Quyết định 1971/QĐ-UBND năm 2025 công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Số hiệu | 1971/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/04/2025 |
Ngày có hiệu lực | 10/04/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Trọng Đông |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1971/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Nghị Quyết số 06/NQ-HĐND ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 23/2025/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 857/TTr-SKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 07 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội, thay thế 04 thủ tục hành chính nội bộ tại các Quyết định: số 1928/QĐ-UBND ngày 31/3/2023; số 4090/QĐ-UBND ngày 15/8/2023 và số 6227/QĐ-UBND ngày 03/12/2024 của Chủ tịch UBND Thành phố (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI
BỘ LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 1971/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2025 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
TT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1 |
Thủ tục xây dựng Tờ trình và dự thảo Quyết định của UBND Thành phố về việc phê duyệt/điều chỉnh danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố. |
Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
2 |
Thủ tục thành lập Sàn giao dịch công nghệ vùng |
Hoạt động khoa học và công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được UBND Thành phố ủy quyền) |
3 |
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN cấp Tỉnh |
Hoạt động khoa học và công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được UBND Thành phố ủy quyền) |
4 |
Thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN cấp Tỉnh |
Hoạt động khoa học và công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được UBND Thành phố ủy quyền) |
5 |
Thẩm định Thiết kế cơ sở dự án Công nghệ thông tin (Dự án 2 bước) |
Công nghệ thông tin |
Sở Khoa học và Công nghệ |
6 |
Thẩm định Thiết kế chi tiết dự án Công nghệ thông tin (Dự án 1 bước) |
Công nghệ thông tin |
Sở Khoa học và Công nghệ |
7 |
Cho ý kiến thỏa thuận chuyên ngành Khoa học và Công nghệ đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp viễn thông đi nổi trên cột treo cáp trên địa bàn Thành phố |
Viễn thông |
Sở Khoa học và Công nghệ |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
Bước 1: Trình tự thực hiện
Bước 2: Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, chỉ đạo của UBND Thành phố, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản gửi các tổ chức, cá nhân hướng dẫn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình.
Bước 3: Căn cứ công văn của Sở Khoa học và Công nghệ, các tổ chức, cá nhân chủ động xây dựng và gửi đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, xem xét theo quy định (thời hạn nộp đề xuất trước 30/7 hằng năm, có thể gia hạn thêm 30 ngày hoặc theo thông báo cụ thể trong trường hợp có chỉ đạo đột xuất).
Bước 4: Trên cơ sở tổng hợp đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp danh mục đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố và danh mục đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội (trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình.
Đối với các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình gửi về Sở Khoa học và Công nghệ ngoài thời hạn quy định nên trên, Sở Khoa học và Công nghệ vẫn tiếp nhận, tổng hợp để đưa ra xem xét trong kỳ kế hoạch tiếp theo.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1971/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Nghị Quyết số 06/NQ-HĐND ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 23/2025/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 857/TTr-SKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 07 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội, thay thế 04 thủ tục hành chính nội bộ tại các Quyết định: số 1928/QĐ-UBND ngày 31/3/2023; số 4090/QĐ-UBND ngày 15/8/2023 và số 6227/QĐ-UBND ngày 03/12/2024 của Chủ tịch UBND Thành phố (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI
BỘ LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 1971/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2025 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
TT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1 |
Thủ tục xây dựng Tờ trình và dự thảo Quyết định của UBND Thành phố về việc phê duyệt/điều chỉnh danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố. |
Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
2 |
Thủ tục thành lập Sàn giao dịch công nghệ vùng |
Hoạt động khoa học và công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được UBND Thành phố ủy quyền) |
3 |
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN cấp Tỉnh |
Hoạt động khoa học và công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được UBND Thành phố ủy quyền) |
4 |
Thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN cấp Tỉnh |
Hoạt động khoa học và công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được UBND Thành phố ủy quyền) |
5 |
Thẩm định Thiết kế cơ sở dự án Công nghệ thông tin (Dự án 2 bước) |
Công nghệ thông tin |
Sở Khoa học và Công nghệ |
6 |
Thẩm định Thiết kế chi tiết dự án Công nghệ thông tin (Dự án 1 bước) |
Công nghệ thông tin |
Sở Khoa học và Công nghệ |
7 |
Cho ý kiến thỏa thuận chuyên ngành Khoa học và Công nghệ đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp viễn thông đi nổi trên cột treo cáp trên địa bàn Thành phố |
Viễn thông |
Sở Khoa học và Công nghệ |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
Bước 1: Trình tự thực hiện
Bước 2: Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, chỉ đạo của UBND Thành phố, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản gửi các tổ chức, cá nhân hướng dẫn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình.
Bước 3: Căn cứ công văn của Sở Khoa học và Công nghệ, các tổ chức, cá nhân chủ động xây dựng và gửi đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, xem xét theo quy định (thời hạn nộp đề xuất trước 30/7 hằng năm, có thể gia hạn thêm 30 ngày hoặc theo thông báo cụ thể trong trường hợp có chỉ đạo đột xuất).
Bước 4: Trên cơ sở tổng hợp đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp danh mục đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố và danh mục đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội (trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình.
Đối với các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình gửi về Sở Khoa học và Công nghệ ngoài thời hạn quy định nên trên, Sở Khoa học và Công nghệ vẫn tiếp nhận, tổng hợp để đưa ra xem xét trong kỳ kế hoạch tiếp theo.
Bước 5: Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu, tổ chức xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố để đặt hàng; tổ chức xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định hiện hành (tổ chức hội thảo khoa học các Ban chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ cấp Thành phố (nếu cần thiết), thành lập các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ) định kỳ vào tháng 7 - tháng 9 hằng năm hoặc đột xuất (thời gian tổ chức hội thảo khoa học và các hội đồng tuyển chọn không tính vào thời gian thực hiện TTHC).
Bước 6: Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình được các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề nghị thực hiện; dự thảo văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đối với danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình trước khi trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt (văn bản cho ý kiến của các đơn vị gửi về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 30/11 hằng năm hoặc theo yêu cầu cụ thể trong trường hợp đột xuất).
Bước 7: Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận, giải trình nội dung góp ý của các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan để hoàn thiện danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình (trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận ý kiến góp ý).
Bước 8: Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Tờ trình và dự thảo Quyết định của UBND Thành phố phê duyệt các danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố thuộc các chương trình thực hiện trong kế hoạch khoa học và công nghệ bắt đầu thực hiện trong năm tiếp theo (hoàn thành trước 31/12 hàng năm, trường hợp đột xuất thực hiện theo chỉ đạo cụ thể).
Bước 9: Sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBND Thành phố, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của lãnh đạo UBND Thành phố (nếu được yêu cầu).
Bước 10: Sở Khoa học và Công nghệ Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố thuộc các chương trình (đối với các nhiệm vụ thực hiện theo phương thức tuyển chọn); thông báo đến tổ chức, cá nhân được chỉ định thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố thuộc các chương trình (đối với các nhiệm vụ thực hiện theo phương thức giao trực tiếp) sau khi có Quyết định của UBND Thành phố phê duyệt các danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố thuộc các chương trình thực hiện trong kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm (thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định của UBND Thành phố phê duyệt các danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ).
Bước 11: Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố thuộc các chương trình.
Bước 12: Theo dõi, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố thuộc các chương trình; Báo cáo kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp.
Trong trường hợp cần thiết điều chỉnh danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố thuộc các chương trình thực hiện trong kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm, quay lại thực hiện từ Bước 4.
1. Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết Thủ tục hành chính;
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của UBND Thành phố.
2. Địa điểm thực hiện
Tại Bộ phận Văn thư của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội. Địa chỉ: Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
3. Thành phần hồ sơ:
Phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
5. Thời hạn giải quyết:
- Trước ngày 01/5 hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản gửi các tổ chức, cá nhân hướng dẫn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình để thực hiện trong năm sau.
- Trước ngày 31/12 hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình dự kiến thực hiện trong năm sau để trình UBND Thành phố xem xét.
- Trong vòng 03 ngày làm việc sau khi có Quyết định của UBND Thành phố phê duyệt các danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố thuộc các chương trình thực hiện trong kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ ra Thông báo của Sở Khoa học và Công nghệ về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố thuộc các chương trình (đối với các nhiệm vụ thực hiện theo phương thức tuyển chọn); thông báo đến tổ chức, cá nhân được chỉ định thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố thuộc các chương trình (đối với các nhiệm vụ thực hiện theo phương thức giao trực tiếp).
2. Thủ tục thành lập sàn giao dịch công nghệ vùng.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập sàn giao dịch công nghệ vùng lập 02 (hai) bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Khoa học và Công nghệ (trường hợp được ủy quyền) nơi sàn giao dịch công nghệ vùng đặt trụ sở chính.
Bước 2:Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ (trường hợp được ủy quyền) kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức lập hồ sơ biết để sửa đổi, bổ sung.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội phải có ý kiến thẩm định.
Bước 3:Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có ý kiến thẩm định, Sở Khoa học và Công nghệ (trường hợp được ủy quyền) xem xét và ra quyết định thành lập.
Trường hợp không chấp thuận thành lập Sàn giao dịch công nghệ vùng, Sở Khoa học và Công nghệ (trường hợp được ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện đến Sở Khoa học và Công nghệ (trường hợp được ủy quyền) nơi Sàn giao dịch công nghệ vùng đặt trụ sở chính.
3. Địa điểm thực hiện:
Văn thư Sở Khoa học và Công nghệ (Trường hợp được ủy quyền), địa chỉ Khu liên cơ, số 258 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
4. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc thành lập;
- Đề án thành lập;
- Dự thảo quyết định thành lập;
- Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động;
- Văn bản chấp thuận của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (trường hợp được ủy quyền)
5. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
6. Thời hạn giải quyết: 45 ngày.
7. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ:
Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập Sàn giao dịch công nghệ vùng.
8. Cơ quan/người có thẩm quyền giải quyết TTHC nội bộ:
Sở Khoa học và Công nghệ ( trường hợp được ủy quyền)
9. Kết quả thực hiện TTHC nội bộ:
Quyết định thành lập Sàn giao dịch công nghệ vùng của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ( trường hợp được ủy quyền)
10. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
11. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
12. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC nội bộ :
a) Điều kiện về nhân lực:
- Có ít nhất 05 người có trình độ đại học trở lên, trong đó có ít nhất 40% làm việc chính thức, 30% có chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học về: tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ; quản trị tài sản trí tuệ; đánh giá, định giá công nghệ; định giá tài sản trí tuệ;
- Người đứng đầu phải có trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học về một trong các kỹ năng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác liên quan đến thương mại hóa công nghệ, tài sản trí tuệ.
b) Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với sàn giao dịch công nghệ vùng:
- Có quyền sử dụng mặt bằng diện tích tối thiểu 500 m2 trong thời hạn từ 05 năm trở lên cho các mục đích: giới thiệu, tư vấn, đàm phán chuyển giao công nghệ, tài sản trí tuệ và các hoạt động khác phục vụ chức năng của sàn giao dịch công nghệ;
- Có cơ sở dữ liệu hoặc có quyền sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu về nguồn cung và cầu công nghệ, tài sản trí tuệ; về tổ chức, cá nhân môi giới công nghệ; tổ chức, chuyên gia đánh giá, định giá công nghệ, tài sản trí tuệ; tổ chức, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
- Có quy trình kỹ thuật, quy trình quản lý giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ bảo đảm quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ;
- Có trang tin điện tử riêng hoặc có quyền sử dụng trang tin điện tử chung về giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ;
- Có bảng giao dịch điện tử và biện pháp kỹ thuật bảo đảm cho các bên thực hiện giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ và cập nhật thông tin về giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ.
13. Căn cứ pháp lý của TTHC nội bộ:
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 /01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN.
- Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường KH&CN.
3. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN cấp tỉnh
1. Trình tự thực hiện:
a) Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật Giám định tư pháp, tổng hợp và đề nghị Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được ủy quyền) bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
b) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được ủy quyền), quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm lập danh sách giám định viên tư pháp trong hoạt động Khoa học và Công nghệ do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được ủy quyền) bổ nhiệm.
Danh sách giám định viên tư pháp trong hoạt động Khoa học và Công nghệ tại địa phương được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố, Cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
2. Cách thức thực hiện:
Văn thư Sở Khoa học và Công nghệ ( trong trường hợp được ủy quyền), Địa chỉ: Khu liên cơ, số 258 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp;
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm;
- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
- Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ( trong trường hợp được ủy quyền) quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
Sở Khoa học và Công nghệ ( trong trường hợp được ủy quyền)
6. Cơ quan giải quyết TTHC:
- Sở Khoa học và Công nghệ ( trong trường hợp được ủy quyền)
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp
7. Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động Khoa học và Công nghệ.
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
10.1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động Khoa học và Công nghệ:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 (năm) năm trở lên.
10.2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
10.3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 03/2022/TT- BKHCN, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc, năng lượng nguyên tử, sở hữu công nghiệp (đối với các đối tượng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên thuộc các ngành sau:
a) Ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc;
b) Một trong các ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
c) Một trong các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học vật lý, hóa học hoặc sinh học đối với giám định tư pháp đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật giám định tư pháp năm 2012.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp năm 2020.
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp.
- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
- Thông tư số 03/2022/TT-BKHCN ngày 20/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về giám định tư pháp trong hoạt động Khoa học và Công nghệ.
4. Thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện
a) Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được ủy quyền) chủ trì, thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được ủy quyền) xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp (ở địa phương;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp được ủy quyền) xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp.
2. Cách thức thực hiện:
Bộ phận tiếp nhận và trả thủ tục hành chính hoặc bộ phận Văn thư Sở Khoa học và Công nghệ ( trong trường hợp được ủy quyền)
Khu liên cơ, số 258 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;
- Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật giám định tư pháp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ ( trong trường hợp được ủy quyền) xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
5. Đối tượng thực hiện TTHC:
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội.
6. Cơ quan giải quyết TTHC:
- Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động Khoa học và Công nghệ.
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động Khoa học và Công nghệ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp;
- Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
- Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
- Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật giám định tư pháp năm 2012.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp, số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020.
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp.
- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
- Thông tư số 03/2022/TT-BKHCN ngày 20/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về giám định tư pháp trong hoạt động Khoa học và Công nghệ.
5. Thủ tục thẩm định Thiết kế cơ sở dự án công nghệ thông tin (Dự án 2 bước)
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đến đơn vị đầu mối thẩm định để tổ chức thẩm định theo quy định.
- Bước 2: Đơn vị đầu mối thẩm định gửi hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đến Sở Khoa học và Công nghệ để thẩm định thiết kế cơ sở.
- Bước 3: Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, gửi kết quả đến đơn vị đầu mối thẩm định.
- Bước 4: Đơn vị đầu mối thẩm định tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án theo quy định.
2. Cách thức thực hiện:
Đơn vị đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở gửi hồ sơ về Sở Khoa học và Công nghệ, địa chỉ Khu liên cơ số 258 Võ Chí Công, xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Tờ trình thẩm định Thiết kế cơ sở.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Báo cáo kết quả khảo sát, biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát (đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công).
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công); Quyết định giao nhiệm vụ, dự toán (đối với dự án sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên).
- Các văn bản pháp lý liên quan (nếu có).
- Số lượng: 02 bộ hồ sơ.
4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 15 ngày làm việc với dự án nhóm B; 10 ngày làm việc với dự án nhóm C (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
5. Đối tượng thực hiện:
Các cơ quan, đơn vị đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo hình thức dự án (không có đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc).
6. Cơ quan giải quyết: Sở Khoa học và Công nghệ.
7. Kết quả thực hiện: Văn bản trả lời về việc thẩm định thiết kế cơ sở dự án.
8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện (nếu có): Không quy định.
11 Căn cứ pháp lý
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006.
- Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Nghị quyết số 20/2024/NQ-HĐND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thành phố Hà Nội.
6. Thủ tục thẩm định Thiết kế chi tiết dự án công nghệ thông tin (Dự án 1 bước)
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đến đơn vị đầu mối thẩm định để tổ chức thẩm định theo quy định.
- Bước 2: Đơn vị đầu mối thẩm định gửi hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đến Sở Khoa học và Công nghệ để thẩm định thiết kế chi tiết.
- Bước 3: Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định thiết kế chi tiết, gửi kết quả đến đơn vị đầu mối thẩm định.
- Bước 4: Đơn vị đầu mối thẩm định tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án theo quy định.
2. Cách thức thực hiện:
Đơn vị đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở gửi hồ sơ về Sở Khoa học và Công nghệ, địa chỉ Khu liên cơ số 258 Võ Chí Công, xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Tờ trình thẩm định Thiết kế chi tiết.
- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
- Báo cáo kết quả khảo sát, biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát (đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công).
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công); Quyết định giao nhiệm vụ, dự toán (đối với dự án sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên).
- Các văn bản pháp lý liên quan (nếu có).
- Số lượng: 02 bộ hồ sơ.
4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian thẩm định thiết kế chi tiết không quá 15 ngày làm việc với dự án nhóm B; 10 ngày làm việc với dự án nhóm C (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
5. Đối tượng thực hiện:
Các cơ quan, đơn vị đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo hình thức dự án (không có đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc).
6. Cơ quan giải quyết: Sở Khoa học và Công nghệ.
7. Kết quả thực hiện: Văn bản trả lời về việc thẩm định thiết kế chi tiết dự án.
8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện (nếu có): Không quy định.
11. Căn cứ pháp lý
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006.
- Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Nghị quyết số 20/2024/NQ-HĐND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thành phố Hà Nội.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Đơn vị gửi hồ sơ, tài liệu đến Văn thư Sở Khoa học và Công nghệ.
- Bước 2: Sở Tiếp nhận hồ sơ và quét văn bản chuyển lên Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành Sở Khoa học và Công nghệ.
- Bước 3: Lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ cho Phòng chuyên môn xử lý văn bản trên Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành Sở Khoa học và Công nghệ.
- Bước 4: Trưởng phòng BCVT giao việc cho chuyên viên xử lý trên Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành Sở Khoa học và Công nghệ.
- Bước 5: Chuyên viên được giao xử lý nghiên cứu hồ sơ, thẩm định và dự thảo công văn trả lời.
- Bước 6: Trình lãnh đạo Phòng duyệt nội dung dự thảo công văn trả lời cơ quan, đơn vị.
- Bước 7:Trình Lãnh đạo Sở xem xét ký duyệt công văn trả lời cơ quan, đơn vị.
- Bước 8: Phát hành văn bản; gửi trả kết quả cho cơ quan, đơn vị và lưu hồ sơ.
2. Cách thức thực hiện:
Chủ đầu tư đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ cho ý kiến thỏa thuận chuyên ngành Khoa học và Công nghệ đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp viễn thông đi nổi trên cột treo cáp trên địa bàn Thành phố.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Công văn đề nghị của Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp viễn thông đi nổi trên cột treo cáp trên địa bàn Thành phố..
- Hồ sơ (phương án) thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng (bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2, Điều 11 Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ).
- Các quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án của Chủ đầu tư.
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ (nếu có).
- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc theo tình hình thực tế.
5. Đối tượng thực hiện: Các cơ quan, đơn vị đầu tư dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp viễn thông đi nổi trên cột treo cáp trên địa bàn Thành phố.
6. Cơ quan giải quyết: Sở Khoa học và Công nghệ.
7. Kết quả thực hiện: Văn bản trả lời về việc cho ý kiến thỏa thuận chuyên ngành Khoa học và Công nghệ đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và cải tạo, sắp xếp đường dây, cáp viễn thông đi nổi trên cột treo cáp trên địa bàn Thành phố.
8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện (nếu có): Không quy định.
11. Căn cứ pháp lý
- Luật Viễn thông số 24/2023/QH15 ngày 24/11/2023;
- Nghị định số 163/2024/NĐ-CP ngày 24/12/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông;
- Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 53/2024/QĐ-UBND ngày 23/8/2024 của UBND Thành phố về ban hành Quy định về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị; quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 28/3/2025 của UBND thành phố Hà Nội về việc về việc giao chỉ tiêu , nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của TP Hà Nội đạt 8% trở lên.
- Công văn số 991/UBND-TH ngày 19/3/2025 của UBND thành phố Hà Nội về việc chỉ đạo phân luồng, rút ngắn thời gian xử lý đối với các nhóm hồ sơ thủ tục công việc nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% của Thành phố.
- Văn bản số 667/SKHCN-VP ngày 21/3/2025 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc phân luồng, rút ngắn thời gian xử lý đối với các nhóm hồ sơ thủ tục công việc nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% của Thành phố.