Quyết định 09/2025/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp
Số hiệu | 09/2025/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 08/07/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký | Trần Trí Quang |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2025/QĐ-UBND |
Đồng Tháp, ngày 08 tháng 7 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 150/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 08/TTr-TT ngày 04 tháng 7 năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp.
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn tỉnh;
c) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các văn bản về lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công.
3. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến về chủ trương; ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp xã; đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu, trừ trường hợp Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra;
đ) Thanh tra đối với vụ việc thuộc thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật;
e) Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
g) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh;
h) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Thanh tra tỉnh;
i) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2025/QĐ-UBND |
Đồng Tháp, ngày 08 tháng 7 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 150/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 08/TTr-TT ngày 04 tháng 7 năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp.
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn tỉnh;
c) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các văn bản về lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công.
3. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến về chủ trương; ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp xã; đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu, trừ trường hợp Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra;
đ) Thanh tra đối với vụ việc thuộc thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật;
e) Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
g) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh;
h) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Thanh tra tỉnh;
i) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
4. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.
9. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
10. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh.
11. Thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.
14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền, phân định thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Quyết định sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành:
a) Quyết định số 17/2024/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Tiền Giang;
b) Quyết định số 09/2025/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |