Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2025 về Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2025-2030
Số hiệu | 139/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 17/01/2025 |
Ngày có hiệu lực | 17/01/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Người ký | Lưu Văn Bản |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 17 tháng 01 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;
Căn cứ Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Công văn số 3051/BTNMT-TCMT ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 884/TTr-TNMT ngày 25 tháng 12 năm 2024; Công văn số 216/STNMT-QLMT ngày 14 tháng 01 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2025 - 2030 (Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI
DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hải Dương)
1. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tỉnh Hải Dương
1.1. Chất lượng môi trường không khí tại tỉnh Hải Dương được đánh giá dựa trên:
- Giai đoạn 2016-2020: Quan trắc hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Quyết định số 3062/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 26 tháng 11 năm 2015 về “Phê duyệt Dự án xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc tài nguyên và môi trường (đất, nước, không khí) trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020” với tần suất 04 lần/năm. Tổng số điểm quan trắc đối với môi trường không khí là 36 điểm (khu vực đô thị: 18 điểm; khu vực nông thôn: 18 điểm). Các chỉ tiêu quan trắc: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, CO, NO2, SO2, O3, bụi TSP, bụi PM10.
- Giai đoạn 2021-2024: Quan trắc hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 741/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 09/3/2021 với tần suất quan trắc 4 đợt/năm. Tổng số điểm quan trắc môi trường không khí định kỳ là 77 điểm, trong đó 71 điểm quan trắc định kỳ (khu vực dân cư 41 điểm; đường giao thông 20 điểm; làng nghề 09 điểm; khu di tích 01 điểm) và 06 điểm quy hoạch đặt trạm quan trắc môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục. Các chỉ tiêu quan trắc: CO, NO2, SO2, O3, NH3, H2S, HF, bụi TSP và tiếng ồn.
- Kết quả quan trắc tự động, liên tục: tại 10 trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh (trạm Sao Đỏ, trạm Duy Tân, trạm An Lưu, trạm Cổ Dũng, trạm Tân Bình, trạm Phả Lại, trạm Minh Tân, trạm Phú Thái, trạm Lai Cách, trạm Kẻ Sặt) với các thông số: PM1.0, PM2.5, PM10, TSP, NOx (NO, NO2), CO, O3, SO2, xylen, benzen, ethylbenzen, toluen.
- Kết quả quan trắc bổ sung năm 2024: Quan trắc bổ sung 3 thông số PM10, PM2.5 và Pb với các điểm thuộc mạng lưới quan trắc đã được phê duyệt; Quan trắc bổ sung 18 vị trí: Khu vực bãi chôn lấp, xử lý rác thải (08 vị trí) và khu vực nông nghiệp (10 vị trí) với các thông số: CO, NO2, SO2, Pb, bụi TSP, bụi PM10, bụi PM2.5, riêng khu vực nông thôn quan trắc thêm 02 thông số NH3, H2S.
1.2. Diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 17 tháng 01 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;
Căn cứ Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Công văn số 3051/BTNMT-TCMT ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 884/TTr-TNMT ngày 25 tháng 12 năm 2024; Công văn số 216/STNMT-QLMT ngày 14 tháng 01 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2025 - 2030 (Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI
DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hải Dương)
1. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tỉnh Hải Dương
1.1. Chất lượng môi trường không khí tại tỉnh Hải Dương được đánh giá dựa trên:
- Giai đoạn 2016-2020: Quan trắc hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Quyết định số 3062/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 26 tháng 11 năm 2015 về “Phê duyệt Dự án xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc tài nguyên và môi trường (đất, nước, không khí) trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020” với tần suất 04 lần/năm. Tổng số điểm quan trắc đối với môi trường không khí là 36 điểm (khu vực đô thị: 18 điểm; khu vực nông thôn: 18 điểm). Các chỉ tiêu quan trắc: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, CO, NO2, SO2, O3, bụi TSP, bụi PM10.
- Giai đoạn 2021-2024: Quan trắc hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 741/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 09/3/2021 với tần suất quan trắc 4 đợt/năm. Tổng số điểm quan trắc môi trường không khí định kỳ là 77 điểm, trong đó 71 điểm quan trắc định kỳ (khu vực dân cư 41 điểm; đường giao thông 20 điểm; làng nghề 09 điểm; khu di tích 01 điểm) và 06 điểm quy hoạch đặt trạm quan trắc môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục. Các chỉ tiêu quan trắc: CO, NO2, SO2, O3, NH3, H2S, HF, bụi TSP và tiếng ồn.
- Kết quả quan trắc tự động, liên tục: tại 10 trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh (trạm Sao Đỏ, trạm Duy Tân, trạm An Lưu, trạm Cổ Dũng, trạm Tân Bình, trạm Phả Lại, trạm Minh Tân, trạm Phú Thái, trạm Lai Cách, trạm Kẻ Sặt) với các thông số: PM1.0, PM2.5, PM10, TSP, NOx (NO, NO2), CO, O3, SO2, xylen, benzen, ethylbenzen, toluen.
- Kết quả quan trắc bổ sung năm 2024: Quan trắc bổ sung 3 thông số PM10, PM2.5 và Pb với các điểm thuộc mạng lưới quan trắc đã được phê duyệt; Quan trắc bổ sung 18 vị trí: Khu vực bãi chôn lấp, xử lý rác thải (08 vị trí) và khu vực nông nghiệp (10 vị trí) với các thông số: CO, NO2, SO2, Pb, bụi TSP, bụi PM10, bụi PM2.5, riêng khu vực nông thôn quan trắc thêm 02 thông số NH3, H2S.
1.2. Diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh
- Từ kết quả quan trắc định kỳ:
+ Thông số Pb, CO, SO2 , O3 tại các vị trí thuộc mạng lưới quan trắc định kỳ của tỉnh đều nằm dưới ngưỡng phát hiện và duy trì ở mức ổn định. Cụ thể như sau: Kết quả quan trắc thông số Pb trung bình trong 24 giờ <0,07 µg/Nm3 (giới hạn cho phép (GHCP) theo quy chuẩn Việt Nam - QCVN 05:2023/BTNMT và QCVN 05:2023/BTNMT là 1,5 µg/Nm3); kết quả quan trắc thông số CO trung bình trong 01 giờ <9.000 µg/Nm3 (GHCP theo QCVN 05:2023/BTNMT và QCVN 05:2023/BTNMT là 30.000µg/Nm3); kết quả quan trắc thông số SO2 trung bình trong 01 giờ <40µg/Nm3 (GHCP theo QCVN 05:2023/BTNMT và QCVN 05:2023/BTNMT là 350µg/Nm3); kết quả quan trắc thông số O3 trung bình trong 01 giờ <53 µg/Nm3 (GHCP theo QCVN 05:2023/BTNMT và QCVN 05:2023/BTNMT là 200 µg/Nm3).
+ Thông số NO2 trung bình 01 giờ trong giai đoạn 2021-2024 dao động trong khoảng từ 11µg/Nm3 - 24,25µg/Nm3, thấp hơn 12,4 đến 27,3 lần so với GHCP của QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 05:2023/BTNMT (GHCP là 300 µg/m3). Nồng độ NO2 trung bình năm 2021, 2022 không có sự biến động, giảm vào năm 2023 và tăng nhẹ vào năm 2024. Những nơi có nồng độ NO2 cao hơn tập trung vào các địa phương như: thành phố Chí Linh, thành phố Hải Dương, huyện Bình Giang, huyện Thanh Miện.
+ Thông số TSP: Nồng độ tổng bụi trung bình 01 giờ trong năm 2021 dao động trong khoảng từ 52µg/Nm3 - 864,67µg/Nm3, có 02 vị trí vượt GHCP của QCVN 05:2013/BTNMT (300 µg/Nm3), nồng độ cao nhất là tại vị trí đường 390B tại xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà; trong năm 2022 dao động trong khoảng từ 47,5µg/Nm3 - 646µg/Nm3, có 05 vị trí vượt GHCP của QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ cao nhất tại vị trí đường 5A tại nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương; trong năm 2023 nồng độ TSP dao động trong khoảng từ 33,75µg/Nm3 - 247µg/Nm3, giảm hơn các năm trước và 100% các vị trí quan trắc thấp hơn GHCP của QCVN 05:2023/BTNMT từ 1,21 đến 8,89 lần; trong năm 2024 nồng độ TSP tăng hơn, dao động trong khoảng từ 54µg/Nm3 - 614,5µg/Nm3 với 07 vị trí vượt GHCP của QCVN 05:2023/BTNMT, cao hơn các năm trước. Hầu hết các điểm thuộc các khu vực dân cư, khu vực làng nghề, các điểm tại khu vực đặt trạm quan trắc không khí tự động đều nằm thấp hơn GHCP của QCVN 05:2023/BTNMT. Các vị trí vượt GHCP đều thuộc khu vực giao thông và 01 điểm thuộc khu vực làng nghề gỗ Đông Giao. Đây là nơi có mật độ giao thông lớn hơn hoặc đang triển khai xây dựng các công trình hạ tầng nên có có dấu hiệu ô nhiễm.
- Kết quả tại 10 trạm quan trắc tự động, liên tục cho thấy: giá trị trung bình 24 giờ của thông số TSP, PM2,5, PM10 và các khí SO2, NO2 đều đạt QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 05:2023/BTNMT; giá trị trung bình 8 giờ đối với thông số O3, CO đều đạt GHCP so với QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 05:2023/BTNMT; giá trị trung bình 1 giờ đối với thông số Benzen, Toluen, Xylen đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 05:2023/BTNMT.
- Số liệu quan trắc bổ sung 2 đợt năm 2024 (đợt 1 quan trắc vào tháng 3, tháng 4 năm 2024 và đợt 2 vào tháng 6, tháng 7 năm 2024) cho thấy:
+ Tại các vị trí quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc của tỉnh theo Quyết định số 741/QĐ-UBND, bổ sung thêm 03 thông số là Pb, PM10, PM2.5: hầu hết các vị trí quan trắc có nồng độ Pb <0,07µg/Nm3, riêng có 04 vị trí khu vực giao thông như: Ngã tư (gốc đa) Quốc lộ 17B tại phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn; đường 5A tại nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương; đường 394 tại điểm giao với đường 392, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang; đường 391 tại vị trí giao thông vào cụm công nghiệp (CCN) Kỳ Sơn, xã Đại Sơn, huyện Tứ Kỳ có nồng độ chì cao hơn so với các khu vực khác là 0,155µg/Nm3, tuy nhiên vẫn thấp hơn GHCP của QCVN gần 10 lần (GHCP theo QCVN là 1,5µg/Nm3).
+ Tại 18 vị trí quan trắc bổ sung gồm 08 vị trí khu vực chôn lấp và xử lý rác thải, 10 vị trí thuộc khu vực nông nghiệp nồng độ CO < 5.100 µg/Nm3 (GHCP theo QCVN là 30.000 µg/Nm3); nồng độ SO2 <30 µg/Nm3 (GHCP theo QCVN là 350 µg/Nm3), nồng độ NO2<40 µg/Nm3 (GHCP theo QCVN là 200 µg/Nm3), nồng độ H2S <10 µg/Nm3 (GHCP theo QCVN là 42 µg/Nm3), nồng độ NH3 <20 µg/Nm3, trong đó có một số vị trí thuộc khu vực chăn nuôi như: Khu vực xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương; khu vực xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc; khu vực xã Nam Tân, huyện Nam Sách có nồng độ NH3 cao hơn so với các khu vực khác dao động từ 19,15-39,7 µg/Nm3 (GHCP theo QCVN là 200 µg/Nm3).
Những dữ liệu quan trắc trên cho thấy, sự phát thải một số chất trong môi trường không khí như: Pb, CO, NO2, SO2, O3, NH3, H2S đều đảm bảo theo QCVN nên chưa có nguy cơ tác động đến chất lượng môi trường sống và sức khỏe con người, do đó nội dung đánh giá diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh tập trung vào các thông số sau: tiếng ồn, Tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10 và bụi PM2.5.
2. Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh thời gian qua
2.1. Công tác xây dựng, ban hành văn bản
- Thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật, tỉnh Hải Dương đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất lượng môi trường không khí nói riêng, như: Quyết định số 2541/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 13/01/2022 triển khai Đề án xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 23/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 18/7/2024. Ban hành Quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Quyết định 3118/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh về Danh mục Dự án thu hút đầu tư, hạn chế thu hút đầu tư và không thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2024-2030, trong đó nêu rõ tiêu chí không thu hút đầu tư đối với các dự án: Sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế, cấm chuyển giao; tác động ảnh hưởng lớn đến môi trường, phát sinh sự cố ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ con người và môi trường; Quyết định số 1739/QĐ-UBND ngày 07/8/2013 Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030…
- Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc liên quan đến việc quản lý môi trường không khí như: Văn bản số 1439/STNMT-CCBVMT ngày 21/6/2023 về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí; Văn bản số 173/STNMT- CCBVMT ngày 02/02/2023 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Văn bản số 606/STNMT- CCBVMT ngày 21/3/2023 về việc triển khai quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Văn bản số 3275/STNMT-CCBVMT ngày 13/12/2023 triển khai Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 2005/STNMT-CCBVMT ngày 23/7/2024 triển khai Quyết định số 23/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 18/7/2024 Quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương…
2.2. Các giải pháp quản lý chất lượng không khí
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát môi trường không khí
+ UBND tỉnh đã phê duyệt mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước, không khí trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, trong đó thực hiện lấy mẫu môi trường không khí tại 71 vị trí quan trắc với tần suất 4 lần/năm; triển khai Đề án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường tỉnh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”, trong đó lắp đặt 10 trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục nhằm theo dõi chất lượng môi trường không khí 24/24 giờ.
+ Rà soát và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện lắp đặt và kết nối, truyền số liệu quan trắc môi trường trực tiếp đến cơ quan chuyên môn cũng như tăng cường các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh nhằm hướng đến chuyển đổi số toàn diện ngành Tài nguyên và Môi trường của tỉnh.
+ Tăng cường công tác kiểm định khí thải đối với các phương tiện giao thông đường bộ, bảo đảm các phương tiện giao thông đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; theo dõi chặt chẽ và thực hiện các giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế, giảm thiểu bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng công trình giao thông.
+ Duy trì vận hành hệ thống thông tin website của Sở Tài nguyên và Môi trường, hệ thống mạng thông tin Quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh; giám sát, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và mạng nội bộ, mạng chuyên ngành luôn được đảm bảo thông suốt, ổn định và an toàn thông tin, dữ liệu; thực hiện tốt công tác quản lý, lưu trữ và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường, đảm bảo tài liệu được an toàn, không bị thất thoát, hư hỏng; khắc phục sự cố trên phần mềm giám sát môi trường tự động ENVISOFT trên máy chủ.
+ Kiểm tra, giám sát các cơ sở có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở trong quá trình hoạt động có phản ánh của nhân dân nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Đẩy mạnh công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải y tế; nước thải, bụi, khí thải phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đặc biệt là các cơ sở sản xuất có nguồn xả thải lớn, triển khai Đề án xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030.
+ Tăng cường công tác quản lý chất thải và phế liệu.
- Đẩy mạnh các giải pháp xử lý chất thải ô nhiễm môi trường
+ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023 trong đó đã quy hoạch xây dựng 05 khu xử lý chất thải rắn: Khu xử lý chất thải rắn huyện Thanh Hà, khu xử lý chất thải rắn huyện Bình Giang, khu xử lý chất thải rắn thành phố Chí Linh, khu xử lý chất thải rắn thị xã Kinh Môn và khu xử lý chất thải rắn huyện Thanh Miện, huyện Ninh Giang.
+ UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ các loại chất thải sinh hoạt, y tế, xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Từ năm 2021, UBND tỉnh ban hành Danh mục tạm dừng thu hút đầu tư với 8 nhóm ngành có nguy cơ ô nhiễm; triển khai giám sát các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính cho các nhóm ngành; kiểm kê khí nhà kính của các cơ sở thuộc các danh mục phải thực hiện kiểm kê theo quy định.
+ Triển khai rà soát các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh để bố trí kinh phí xử lý, cải tạo chất lượng môi trường đối với các bãi chôn lấp đã dừng hoạt động, phải đóng cửa.
- Giải pháp giảm thiểu phát thải khí ra môi trường
+ Tuyên truyền, vận động, yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn chủ động triển khai các giải pháp để tiết kiệm nguyên nhiên liệu, hạn chế lượng khí phát thải ra môi trường, thông qua việc nâng cấp, thay thế các trang thiết bị, linh kiện thế hệ cũ, ứng dụng công nghệ sản xuất mới thân thiện với môi trường…
+ Các địa phương đã hướng dẫn người dân sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi để tận thu khí CH4 phục vụ đun nấu, sử dụng bếp đun cải tiến, đèn tiết kiệm điện, các phương tiện giao thông ít phát thải khí nhà kính. Phổ biến rộng rãi công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas và khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân vô cơ; nghiên cứu, hợp tác xây dựng các mô hình giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.
+ Triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý hoạt động giao thông vận tải để kiếm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, triển khai áp dụng các giải pháp xanh để giảm thiểu khí thải, nâng cao chất lượng môi trường xung quanh.
+ Tăng cường tuyên truyền để người dân nhận thấy lợi ích giao thông xanh, từng bước thay đổi thói quen đi lại bằng phương tiện cơ giới cá nhân sang xe đạp, phương tiện vận tải công cộng, đi bộ nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, triển khai xe taxi điện, xây dựng tuyến phố đi bộ… hướng tới mục tiêu giao thông xanh.
+ Tuyên truyền, vận động các gia đình, hộ kinh doanh nhỏ hạn chế, tiến tới không sử dụng than, than tổ ong gây ô nhiễm môi trường. Hướng dẫn các hộ sử dụng rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đốt. Duy trì thường xuyên hoạt động phun nước rửa đường tại các trục, tuyến đường chính của đô thị để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong thời tiết hanh khô gây ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường:
+ Xây dựng các mô hình Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, với các hoạt động: Trồng cây xanh tạo cảnh quan, thu gom vận chuyển rác thải đúng nơi quy định, bảo đảm an toàn khi sử dụng các loại hóa chất trong sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt...
+ Tỉnh đã quan tâm triển khai quy hoạch, xây dựng các đô thị với mục tiêu: Phát triển thành phố Hải Dương thành đô thị văn minh, xanh, thân thiện với môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; thành phố Chí Linh - đô thị thông minh - sinh thái xanh - nghỉ dưỡng; thị xã Kinh Môn phát triển hài hoà giữa đô thị dịch vụ công nghiệp và đô thị sinh thái….
+ Vận động các nhà đầu tư trồng cây xanh tại khu dân cư, khu đô thị mới. Khu vực nghĩa trang, bãi rác của các phường, xã ngoại thành cũng được phủ xanh bằng các loại cây phù hợp như phi lao, bạch đàn, keo tai tượng…
3. Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
Qua đánh giá diễn biến chất lượng môi trường và kiểm kê phát thải từ các nguồn thải trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy: nhìn chung chất lượng môi trường không khí của tỉnh Hải Dương tương đối ổn định ở mức tốt, tuy nhiên một số khu vực như thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, các huyện Tứ Kỳ, Bình Giang, Cẩm Giàng… có nồng độ bụi cao hơn so với các khu vực khác là do sự tập trung của các khu công nghiệp, mỏ khai khoáng và hệ thống giao thông đông đúc. Tuy nhiên cùng với quá trình đô thị hóa, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội đặc biệt là công nghiệp và giao thông, cho thấy tiềm ẩn nguy cơ phát thải một số chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh như: bụi (TSP, PM10, PM2.5), các chất khí CO, SO2, NO2… và đặc biệt là khí thải nhà kính CO2.
3.1. Các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí
- Hoạt động công nghiệp: trong đó các lĩnh vực khai thác đá, sản xuất than cốc, xi măng và sắt thép là một trong các ngành phát thải khí nhiều hơn so với các ngành khác, trong đó các chất thải chủ yếu gồm: CO2, NOx và bụi TSP.
- Hoạt động giao thông với số lượng các phương tiện giao thông ngày càng tăng nên lượng khí thải từ ô tô các loại, xe máy, các xe cơ giới khác thường xả ra môi trường không khí các chất độc hại như CO2, NO2, SO2, VOC và bụi mịn PM10, PM2.5...
- Hoạt động xây dựng được đánh giá là hoạt động phát thải bụi đáng kể nhất tương đương với hoạt động giao thông đường bộ. Hải Dương là tỉnh đang phát triển công nghiệp, hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đô thị và dân dụng diễn ra mạnh mẽ. Trong Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương sẽ phát triển hệ thống đô thị với 28 đô thị, trong đó 14 đô thị hiện hữu và 14 đô thị mới gồm 2 đô thị loại V hiện trạng và hình thành 12 đô thị mới trên cơ sở nâng cấp các xã nông thôn có điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phát triển. Quá trình xây dựng phát triển phải huy động nhiều loại máy móc, phương tiện vận chuyển tại các công trình xây dựng phát sinh ra các chất ô nhiễm bao gồm bụi, SO2, NOx, CO, VOCs.
- Hoạt động nông nghiệp: trồng trọt đặc biệt là trồng lúa và ngô thường gắn liền với việc bón phân, trồng, thu hoạch, đốt phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ và các gốc cây là nguồn phát sinh bụi mịn PM10, PM2.5; hoạt động chăn nuôi (chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm) với quá trình xử lý chất thải thường phát sinh các khí CH4, NH3 vào môi trường không khí.
- Hoạt động chôn lấp và xử lý rác thải: Hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện tại áp dụng theo hai phương pháp: Đốt tiêu hủy tại các nhà máy và chôn lấp tại các bãi chôn lấp theo quy hoạch của UBND cấp huyện và cấp xã. Theo báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố và kết quả thống kê sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 1.297 tấn/ngày đêm. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hải Dương (đô thị loại I) hiện nay đạt 95%; đối với khu vực đô thị loại III (thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn) tỷ lệ thu gom đạt 90%; tại các khu vực đô thị khác (thị trấn) đạt khoảng 85%. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 03
Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với công suất thiết kế đốt tiêu hủy theo dự án đầu tư đã được phê duyệt là 498 tấn/ngày đêm, ủ mùn compost 90 tấn/ngày đêm. Xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại 436 bãi chôn lấp với khối lượng khoảng 675 tấn/ngày, tương ứng 52 % lượng chất thải phát sinh.
3.2. Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
- Về phát triển kinh tế, công nghiệp: Năm 2023, tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương đạt 8,16%; cao thứ 13/63 cả nước và thứ 6/11 vùng đồng bằng sông Hồng (năm 2022 đạt 9,12%; cao thứ 26/63 cả nước và thứ 8/11 vùng ĐBSH), trong đó công nghiệp tăng cao nhất 9,21%, hoạt động xây dựng tăng 7,66%. Cơ cấu công nghiệp và xây dựng chiếm 55,7 % trong đó công nghiệp là 51%. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cụ thể, năm 2023, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm 82,6% GRDP, trong khi năm 2022 chiếm 82,4%. Sang 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao thứ 7/63 cả nước và thứ 3/11 vùng đồng bằng sông Hồng trong đó, công nghiệp tiếp tục là mũi nhọn với tăng trưởng +14,31%; đóng góp 7,04 điểm % vào tăng trưởng chung.
- Về đầu tư xây dựng: Một số công trình trọng điểm, góp phần quan trọng cải thiện hạ tầng kỹ thuật của tỉnh như: Đường trục Đông - Tây; đường trục Bắc - Nam (huyện Thanh Miện) giai đoạn I; cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 391 đoạn từ Km24+600 - Km28+400; đường tránh đường tỉnh 391 đoạn qua địa bàn thị trấn Tứ Kỳ và xã Văn Tố (Tứ Kỳ); Dự án đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; Dự án đường dẫn cầu Đồng Việt kết nối với Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh… Ngoài ra, có khoảng 260/332 dự án đầu tư thứ cấp trong KCN đã triển khai đầu tư, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt tỷ lệ trên 78% tổng số dự án thứ cấp trong KCN; số dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục để đảm bảo đủ điều kiện xây dựng nhà xưởng, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính thức. Các dự án đầu tư trong KCN với sản phẩm sản xuất chủ yếu là các mặt hàng điện - điện tử, dây cáp điện dùng cho ô tô và xe máy, may mặc, nhựa, bao bì…
- Hoạt động vận tải: Tính chung 12 tháng, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 12.394 tỷ đồng, tăng 15,4% (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 11,5%) so với cùng kỳ; trong đó, vận tải hành khách đạt 2.209 tỷ đồng, tăng 36,9%; vận tải hàng hoá đạt 7.494 tỷ đồng, tăng 10,6%; dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 2.622 tỷ đồng, tăng 14,6%.
- Hoạt động y tế: Đầu tư xây dựng, cải tạo bệnh viện, trung tâm y tế, mua sắm thiết bị y tế như: Cải tạo sửa chữa tại Bệnh viện Phổi; xây dựng Bệnh viện Nhi; xây dựng Trung tâm y tế huyện Bình Giang; mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Phụ sản; mua sắm thiết bị y tế tại 04 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản); đầu tư 06 trung tâm y tế tuyến huyện (Trung tâm y tế: Thị xã Kinh Môn, thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách, Thanh Miện, Cẩm Giàng, Thanh Hà) và 3 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện phong Chí Linh).
3.3. Tác động từ các nguồn phát thải ở vùng lân cận
- Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 45 km về phía Đông, phía Bắc giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng. Các tỉnh giáp ranh với Hải Dương đều có hoạt động kinh tế phát triển trong đó có nhiều lĩnh vực công nghiệp như: giấy, thép, nhiệt điện, khai khoáng, xi măng… là những lĩnh vực có khả năng phát thải lớn các chất ô nhiễm vào môi trường không khí. Do đó, đây cũng là một vấn đề cần được xem xét về lượng khí thải từ các vùng khác có thể lan truyền sang địa bàn tỉnh.
- Ngoài ra, tỉnh có hệ thống các tuyến giao thông đường bộ quan trọng nối Hải Dương với các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh. Do đó, bên cạnh những nguồn phát thải khí do các nguồn trên địa bàn tỉnh thì môi trường không khí Hải Dương cũng chịu ảnh hưởng của một số nguồn thải lân cận từ hoạt động giao thông tại các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc chạy qua tỉnh; hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của một số cơ sở thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
3.4. Tác động do ảnh hưởng của điều kiện khí tượng, thủy văn
- Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23 °C; độ ẩm trung bình hàng năm từ 78% đến 87%; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500mm đến 1.700mm.
- Cũng giống như các tỉnh đồng bằng phía Bắc, sự chênh lệch ngày, đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt… trong không khí lớn, đặc biệt vào thời điểm giao mùa làm ảnh hưởng khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm. Bên cạnh đó, tại Hải Dương, thời điểm tháng 8 đến tháng 10 tình trạng đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp ngoài cánh đồng (đốt mở và phân tán) vẫn diễn ra ở một số địa phương dẫn đến sự biến động của một vài chất trong môi trường không khí, đặc biệt là bụi PM10 và bụi mịn PM2.5.
4. Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng
4.1. Theo bảng tính toán cho thấy
Chỉ số chất lượng không khí tại thời điểm quan trắc là tốt (Giá trị AQI trong phạm vi từ 0-50), không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Một số điểm có giá trị AQI cao hơn so với các khu vực khác là khu vực giao thông và khu vực bãi rác (giá trị AQI nằm trong khoảng 30-40) tập trung vào các địa bàn thành phố Chí Linh, thành phố Hải Dương, thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Tứ Kỳ.
4.2. Mức độ ảnh hưởng của PM2.5 trong môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Tác động mãn tính do phơi nhiễm bởi PM2.5 có thể gây ra tử vong do ung thư phổi (LC), đột quỵ (stroke), bệnh tim thiếu máu cục bộ (IHD), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
- Tác động cấp tính đến sức khỏe do phơi nhiễm PM2.5 là các bệnh liên quan đến hô hấp, phổi và bệnh tim mạch, cũng là 3 nhóm bệnh có số ca nhiều nhất trong các loại bệnh khác. Tuy nhiên, sự biến động của các bệnh trong các năm và diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh của một vài thông số chưa thấy có mối liên quan phù hợp. Thông số PM2.5 chỉ được quan trắc bổ sung 2 đợt trong năm 2024 nên việc tìm mối liên hệ để đánh giá tác động cấp tính của chất này đến sức khỏe người dân thông qua diễn biến số ca bệnh trên địa bàn tỉnh bị hạn chế.
- Một số nhận định tác động sức khỏe do phơi nhiễm PM2.5 ở Hải Dương: qua phân tích AQI của PM2.5 đều nằm ở ngưỡng tốt nên chưa ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Các bệnh hiện nay chủ yếu mới dừng lại ở các bệnh lao phổi và cảm cúm, sốt virut. Đây là những bệnh diễn biến theo mùa, cũng như diễn ra từng đợt dịch nên không thể khẳng định có sự liên quan giữa các bệnh này với bụi mịn PM2.5
- Việc xác định chính xác nguyên nhân của một số bệnh lý của con người do ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường không khí là một vấn đề hết sức phức tạp cần có nhiều thời gian và có các nghiên cứu chuyên sâu. Hơn nữa trong 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid (năm 2020 - 2021) tình hình các bệnh về hô hấp hầu hết được ghi nhận do Covid nên việc đánh giá ảnh hưởng do môi trường không khí không thể xác định rõ ràng được.
5. Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí
5.1. Mục tiêu chung
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí bao gồm các hành động, giải pháp phù hợp với năng lực của tỉnh nhằm kiểm soát, giảm thiểu các nguồn ô nhiễm đồng thời tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát chất lượng không khí nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh triển khai, thực hiện các chương trình, giải pháp đã đặt ra theo hướng dẫn của các quy định hiện hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng môi trường không khí phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường mà tỉnh đã đặt ra.
5.2. Mục tiêu cụ thể
Căn cứ trên dữ liệu quan trắc và đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí theo khu vực quan trắc, theo thông số ô nhiễm; căn cứ kết quả kiểm kê phát thải; căn cứ hiện trạng công tác quản lý môi trường không khí trên địa bàn tỉnh; căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước.
5.2.1. Mục tiêu trong năm 2025
- Tiếp tục duy trì trên phạm vi toàn tỉnh, các thông số cơ bản trong môi trường không khí xung quanh trong những năm qua có giá trị nồng độ đáp ứng và nằm trong ngưỡng GHCP theo QCVN 05:2023/BTNMT bao gồm: SO2, NO2, CO, Pb, HC, PM10, PM2.5 đồng thời tăng cường công tác cảnh báo, dự báo và giám sát, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
- Đối với thông số TSP ở một số vị trí quan trắc vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT: giảm thiểu 1% hàm lượng TSP tại từng điểm vượt so với giá trị đo được hiện tại. Các vị trí cụ thể như sau: Làng nghề gỗ Đông Giao, xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, Ngã tư (gốc đa) Quốc lộ 17B tại phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn, đường 5A tại nút giao với đường 388, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, đường 5A tại nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương, đường 391 tại Ngã Tư Mắc, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, đường 394 tại điểm giao với đường 392, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, đường 390B tại xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà.
5.2.2. Mục tiêu đến năm 2030
Đối với phát thải từ nguồn điểm:
- 100% các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc khí, bụi thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu online về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý.
- 100% số doanh nghiệp có phát thải khí bụi thải phải đầu tư lắp đặt, vận hành hệ thống thiết bị xử lý bụi, khí thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Giảm thiểu việc sử dụng năng lượng, tiết kiệm mức năng lượng: từ 3-5%.
- Quy hoạch tỷ lệ cây xanh để giảm phát thải khí nhà kính tại các khu vực sản xuất công nghiệp: 20%, tại các khu đô thị đạt:10%
- Không chấp nhận các dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu phát khí thải thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
- Nâng cấp, duy trì quản lý vận hành các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục xung quanh đã được tỉnh đầu tư phục vụ công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các khu vực đã thực hiện lắp đặt trạm quan trắc không khí xung quanh tự động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- 100% các cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thực hiện kiểm kê khí thải.
Đối với phát thải từ nguồn di động:
- Tại các điểm: Đường 391 tại Ngã Tư Mắc, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ; đường 394 tại điểm giao với đường 392, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang có mức vượt QCVN 05:2023/BTNMT với thông số TSP từ 1,1-1,4 lần: giảm nồng độ bụi TSP dưới GHCP theo QCVN (<300 µg/m3).
- Tại các điểm: Ngã tư (gốc đa) Quốc lộ 17B tại phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn; đường 5A tại nút giao với đường 388, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành; đường 5A tại nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương; đường 390B tại xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà có mức vượt GHCP theo QCVN 05:2023/BTNMT với thông số TSP từ 2 lần trở lên: giảm nồng độ bụi TSP từ 20-30%.
- Phát triển mạng lưới giao thông công cộng, đáp ứng được 5 - 10% nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Loại bỏ và nghiêm cấm 100% các xe cơ giới không còn đủ điều kiện tham gia giao thông.
- 100% các phương tiện vận tải chở vật liệu xây dựng và hàng hóa phải có biện pháp che chắn đảm bảo quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường khi lưu thông trên đường.
- Hoàn thành việc thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông vận tải.
Đối với phát thải từ nguồn diện:
- Tại khu vực làng nghề gỗ Đông Giao, xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng có kết quả quan trắc nồng độ bụi TSP vượt mức 56-225 µg/m3 trong 3 năm gần đây, mục tiêu giảm nồng độ thông số này về GHCP của QCVN (<300 µg/m3).
- Kiểm soát hiệu quả các nguồn khí thải phát sinh từ các hoạt động dân sinh, xây dựng, nông nghiệp; hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt đốt phế phẩm nông nghiệp tự phát sau thu hoạch; 100% công trình xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp BVMT trong thi công và vận chuyển nguyên vật liệu.
- 100% các trang trại chăn nuôi quy mô lớn lắp đặt công trình xử lý chất thải, xử lý mùi.
- Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023, từng bước giảm các bãi chôn lấp, xóa bỏ các bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.
5.3. Phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí
Phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí: toàn bộ các khu vực trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đồng thời xem xét đến ảnh hưởng của ô nhiễm từ các nguồn thải lớn của các tỉnh lân cận.
Phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí xét về mặt nguồn thải chính là nguồn điểm, nguồn giao thông (nguồn di động) và nguồn diện đều được đánh giá và xây dựng kế hoạch giảm thiểu, cải thiện nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
Dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường, dựa trên kết quả kiểm kê phát thải thì phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí tại tỉnh Hải Dương cụ thể như sau:
- Ranh giới về hành chính: toàn tỉnh Hải Dương cần duy trì và cải thiện chất lượng môi trường, riêng một số địa bàn như thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh, thị Xã Kinh Môn, huyện Tứ Kỳ, Bình Giang, Cẩm Giàng cần được kiểm soát và giảm thiểu một số chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi TSP.
- Theo khu vực: các khu vực như dân cư đô thị, khu vực chôn lấp, xử lý rác và khu vực sản xuất nông nghiệp cần duy trì và cải thiện chất lượng môi trường, riêng khu vực làng nghề và khu vực giao thông thì cần được ưu tiên các giải pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm. Ngoài ra, cần ưu tiên cho khu vực sản xuất công nghiệp với lĩnh vực sản xuất nhiệt điện, khai khoáng, xi măng và than cốc.
- Các khu vực lân cận giáp với Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên và Bắc Ninh cũng cần được ưu tiên kiểm soát do quá trình lan truyền các chất ô nhiễm và các đặc điểm địa hình tự nhiên có ảnh hưởng tới điều kiện khí tượng và khả năng khuếch tán của các chất ô nhiễm từ các khu vực trên tới địa bàn lân cận thuộc tỉnh Hải Dương.
6. Các nhiệm vụ và giải pháp kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm không khí
6.1. Các nhiệm vụ và giải pháp kiểm soát nguồn điểm
- Thẩm định chặt chẽ hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, hồ sơ cấp Giấy phép môi trường trong đó yêu cầu các cơ sở phát sinh khí, bụi thải phải thực hiện nghiêm việc đầu tư công trình, lắp đặt, vận hành thiết bị công nghệ xử lý đảm bảo đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; lắp đặt và vận hành thiết bị quan trắc khí bụi thải tự động, liên tục theo quy định (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt).
- Thực hiện việc tiết kiệm năng lượng theo Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 23/6/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025.
- Khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp công nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, lựa chọn công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả nhằm giảm thiểu phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường.
- Bổ sung vị trí quan trắc xung quanh các khu công nghiệp đang hoạt động và các vị trí gần nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất thép, nhà máy xi măng vào mạng lưới quan trắc định kỳ của tỉnh giai đoạn 2026-2030.
- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí từ các lò đốt chất thải, các cơ sở có nguồn phát sinh khí thải lớn.
- Thực hiện kiểm kê phát thải với các nguồn điểm tại các cơ sở hoạt động sản xuất có nguồn phát sinh khí thải lớn trên địa bàn tỉnh.
6.2. Các nhiệm vụ và giải pháp kiểm soát nguồn di động
- Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị kiểm định khí thải thực hiện việc kiểm định, kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo các hướng dẫn của Trung ương; phát triển mạng lưới, phương tiện giao thông công cộng, các phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng, nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường (xe chạy điện).
- Đẩy mạnh việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gắn với duy tu, đảm bảo an toàn giao thông và khai thác hiệu quả các công trình hạ tầng giao thông.
- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch số 1404/KH-UBND ngày 30/4/2023 của UBND tỉnh; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm phát thải ô nhiễm môi trường không khí.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cácbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
- Bổ sung vị trí của một số hệ thống giao thông đang được xây dựng và triển khai vào mạng lưới hệ thống quan trắc định kỳ của tỉnh giai đoạn 2026-2030.
- Thực hiện kiểm kê khí thải đối với các phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy.
- Kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm xe ôtô, xe môtô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới đảm bảo tiêu chuẩn khí thải.
- Thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trường học…
6.3. Các nhiệm vụ và giải pháp kiểm soát nguồn diện
- Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế và tiến tới cấm hoạt động đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm khói, bụi; triển khai các giải pháp thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích.
- Tiếp tục triển khai hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao năng suất, giảm thiểu rác thải, chi phí điện năng cho các cơ sở công nghiệp nông thôn theo chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2023 - 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 14/6/2023.
- Thực hiện nghiêm các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh do hoạt động thi công xây dựng theo Quyết định số 23/2024/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023, từng bước giảm bớt các bãi chôn lấp rác thải, xóa bỏ các bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, tiến tới loại bỏ việc sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt ở các khu dân cư, khu đô thị.
- Thực hiện việc kiểm kê phát thải với tất cả các nguồn diện như: đốt sinh khối, hoạt động xây dựng, hoạt động dân sinh… trên địa bàn tỉnh.
- Bổ sung các vị trí thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp quy mô lớn vào mạng lưới quan trắc định kỳ của tỉnh giai đoạn 2026-2030.
6.4. Công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng
- Công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí xung quanh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tập huấn, phổ biến thường xuyên các kiến thức về quản lý chất lượng môi trường không khí, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí cho cán bộ quản lý môi trường các ngành, các cấp, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
- Tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng phương tiện xe cơ giới cá nhân chuyển sang ưu tiên lựa chọn sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện môi trường, phương tiện giao thông công cộng.
- Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đồng về ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe công đồng để cộng đồng tự chuyển đổi sử dụng năng lượng, nhiên liệu sạch (điện, gas) trong hoạt động đun nấu sinh hoạt tại gia đình.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí và lợi ích của việc sử dụng các phương tiện công cộng đối với môi trường không khí.
7.1. Lộ trình thực hiện
Lộ trình chung để thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hải Dương giai đoạn 2025 - 2030 (chi tiết tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch).
7.2. Tổ chức thực hiện
7.2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường không khí cấp tỉnh theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành.
- Công khai thông tin chất lượng môi trường không khí theo quy định.
- Tiếp tục quản lý, vận hành hệ thống quan trắc môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục và giám sát, theo dõi, bảo dưỡng định kỳ với hệ thống quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục do tỉnh đầu tư.
- Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí tại các cơ sở có nguồn phát sinh khí thải lớn.
- Tiếp tục tham mưu thẩm định chặt chẽ về môi trường các dự án đầu tư, kiên quyết từ chối cấp phép các dự án phát sinh nhiều chất thải, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao theo quy định của tỉnh và thuộc 16 loại hình dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn (ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
- Công khai danh sách các cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; kết quả xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin của tỉnh theo quy định.
- Cập nhật danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
- Thông qua đường dây nóng được kết nối từ Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Sở Tài nguyên và Môi trường - UBND cấp Huyện - UBND cấp xã tăng cường giám sát, kiểm tra nhằm kịp thời chủ động nắm bắt thông tin, phát hiện, ngăn chặn và nhanh chóng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xả chất thải nhất là xả thải khí, bụi thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường.
- Tăng cường quản lý, giám sát online thông qua hệ thống quan trắc khí, bụi thải tự động liên tục tại các doanh nghiệp xả thải lớn. Yêu cầu các cơ sở phát sinh khí, bụi thải phải thực hiện nghiêm việc đầu tư công trình, lắp đặt, vận hành thiết bị công nghệ xử lý đảm bảo đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; lắp đặt và vận hành thiết bị quan trắc khí bụi thải tự động, liên tục theo quy định.
- Tăng cường phối hợp với các tỉnh giáp ranh, cơ quan trung ương trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường liên vùng, liên tỉnh.
7.2.2. Sở Công Thương
- Tiếp tục triển khai ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao năng suất, giảm thiểu rác thải, chi phí điện năng cho các cơ sở sản xuất, trong đó có cơ sở sản xuất làng nghề.
- Khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp công nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, lựa chọn công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả nhằm giảm thiểu phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường.
- Chỉ đạo triển khai việc tiết kiệm năng lượng theo Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 23/6/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về cải thiện hành vi sử dụng điện, năng lượng tiết kiệm; sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường thay thế nhiên liệu truyền thống, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình quản lý năng lượng hiệu quả.
- Tham mưu UBND tỉnh thu hút các dự án sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu triển khai có hiệu quả Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.
7.2.3. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 12/11/2019 của UBND tỉnh về Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Phối hợp với các địa phương trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị chú trọng quy hoạch đất cây xanh, mặt nước trong đô thị nhằm nâng cao chất lượng môi trường không khí.
- Hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện, Chủ đầu tư xây dựng công trình, các nhà thầu thi công xây dựng thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh do hoạt động thi công xây dựng; triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Quyết định số 23/2024/QĐ- UBND ngày 18/7/2024 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Phối hợp với cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan tham mưu chính sách thu hút đầu tư các dự án sản xuất vật liệu mới; sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
7.2.4. Sở Giao thông Vận tải
- Tham mưu tổ chức thực hiện các chính sách kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; chính sách thuế, phí bảo vệ môi trường theo các hướng dẫn của Trung ương để hạn chế việc sử dụng các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu nhất là tại các khu vực đô thị; tiến tới loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, lộ trình tăng cường, phát triển mạng lưới giao thông công cộng, sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường để thay thế việc sử dụng phương tiện cá nhân. Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm xe phương tiện cá nhân; khuyến khích việc sử dụng hình thức tham gia giao thông bằng xe đạp, xe điện trong khu vực thành phố, thị xã.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá, đầu tư sửa chữa, bảo trì, cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý; tăng cường kiểm soát ô nhiễm bụi, khí thải trong hoạt động thi công cầu đường, các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch số 1404/KH-UBND ngày 30/4/2023 của UBND tỉnh Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
7.2.5. Sở Y tế
- Thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu ảnh hưởng ô nhiễm không khí tới sức khỏe; tuyên truyền phổ biến các hướng dẫn và cảnh báo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí, đưa ra các khuyến cáo để người dân ứng phó khi gặp tình trạng ô nhiễm không khí.
- Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm từ các hoạt động đốt chất thải y tế của các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
7.2.6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan có ý kiến công nghệ hoặc thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư phải thẩm định công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh để nghiên cứu về kiểm soát chất lượng không khí, chất lượng nhiên liệu… trong đó ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu về nâng cao quản lý chất lượng không khí, quan trắc và cảnh báo sự cố môi trường.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư, đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất, nâng cao năng lực, trình độ công nghệ quản trị; áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thống chứng nhận theo TCVN ISO 14001.
- Phối hợp và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khác trong Kế hoạch thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở.
7.2.7. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất kinh phí của các sở, ngành và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý chất lượng môi trường không khí theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
7.2.8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Ban ngành tham mưu cho UBND tỉnh hạn chế thu hút các dự án đầu tư thuộc danh mục dự án hạn chế thu hút đầu tư và tạm dừng không thu hút các dự án đầu tư thuộc danh mục không thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2024-2030 được quy định tại phụ lục II và III ban hành kèm theo Quyết định số 3118/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Danh mục Dự án thu hút đầu tư, hạn chế thu hút đầu tư và không thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2024-2030.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan trong việc cân đối bố trí nguồn Kế hoạch đầu tư công cho các chương trình, dự án, hoạt động của Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu thu hút các chủ đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023.
- Phối hợp và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khác trong Kế hoạch thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở.
7.2.9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn xử lý phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tái chế thành sản phẩm có ích thân thiện môi trường, tiến tới chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau mỗi vụ thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của các chủ trang trại, gia trại trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi; hướng dẫn xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, như: Nuôi gia súc, gia cầm trên nền đệm lót sinh học; sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ khí sinh học biogas... nhằm xử lý chất thải chăn nuôi, giảm mùi hôi thối, diệt khuẩn có hại và tăng khả năng phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, nâng cao hiệu quả chăn nuôi; xử lý chất thải chăn nuôi trước khi xả thải ra môi trường.
- Xây dựng, thực hiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ít gây ô nhiễm không khí tại các làng nghề, khuyến khích chuyển đổi sản xuất đối với các làng nghề gây ô nhiễm không khí.
- Chỉ đạo các chủ rừng thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, phục hồi rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
7.2.10. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh, các văn phòng đại diện báo chí; hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền về các quy định về quản lý chất lượng môi trường không khí, công khai thông tin chất lượng môi trường không khí xung quanh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đồng về ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
7.2.11. Công an Tỉnh
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực môi trường; chỉ đạo lực lượng công an các cấp tăng cường tuần tra, kiểm soát, điều tra các đối tượng xả trộm khí thải, đổ đốt rác thải không đúng nơi quy định.
- Thanh tra, kiểm tra và bảo đảm cơ chế phối hợp giữa lực lượng cảnh sát với các lực lượng khác liên quan; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường nếu có trên địa bàn.
- Tăng cường kiểm tra, thu hồi xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm soát tải trọng xe vận tải.
- Bố trí lực lượng điều tiết, phân luồn giao thông trên những đoạn đường xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm hoặc có công trình xây dựng đảm bảo về an toàn giao thông và giảm thiểu phát sinh bụi.
7.2.12. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương
- Tham mưu cho UBND tỉnh về việc thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp xanh, sạch, thân thiện môi trường. Kiên quyết từ chối các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp có nguồn phát sinh khí thải lớn.
- Tuyên truyền cho các doanh nghiệp thay thế công nghệ lạc hậu, sử dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến, giảm thiểu phát thải khí ô nhiễm ra môi trường.
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền phải đảm bảo tiêu chí về diện tích cây xanh theo quy định.
7.2.13. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Nâng cao năng lực cấp giấy phép môi trường, thực hiện kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở có nguồn phát sinh bụi, khí thải lớn, có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn, xử lý vi phạm theo thẩm quyền (nếu có). Xử lý và báo cáo thông tin về ô nhiễm, sự cố môi trường về Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh theo quy định.
- Rà soát các điểm quan trắc trong mạng lưới quan trắc của tỉnh kịp thời đề xuất bổ sung điểm quan trắc hoặc điểm cần tăng tần suất quan trắc chất lượng môi trường không khí do có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao vào mạng lưới quan trắc của tỉnh.
- Ban hành kế hoạch và lộ trình chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, xử lý thực bì sau mỗi vụ thu hoạch, đảm bảo thu gom, xử lý, chế biến rơm rạ, phụ phẩm nông lâm nghiệp sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi, làng nghề có phát sinh khí thải; kiên quyết xử lý các cơ sở hoạt động phát sinh mùi, khí thải gây ô nhiễm môi trường; xây dựng kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân không đốt rác thải, rơm rạ, phế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; hạn chế, tiến tới không sử dụng than, củi trong hoạt động sinh hoạt hộ gia đình; đưa ra các nội dung thực hiện công tác bảo vệ môi trường không khí, chống rác thải nhựa vào các cam kết, hương ước của thôn, xã, phường đặc biệt đối với các xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
- Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sự cố môi trường không khí nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.
7.2.14. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành các quy định của Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn hiện hành; tham gia các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường, phong trào chống rác thải nhựa, bảo vệ giữ gìn cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học; cụ thể hóa nội dung bảo vệ môi trường trong tiêu chí đánh giá thi đua của cuộc vận động, phong trào do Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì, phối hợp; tuyên truyền, vận động nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh; phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm tới các cơ quan chức năng để xem xét xử lý theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động hội viên, thành viên nâng cao nhận thức về tác động ô nhiễm môi trường không khí, vận động ký cam kết, giao ước không đốt rác thải nhựa, chất thải rắn, phế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Hạn chế, tiến tới không sử dụng than, củi trong hoạt động sinh hoạt hộ gia đình để giảm các nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường
7.3. Cơ chế về báo cáo, giám sát, phối hợp, chia sẻ, công khai, trao đổi, cung cấp thông tin về chất lượng môi trường không khí tại địa phương
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hải Dương giai đoạn 2025- 2030 và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 31/12 hằng năm; tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hải Dương vào năm cuối cùng thực hiện kế hoạch làm cơ sở để xây dựng, điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.
- Các sở, ban ngành liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/12 hằng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 8 Văn bản số 3051/BTNMT-TTMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
7.4. Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm:
- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Nguồn huy động hợp pháp khác.
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN ƯU TIÊN CỦA KẾ
HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH HẢI DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2025 -
2030
(Kèm theo Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hải Dương)
STT |
Nội dung chương trình/dự án |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian |
Kết quả dự kiến |
Dự kiến nguồn vốn |
1 |
Theo dõi, quản lý, vận hành các trạm quan trắc môi trường tự động liên tục trên địa bàn tỉnh |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương |
Thường xuyên |
10 trạm quan trắc không khí xung quanh và các trạm quan trắc của doanh nghiệp |
- NSNN - Nguồn vốn doanh nghiệp |
2 |
Công khai thông tin hiện trạng chất lượng môi trường không khí |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương |
Thường xuyên; Định kỳ |
Thực hiện theo quy định hiện hành |
NSNN |
3 |
Hoàn thiện và cập nhật danh mục cơ sở thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp có nguồn thải |
2025 - 2030 |
Cập nhật danh sách cơ sở phát thải khí nhà kính, số liệu kiểm kê |
- NSNN - Cơ sở sản xuất công nghiệp |
1 |
Các nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên kiểm soát nguồn điểm |
|||||
1.1 |
Thẩm định chặt chẽ hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, hồ sơ cấp Giấy phép môi trường trong đó yêu cầu các cơ sở phát sinh khí, bụi thải phải thực hiện đầu tư lắp đặt, vận hành công trình, thiết bị xử lý đảm bảo đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; lắp đặt và vận hành thiết bị quan trắc khí bụi thải tự động, liên tục theo quy định (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương và các doanh nghiệp có nguồn thải |
2025- 2030 |
100% hồ sơ cấp phép môi trường đều yêu cầu doanh nghiệp phát sinh bụi, khí thải phải lắp đặt các công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải |
Nguồn vốn doanh nghiệp |
1.2 |
Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ngành sản xuất công nghiệp, đặc biệt các cơ sở phát thải khí, bụi thải có lưu lượng lớn |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
UBND cấp huyện có liên quan; ban quản lý các KCN tỉnh. |
2025- 2030 |
- Theo dõi số liệu quan trắc tự động, liên tục truyền về từ các trạm cơ sở 24h/24h - Thanh tra, kiểm tra cơ sở phát sinh khí thải lớn |
- NSNN - Nguồn vốn doanh nghiệp |
1.3 |
Thực hiện việc tiết kiệm năng lượng theo Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 23/6/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025 |
Sở công thương |
Các Sở, ban, ngành, UBND các cấp |
2025 |
Báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm |
NSNN |
1.4 |
Rà soát bổ sung vị trí quan trắc xung quanh các khu công nghiệp đang hoạt động, các vị trí gần Nhà máy nhiệt điện, Nhà máy sản xuất thép, nhà máy xi măng, các vị trí thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp quy mô lớn vào mạng lưới hệ thống quan trắc định kỳ của tỉnh giai đoạn 2026-2030 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành, UBND các cấp |
2026- 2030 |
Kết quả quan trắc môi trường hàng năm |
NSNN |
1.5 |
Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, chuyển đổi nhiên liệu than sang LNG và điện, thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học |
Sở Công thương |
Các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương |
2025 - 2030 |
Hội thảo, tuyên truyền, phổ biến |
NSNN |
2 |
Các nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên kiểm soát nguồn di động |
|
|
|
|
|
2.1 |
Thực hiện việc kiểm định, kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo các hướng dẫn của Trung ương; phát triển mạng lưới, phương tiện giao thông công cộng, các phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng, nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường (xe chạy điện) |
Sở Giao thông vận tải |
Các chủ phương tiện, các đơn vị liên quan |
2025- 2030 |
Tăng tỷ lệ các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch |
NSNN |
2.2 |
Đẩy mạnh việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gắn với duy tu, bảo trì, bảo dưỡng đảm bảo an toàn giao thông và khai thác hiệu quả các công trình hạ tầng giao thông |
Sở Giao thông vận tải |
Các Sở, Ban ngành liên quan |
2025- 2030 |
Hoàn thiện theo tiến độ của chương trình, dự án đã và đang triển khai |
NSNN |
2.3 |
Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch số 1404/KH-UBND ngày 30/4/2023 của UBND tỉnh Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương |
Công an tỉnh |
Sở Giao thông vận tải và các Sở, Ban ngành liên quan |
2025- 2030 |
Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và báo cáo hàng năm |
NSNN |
2.4 |
Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cácbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh; |
Sở Giao thông vận tải |
Chủ phương tiện, các đơn vị liên quan |
2025- 2030 |
Định kỳ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện theo quy định |
- NSNN - Nguồn xã hội hóa |
2.5 |
Thực hiện kiểm kê khí thải đối với các phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy |
Sở Giao thông vận tải |
Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp có nguồn thải |
2025- 2030 |
Cơ sở dữ liệu về kiểm kê phát thải của nguồn di động trên địa bàn tỉnh |
- NSNN - Nguồn vốn doanh nghiệp |
3 |
Các nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên kiểm soát nguồn diện |
|
|
|
|
|
3.1 |
Xây dựng ban hành hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. |
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
2025- 2030 |
- Văn bản hướng dẫn - Triển khai các mô hình thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích. |
- NSNN - Nguồn xã hội hóa |
3.2 |
Ban hành kế hoạch và lộ trình chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, xử lý thực bì sau mỗi vụ thu hoạch, đảm bảo thu gom, xử lý, chế biến rơm rạ, phụ phẩm nông lâm nghiệp sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích. |
UBND các huyện, thành phố, thị xã |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ngành liên quan |
2025- 2030 |
Kế hoạch |
NSNN |
3.3 |
Hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện, Chủ đầu tư xây dựng công trình, các nhà thầu thi công xây dựng thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh do hoạt động thi công xây dựng |
Sở Xây dựng |
Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp có nguồn thải |
2025- 2030 |
100% công trình xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp BVMT trong thi công và vận chuyển nguyên vật liệu. |
- NSNN - Nguồn xã hội hóa |
3.4 |
Tăng cường kiểm tra, rà soát các bãi rác tự phát không nằm trong quy hoạch |
UBND các huyện, thành phố, thị xã |
UBND các xã, phường, thị trấn |
2025- 2030 |
100% các bãi rác tự phát bị xóa bỏ, xử lý theo quy định |
NSNN |
3.5 |
Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, tiến tới loại bỏ việc sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt ở các khu dân cư, khu đô thị. |
UBND các huyện, thành phố, thị xã |
UBND các xã, phường, thị trấn |
2025- 2030 |
Hội thảo, tuyên truyền, phổ biến |
- NSNN - Nguồn xã hội hóa |