ Hợp tác quốc tế tiếp nhận và tổng hợp danh sách các tổ chức quốc tế đăng ký tham gia Đề án và phối hợp hỗ trợ các tổ chức quốc tế trong triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp.
4. Giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp địa phương, doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật và giám sát quy trình canh tác để phát triển vùng nguyên liệu lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp của các doanh nghiệp.
5. Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp; thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình đăng ký, báo cáo của các cá nhân, tổ chức tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp.
6. Đề nghị Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam vận động các doanh nghiệp thành viên tham gia Đề án và chủ động xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp.
7. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét giải quyết./.
CÁC BIỂU MẪU
(Kèm theo Hướng dẫn tại Quyết định số 2178/QĐ-BNN-KTHT ngày 04 tháng 7
năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Bản đăng ký tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp của hợp tác xã, tổ hợp tác |
|
Bản đăng ký tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp của doanh nghiệp liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp |
|
Bản đăng ký tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan |
|
Bản thông báo tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp của tổ chức quốc tế |
|
Báo cáo kết quả 1 năm triển khai Đề án của doanh nghiệp |
|
Báo cáo kết quả 1 năm triển khai Đề án của hợp tác xã, tổ hợp tác |
……….(tên hợp tác
xã/tổ hợp tác) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
.........., ngày .......... tháng .......... năm .......... |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh….
Ủy ban nhân dân xã……..
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp) theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2023; Căn cứ hướng dẫn quy định tại Quyết định số …….của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ……..(tên hợp tác xã, tổ hợp tác)... xin gửi tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ....(tỉnh, thành phố...)…….. hồ sơ đề nghị đăng ký tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa, cụ thể như sau:
1. Tên hợp tác xã, tổ hợp tác: .................................................................................
2. Địa chỉ: ...............................................................................................................
Điện thoại:………………………………Email: ...................................................
3. Người đại diện: ....................................................................... Giới tính:………
Chức vụ: .................................................................................................................
Số định danh cá nhân của người đại diện:..............................................................
4. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: ............................................................
................................................................................................................................
5. Số lượng thành viên:
+ Chính thức:
+ Liên kết:
6. Quy mô tham gia Đề án tại địa phương năm đầu tiên:
- Diện tích: .......... ha
- Số lượng thành viên: .......... (người)
- Tại các địa điểm: ..................................................................................................
- Thông tin về doanh nghiệp dự kiến thực hiện liên kết; hình thức, phương thức liên kết…
7. Hồ sơ kèm theo gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã, tổ hợp tác;
- Tài liệu kèm theo khác: ........................................................................................
8. Phần cam kết thực hiện một số quy định khi tham gia Đề án
Bằng văn bản này, ….(tên hợp tác xã/tổ hợp tác….) đại diện cho các thành viên của hợp tác xã/ tổ hợp tác cam kết:
- Tính chính xác của những thông tin trên đây;
- Tuân thủ các nội dung, yêu cầu tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc- ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”;
- Tổ chức sản xuất, hướng dẫn và giám sát cho các thành viên hợp tác xã, Tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Kế hoạch đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Bằng văn bản này, các thành viên của hợp tác xã/tổ hợp tác có tên trong bảng danh sách dưới đây ký tên để khẳng định, xác nhận cam kết khi tham gia Đề án:
- Tự nguyện tham gia, tự giác và chủ động trong việc thực hiện các yêu cầu của Đề án 1 triệu héc-ta lúa
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Kế hoạch đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Thực hiện các cam kết về trách nhiệm, nghĩa vụ được giao theo thỏa thuận liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản giữa tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp;
TT |
Họ và tên |
Địa chỉ |
Diện tích tham gia |
Ký tên cam kết |
|
|
|
|
|
Nếu được tham gia thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa, hợp tác xã/tổ hợp tác và thành viên tham gia xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các cam kết nêu trên, trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền./.
|
ĐẠI DIỆN HỢP TÁC XÃ/TỔ HỢP TÁC |
(tên Doanh nghiệp) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
.........., ngày .......... tháng .......... năm .......... |
Kính gửi: - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh….;
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp) theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2023; Căn cứ hướng dẫn tại Quyết định số.... của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ……..(tên Doanh nghiệp)... xin gửi tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ....(tỉnh, thành phố...)…….. hồ sơ đề nghị đăng ký tham gia Đề án 1 triệu ha lúa, cụ thể như sau:
1. Tên doanh nghiệp: ..............................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): .............................................................................................
2. Trụ sở chính:.......................................................................................................
- Địa chỉ: .................................................................................................................
- Số điện thoại:………………………………địa chỉ email:..................................
3. Đại diện doanh nghiệp:
- Họ và tên:………………………………chức vụ………………giới tính ..........
- Số định danh cá nhân của người đại diện: ...........................................................
- Hộ khẩu thường trú: .............................................................................................
4. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: ............................................................
................................................................................................................................
5. Quy mô tham gia Đề án tại địa phương năm đầu tiên:………………..ha
Tại các địa điểm sau:
- Ấp…… xã……..huyện ………… quy mô: …………… ha
- Ấp…… xã……..huyện ………… quy mô: …………… ha
- Ấp…… xã……..huyện ………… quy mô: …………… ha
- Ấp…… xã……..huyện ………… quy mô: …………… ha
6. Hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo với hợp tác xã, tổ hợp tác khi tham gia Đề án:............................................................................................................
7. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác có tham gia hợp tác với doanh nghiệp để tham gia đề án (nếu có): ....................................................................................................
8. Lộ trình phát triển diện tích liên kết đạt tối thiểu 5000ha: nêu thông tin cơ bản về quy mô, địa bàn, hình thức thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản, thời gian…
8. Phương thức phối hợp với tổ khuyến nông cộng đồng trong việc hướng dẫn tổ chức, sản xuất, giám sát quá trình sản xuất lúa gạo ở vùng liên kết tham gia Đề án:
9. Hồ sơ kèm theo gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Danh sách dự kiến năm đầu tiên các tổ hợp tác, hợp tác xã mà doanh nghiệp liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo trong khuôn khổ Đề án 1 triệu héc-ta lúa tại địa phương;
- Tài liệu kèm theo khác: ........................................................................................
9. Phần cam kết:……..(tên doanh nghiệp)… cam kết:
- Tính chính xác của những thông tin trên đây;
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, các yêu cầu, cam kết và chế độ báo cáo liên quan trong khuôn khổ Đề án 1 triệu héc-ta lúa./.
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP |
(tên Doanh nghiệp) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
.........., ngày .......... tháng .......... năm .......... |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh….
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp) theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2023; Căn cứ hướng dẫn tại Quyết định số.... của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ……..(tên Doanh nghiệp)... xin gửi tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ....(tỉnh, thành phố...)…….. hồ sơ đề nghị đăng ký tham gia Đề án 1 triệu ha lúa, cụ thể như sau:
1. Tên doanh nghiệp: ..............................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): .............................................................................................
2. Trụ sở chính:.......................................................................................................
- Địa chỉ: .................................................................................................................
- Số điện thoại:………………………………địa chỉ email:..................................
3. Đại diện doanh nghiệp:
- Họ và tên:………………………………chức vụ………………giới tính ..........
- Số định danh cá nhân của người đại diện: ...........................................................
- Hộ khẩu thường trú: .............................................................................................
4. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: ............................................................
................................................................................................................................
5. Nội dung và phương thức, hoạt động tham gia trong Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại địa phương (tóm tắt về sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và kế hoạch tham gia): ......................................................................................................
................................................................................................................................
6. Hồ sơ kèm theo gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tài liệu kèm theo khác: ........................................................................................
7. Phần cam kết:……..(tên doanh nghiệp)… cam kết:
- Tính chính xác của những thông tin trên đây;
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, các yêu cầu, cam kết và chế độ báo cáo liên quan trong khuôn khổ Đề án 1 triệu héc-ta lúa./.
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP |
(tên tổ chức quốc
tế) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
.........., ngày .......... tháng .......... năm .......... |
Kính gửi: |
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ….(để phối hợp) |
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp) theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2023; Căn cứ hướng dẫn tại Quyết định số.... của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ……..(tên tổ chức quốc tế)... thông báo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ....(tỉnh, thành phố...)…….. kế hoạch tham gia Đề án 1 triệu ha lúa, cụ thể như sau:
1. Tên tổ chức quốc tế: ...........................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): .............................................................................................
2. Trụ sở chính:.......................................................................................................
- Địa chỉ: .................................................................................................................
- Số điện thoại:………………………………địa chỉ email:..................................
3. Đại diện:
- Họ và tên:………………………………chức vụ………………giới tính ..........
4. Chức năng, nhiệm vụ chính: ..............................................................................
5. Kế hoạch tham gia Đề án tại địa phương
- Hoạt động tham gia: .............................................................................................
- Địa bàn triển khai: ................................................................................................
- Thời gian thực hiện: .............................................................................................
- Đối tác phối hợp:..................................................................................................
- Kinh phí (nếu có): ...............................................................................................
6. Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ...............................................................................
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC QUỐC TẾ |
……….(tên doanh
nghiệp) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
.........., ngày .......... tháng .......... năm .......... |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh….;
Tên đơn vị báo cáo
Địa chỉ:
Báo cáo kết quả thực hiện các cam kết khi tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa
chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp như sau:
1. Về kết quả liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp:
+ Diện tích liên kết
+ Hình thức liên kết:
+ Phương thức liên kết:
+ Danh sách các HTX, tổ hợp tác liên kết:
2. Về kết quả phối hợp với tổ khuyến nông cộng đồng trong việc hướng dẫn tổ chức, sản xuất, giám sát:
3. Đánh giá chung:
4. Khó khăn (nếu có)
5. Các điều chỉnh về quy mô, địa bàn liên kết và lộ trình kế hoạch liên kết (nếu có)
6. Đề xuất/kiến nghị (nếu có)
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP |
……….(hợp tác xã/tổ
hợp tác) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
….., ngày ……. tháng…… năm…… |
Kính gửi: |
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh….; |
Tên đơn vị báo cáo
Địa chỉ:
Báo cáo kết quả thực hiện các cam kết khi tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp như sau:
1. Về kết quả liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp:
+ Diện tích liên kết
+ Hình thức liên kết:
+ Phương thức liên kết:
+ Tên doanh nghiệp liên kết:
2. Về việc thực hiện quy trình sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp, kế hoạch đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính:
3. Đánh giá chung:
4. Khó khăn (nếu có)
5. Các điều chỉnh về quy mô, địa bàn liên kết và lộ trình kế hoạch liên kết (nếu có)
6. Đề nghị
|
ĐẠI DIỆN HỢP TÁC XÃ/TỔ HỢP TÁC |