Quyết định 1233/QĐ-UBND năm 2025 công bố thủ tục hành chính nội bộ mới trong lĩnh vực Y tế dự phòng, Tổ chức cán bộ, Trang thiết bị và công trình y tế thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế, thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 1233/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/05/2025 |
Ngày có hiệu lực | 06/05/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Võ Văn Minh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1233/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 06 tháng 5 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Công văn số 5990/VPCP-KSTT ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc công bố, rà soát, đơn giản hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 55/TTr-SYT ngày 28 tháng 4 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 08 thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ mới ban hành trong lĩnh vực y tế dự phòng, tổ chức cán bộ, trang thiết bị và công trình y tế thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế, thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã.
(Chi tiết tại: Phần I - Danh mục TTHC; Phần II - Nội dung cụ thể TTHC)
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH NỘI BỘ MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÒNG, TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ
TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH Y TẾ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ,
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-UBND ngày 06
tháng 5 năm 2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Trang |
I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
||||
01 |
Thủ tục dự trù và phân phối thuốc Methadone thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh thành phố. |
Y tế dự phòng |
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh |
|
02 |
Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại cơ sở, địa điểm khác (ngoại trừ tại nhà, tại cửa khẩu, cơ sở y tế). |
Y tế dự phòng |
Sở Y tế |
|
03 |
Thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người được tiêm chủng. |
Y tế dự phòng |
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh |
|
04 |
Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh |
Y tế dự phòng |
UBND tỉnh |
|
05 |
Thủ tục xếp hạng đơn vị sự nghiệp Y tế |
Tổ chức cán bộ |
Sở Y tế |
|
06 |
Thủ tục tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế. |
Tổ chức cán bộ |
Sở Y tế |
|
07 |
Thủ tục phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng. |
Trang thiết bị và công trình y tế |
Sở Y tế |
|
II. Thủ tục hành chính cấp xã |
||||
02 |
Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà. |
Y tế dự phòng |
UBND cấp xã |
|
NỘI DUNG THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH NỘI BỘ MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÒNG, TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ
TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH Y TẾ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ,
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-UBND ngày 06 tháng
5 năm 2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước ngày mùng 05 của các tháng 01, 4, 7 và tháng 10 hằng năm hoặc trong trường hợp đột xuất, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị Methadone) lập dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone theo mẫu số 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm cả nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh tại các cơ sở cấp phát thuốc Methadone thuộc thẩm quyền quản lý của cơ sở điều trị Methadone và gửi về Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh).
Bước 2: Trước ngày mùng 10 của tháng lập dự trù, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phải hoàn thành việc tổng hợp và gửi Sở Y tế bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc Methadone quy định tại Khoản 1 Điều này theo mẫu số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TT-BYT.
Bước 3: Trước ngày 15 của tháng lập dự trù, Sở Y tế phải hoàn thành:
+ Duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone của các cơ sở điều trị Methadone đối với nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế theo mẫu số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Duyệt dự trù được lập thành 03 bản và được gửi như sau: 01 bản gửi đơn vị phân phối, 01 bản gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và 01 bản lưu tại Sở Y tế;
+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc Methadone của các cơ sở điều trị Methadone đối với nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế theo mẫu số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) để đề nghị duyệt dự trù. Bản tổng hợp dự trù được gửi như sau: 01 bản gửi Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS), 01 bản gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và 01 bản lưu tại Sở Y tế.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1233/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 06 tháng 5 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Công văn số 5990/VPCP-KSTT ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc công bố, rà soát, đơn giản hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 55/TTr-SYT ngày 28 tháng 4 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 08 thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ mới ban hành trong lĩnh vực y tế dự phòng, tổ chức cán bộ, trang thiết bị và công trình y tế thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế, thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã.
(Chi tiết tại: Phần I - Danh mục TTHC; Phần II - Nội dung cụ thể TTHC)
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH NỘI BỘ MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÒNG, TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ
TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH Y TẾ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ,
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-UBND ngày 06
tháng 5 năm 2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Trang |
I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
||||
01 |
Thủ tục dự trù và phân phối thuốc Methadone thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh thành phố. |
Y tế dự phòng |
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh |
|
02 |
Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại cơ sở, địa điểm khác (ngoại trừ tại nhà, tại cửa khẩu, cơ sở y tế). |
Y tế dự phòng |
Sở Y tế |
|
03 |
Thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người được tiêm chủng. |
Y tế dự phòng |
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh |
|
04 |
Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh |
Y tế dự phòng |
UBND tỉnh |
|
05 |
Thủ tục xếp hạng đơn vị sự nghiệp Y tế |
Tổ chức cán bộ |
Sở Y tế |
|
06 |
Thủ tục tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế. |
Tổ chức cán bộ |
Sở Y tế |
|
07 |
Thủ tục phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng. |
Trang thiết bị và công trình y tế |
Sở Y tế |
|
II. Thủ tục hành chính cấp xã |
||||
02 |
Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà. |
Y tế dự phòng |
UBND cấp xã |
|
NỘI DUNG THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH NỘI BỘ MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÒNG, TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ
TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH Y TẾ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ,
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-UBND ngày 06 tháng
5 năm 2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước ngày mùng 05 của các tháng 01, 4, 7 và tháng 10 hằng năm hoặc trong trường hợp đột xuất, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị Methadone) lập dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone theo mẫu số 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm cả nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh tại các cơ sở cấp phát thuốc Methadone thuộc thẩm quyền quản lý của cơ sở điều trị Methadone và gửi về Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh).
Bước 2: Trước ngày mùng 10 của tháng lập dự trù, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phải hoàn thành việc tổng hợp và gửi Sở Y tế bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc Methadone quy định tại Khoản 1 Điều này theo mẫu số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TT-BYT.
Bước 3: Trước ngày 15 của tháng lập dự trù, Sở Y tế phải hoàn thành:
+ Duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone của các cơ sở điều trị Methadone đối với nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế theo mẫu số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Duyệt dự trù được lập thành 03 bản và được gửi như sau: 01 bản gửi đơn vị phân phối, 01 bản gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và 01 bản lưu tại Sở Y tế;
+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc Methadone của các cơ sở điều trị Methadone đối với nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế theo mẫu số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) để đề nghị duyệt dự trù. Bản tổng hợp dự trù được gửi như sau: 01 bản gửi Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS), 01 bản gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và 01 bản lưu tại Sở Y tế.
Bước 4: Trước ngày 20 của tháng lập dự trù, Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) xem xét, phê duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone của các tỉnh đối với nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế theo mẫu số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Duyệt dự trù được lập thành 04 bản: 01 bản gửi đơn vị phân phối, 01 bản gửi Sở Y tế, 01 bản gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và 01 bản lưu tại Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).
Bước 5: Căn cứ vào bản duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị phân phối có trách nhiệm:
+ Thống nhất với cơ sở điều trị Methadone về số lượng và thời gian giao thuốc cụ thể. Việc giao thuốc phải thực hiện trước ngày 30 của tháng lập dự trù;
+ Báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone về số lượng và thời gian giao thuốc cụ thể.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, Bưu chính công ích
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Biểu mẫu báo cáo và dự trù thuốc methadone dành cho cơ sở điều trị theo mẫu số 2, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TT-BYT.
+ Biểu mẫu báo cáo và dự trù thuốc methadone dành cho tuyến tỉnh, thành phố/Cơ quan đầu mối theo mẫu số 3, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TT-BYT.
d. Thời hạn giải quyết: 20 ngày
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone của Cục Phòng, chống HIV/AIDS gửi đơn vị phân phối để thực hiện việc chuyển thuốc đến các cơ sở điều trị Methadone của các tỉnh, thành phố.
h. Phí, lệ phí (nếu có): Không
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu số 2 Phụ lục 1 :Biểu mẫu báo cáo và dự trù thuốc methadone dành cho cơ sở điều trị.
+ Mẫu số 3 Phụ lục 1: Biểu mẫu báo cáo và dự trù thuốc methadone dành cho tuyến tỉnh, thành phố/Cơ quan đầu mối.
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư 14/2015/TT-BYT ngày 25/06/2015 về Quản lý thuốc Methadone do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Phụ lục 1
BIỂU MẪU BÁO CÁO VÀ DỰ TRÙ THUỐC METHADONE
DÀNH CHO CƠ SỞ CẤP ĐIỀU TRỊ
(Ban hành kèm theo Thông
tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ THUỐC METHADONE
(từ ngày... tháng ... đến ngày ... tháng ...)
Cơ sở điều trị Methadone ........................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................
Quận/huyện/thị xã/thành phố .................................... Tỉnh/thành phố ....................................
Tên đơn vị |
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng |
Đơn vị tính |
Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển sang |
Số lượng nhập trong kỳ |
Tổng Số |
Số lượng xuất trong kỳ |
Số lượng hao hụt |
Số lượng dư thừa |
Tồn kho cuối kỳ |
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị |
Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới |
Số lượng dự trù cho kỳ tới |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
-
....................................
- ....................................
Người lập
báo cáo |
Lãnh đạo
cơ sở điều trị |
Thủ trưởng đơn vị
quản lý trực tiếp |
Phụ lục 1 |
Mẫu số 3 |
BIỂU MẪU BÁO CÁO VÀ DỰ
TRÙ THUỐC METHADONE DÀNH CHO TUYẾN TỈNH, THÀNH PHỐ/CƠ QUAN ĐẦU
MỐI
(Ban hành kèm theo Thông
tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ ....................................
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ THUỐC METHADONE
(từ ngày... tháng ..... đến ngày.... tháng .....)
Ngày hoàn thành báo cáo (ngày cuối cùng của tháng báo cáo) ....................................
Tên đơn vị |
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng |
Đơn vị tính |
Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển sang |
Số lượng nhập trong kỳ |
Tổng số |
Số lượng xuất trong kỳ |
Số lượng hao hụt |
Số lượng dư thừa |
Tồn kho cuối kỳ |
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị |
Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới |
Số lượng dự trù cho kỳ tới |
Số lượng duyệt dự trù |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số .................................... ngày .................................... - Duyệt bản dự trù này gồm ... trang ... khoản....) - Bản dự trù này có giá trị kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày ............................. |
Người lập
báo cáo |
Lãnh đạo
TTPC HIV/AIDS tỉnh* |
Cơ quan
duyệt dự trù |
Ghi chú: (*) Chỉ áp dụng đối với quy trình duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và Sở Y tế
a. Trình tự thực hiện:
Trường hợp số lượng người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này vượt quá khả năng tiếp nhận cách ly Y tế của cửa khẩu:
+ Trong thời gian 06 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu tổ chức kiểm dịch Y tế biên giới, người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khấu gửi văn bản về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) nơi có cửa khẩu đề nghị hướng dẫn thực hiện việc cách ly Y tế;
+ Trong thời gian 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu, Sở Y tế tỉnh phải có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện cách ly Y tế.
Trường hợp số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có dịch, trong thời gian 06 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) quyết định việc áp dụng các biện pháp chống dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 48 và việc huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch theo quy định tại Điều 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
c. Thành phần, số lượng hồ sơ: không quy định
d. Thời hạn giải quyết: 18 giờ
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức kiểm dịch Y tế biên giới; cơ quan phụ trách cửa khẩu
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế, Ban chỉ đạo chống dịch tỉnh, TP trực thuộc TW
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định việc áp dụng các biện pháp chống dịch
h. Phí, lệ phí (nếu có): Không
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định 101/2010/NĐ-CP 30/09/2010 hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly Y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh (thời điểm tiếp nhận được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế ), Sở Y tế ra quyết định giải quyết bồi thường đối với các trường hợp được Nhà nước bồi thường theo quy định tại Nghị định này. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, người có lỗi hoặc cơ quan tổ chức có lỗi gây thiệt hại (nếu có).
Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.
Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, Sở Y tế phải có văn bản gửi Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường kèm theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phải cấp kinh phí cho Sở Y tế đế chi trả cho người bị thiệt hại.
Bước 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí do Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cấp, Sở Y tế phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại.
Việc chi trả phải thực hiện 01 lần bằng tiền mặt cho người bị thiệt hại hoặc chuyển khoản theo yêu cầu của người bị thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại có yêu cầu trả bằng chuyển khoản thì thực hiện theo yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại. Nếu chi trả bồi thường bằng tiền mặt thì phải thông báo trước ít nhất 02 ngày cho người bị thiệt hại, việc nhận tiền bồi thường được lập thành 02 bản, mỗi bên tham gia giao nhận giữ 01 bản.
b. Cách thức thực hiện: không quy định
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh;
+ Bộ hồ sơ xác định trường hợp được bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
d. Thời hạn giải quyết: 40 ngày
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh (Đơn vị thường trực là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế; Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải quyết bồi thường
h. Phí, lệ phí (nếu có): Không
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng
4. Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007, Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh phải được thành lập.
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, Trực tuyến
c. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
- Dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
Ban chỉ đạo chống dịch: Thành phần được quy định tại mục b khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch UBND cùng cấp.
Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.
d. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch
đ. Đối tượng thực hiện: Sở Y tế.
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Y tế.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
h. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.
l. Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp;
- Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm;
- Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
5. Thủ tục xếp hạng đơn vị sự nghiệp Y tế
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Bước 3: Trả kết quả hồ sơ
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Công văn đề nghị xếp hạng của đơn vị.
2. Bảng phân tích, chấm điểm theo các nhóm tiêu chuẩn và các văn bản, tài liệu chứng minh số điểm đã đạt được kèm theo (lấy số liệu của 02 năm trước liền kề năm đề nghị xếp hạng và các tài liệu kế hoạch thực hiện của năm đề nghị xếp hạng).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Các đơn vị sự nghiệp Y tế thuộc hệ thống Y tế nhà nước đều được xem xét, xếp hạng:
a) Các bệnh viện từ trung ương đến địa phương và bệnh viện thuộc các Bộ, ngành;
b) Các đơn vị thuộc hệ Y tế dự phòng từ trung ương đến địa phương và các Bộ ngành
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh
(Quyết định công nhận xếp hạng các đơn vị sự nghiệp Y tế thuộc thẩm quyền quản lý từ hạng I trở xuống và gửi báo cáo về Bộ Nội vụ, Bộ Y tế)
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định xếp hạng đơn vị.
h. Phí, lệ phí (nếu có): Không
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Sau 5 năm (đủ 60 tháng), kể từ ngày có quyết định xếp hạng, các cơ quan ra quyết định xếp hạng có trách nhiệm xem xét, xếp lại hạng của đơn vị
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế về hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp Y tế
6. Thủ tục tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Căn cứ vào Đề án vị trí việc làm của đơn vị đã được phê duyệt, căn cứ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được xác định trong Đề án vị trí việc làm, bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị xác định nhu cầu xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Tổng hợp nhu cầu chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bước 2: Tổng hợp danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bước 3: Gửi hồ sơ viên chức dự xét thăng hạng cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng.
Bước 4: Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế.
Bước 5: Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người trúng tuyển kỳ xét thăng hạng.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
c. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định
d. Thời hạn giải quyết: Không quy định
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công chức thuộc các Vụ, Thanh tra Bộ
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Vụ Tổ chức cán bộ
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn
h. Phí, lệ phí (nếu có): Không
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Tỷ lệ công chức, người lao động được nâng bậc lương trước thời hạn trong 01 (một) năm không vượt quá 10% tổng số công chức, người lao động của các Đơn vị hiện có, đang công tác tại Cơ quan Bộ Y tế (theo biên chế trả lương của phòng Tài chính - Kế toán thuộc Văn phòng Bộ).
2. Với mỗi cá nhân, không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn.
3. Người được xét nâng bậc lương trước thời hạn phải có đủ 02 điều kiện sau:
3.1 Được các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng bằng văn bản.
Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất (tương ứng với yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên) hoặc 4 năm gần nhất (tương ứng với yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp trở xuống) tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn. Mỗi thành tích khen thưởng chỉ được dùng để xem xét nâng bậc lương trước thời hạn 01 lần.
3.2. Đã có thời gian giữ bậc lương đang hưởng tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng lương trước thời hạn còn thiếu từ 01 đến 12 tháng.
Đối với trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn, các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian (6 năm hoặc 4 năm) không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Quyết định số 4212/QĐ-BYT ngày 23/10/2013 của Bộ Y tế.
7. Thủ tục phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng.
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đơn vị sự nghiệp nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt định mức.
Bước 2: Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2019/TT-BYT có trách nhiệm phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng, trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Danh mục trang thiết bị Y tế chuyên dùng hiện có kèm theo số lượng cụ thể của từng chủng loại.
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy hoạch phát triển của đơn vị (nếu có);
+ Bảng kê khai nhân lực và cơ sở vật chất của đơn vị. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đính kèm thêm văn bản phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
+ Bản thuyết minh về nhu cầu sử dụng của từng chủng loại trang thiết bị Y tế bổ sung thêm trong 03 năm tiếp theo;
+ Các tài liệu quy định tại điểm b, d và đ Khoản này phải được Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu.
d. Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các đơn vị sự nghiệp Y tế trực thuộc Sở Y tế địa phương.
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2019/TT-BYT.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng.
h. Phí, lệ phí (nếu có): Không
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Văn bản đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 08/2019/TT-BYT
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 08/2019/TT-BYT ngày 31/5/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực Y tế; Quyết định số 2316/QĐ-BYT ngày 04/6/2020 của Bộ Y tế về việc phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT TIÊU CHUẨN, ĐỊNH
MỨC SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHUYÊN DÙNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số
08/2019/TT-BYT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../.... |
………., ngày ... tháng ... năm ..…... |
Kính gửi: ....................................................
- Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
- Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BYT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ Y tế hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực Y tế.
.................................... đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động và nhu cầu sử dụng để đề xuất định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng của đơn vị như sau:
A. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng đề nghị xem xét phê duyệt
TT |
Chủng loại |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Ghi |
chú |
A |
thiết bị Y tế chuyên dùng đặc thù |
|
|||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
B |
thiết bị Y tế chuyên dùng khác |
|
|||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
B. Hồ sơ kèm theo báo cáo
1. Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy hoạch phát triển của đơn vị (nếu có)
2. Bảng kê khai nhân lực và cơ sở vật chất của đơn vị.
3. Văn bản phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở (Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
4. Danh mục trang thiết bị Y tế chuyên dùng hiện có kèm theo số lượng cụ thể của từng chủng loại.
5. Thuyết minh về nhu cầu sử dụng của từng chủng loại trang thiết bị Y tế trong
………………………………..
1. Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi phát hiện người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, Trạm trưởng Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) lập danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, phê duyệt.
Bước 2. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của Trạm trưởng Trạm Y tế xã, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã phải quyết định việc phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế. Trường hợp từ chối phê duyệt phải nêu rõ lý do.
Bước 3. Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế được phê duyệt, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
+ Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly cho người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế và thân nhân của họ, đồng thời thông báo cho Công an xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc để phối hợp giám sát việc thực hiện biện pháp cách ly Y tế;
+ Tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát, theo dõi sức khỏe của người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế;
+ Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã về các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ lây nhiễm từ người bị cách ly Y tế ra cộng đồng.
Trường hợp người đang bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 4. Sau khi tiếp nhận đối tượng, người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng có trách nhiệm:
+ Tổ chức thực hiện việc cách ly và chăm sóc, điều trị cho người bệnh;
+ Thông báo với Trạm trưởng Trạm Y tế xã về tình trạng bệnh của người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế.
Bước 5. Sau khi nhận được thông báo của người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
+ Thông báo hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cách ly Y tế trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó không mắc bệnh truyền nhiễm;
+ Lập danh sách những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó mắc bệnh truyền nhiễm.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
c. Thành phần, số lượng hồ sơ: danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà
d. Thời hạn giải quyết: 07 giờ
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trạm Y tế xã, phường, thị trấn
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế
h. Phí, lệ phí (nếu có): Không
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/09/2010 hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly Y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.