Quyết định 06/QĐ-BNN-PC năm 2025 về Kế hoạch đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 06/QĐ-BNN-PC |
Ngày ban hành | 03/01/2025 |
Ngày có hiệu lực | 03/01/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Lê Minh Hoan |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/QĐ-BNN-PC |
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2025 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Văn bản 868/TTg-TKBT ngày 25/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
|
BỘ TRƯỞNG |
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG,
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN
ĐẤT NƯỚC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-PC ngày tháng
năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 868/TTg- TKBT ngày 25/10/2024 về việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch của Bộ để thực hiện với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục đích
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đến đảng viên, công chức của các đơn vị để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của từng đảng viên, công chức trong công tác đề xuất, xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Xây dựng hệ thống pháp luật về nông nghiệp và PTNT đảm bảo đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực của nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông các nguồn lực trong xã hội đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển ngành và thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ thành nhiệm vụ, công việc cụ thể trong xây dựng và hoàn thiện thể chế ngành nông nghiệp. Đồng thời, giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
2. Yêu cầu
- Bám sát chỉ đạo của Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện thể chế ngành nông nghiệp để xác định những nhiệm vụ, công việc trọng tâm cần triển khai thực hiện.
- Phân công các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tập trung nguồn lực, chủ động đề ra các giải pháp, kế hoạch triển khai cụ thể các nhiệm vụ được giao.
1. Nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này.
2. Xác định vướng mắc, bất cập - “điểm nghẽn” trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT do quy định của pháp luật và đề xuất giải pháp xử lý tại Phụ lục II kèm theo Kế hoạch này.
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/QĐ-BNN-PC |
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2025 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Văn bản 868/TTg-TKBT ngày 25/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
|
BỘ TRƯỞNG |
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG,
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN
ĐẤT NƯỚC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-PC ngày tháng
năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 868/TTg- TKBT ngày 25/10/2024 về việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch của Bộ để thực hiện với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục đích
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đến đảng viên, công chức của các đơn vị để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của từng đảng viên, công chức trong công tác đề xuất, xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Xây dựng hệ thống pháp luật về nông nghiệp và PTNT đảm bảo đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực của nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông các nguồn lực trong xã hội đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển ngành và thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ thành nhiệm vụ, công việc cụ thể trong xây dựng và hoàn thiện thể chế ngành nông nghiệp. Đồng thời, giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
2. Yêu cầu
- Bám sát chỉ đạo của Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện thể chế ngành nông nghiệp để xác định những nhiệm vụ, công việc trọng tâm cần triển khai thực hiện.
- Phân công các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tập trung nguồn lực, chủ động đề ra các giải pháp, kế hoạch triển khai cụ thể các nhiệm vụ được giao.
1. Nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này.
2. Xác định vướng mắc, bất cập - “điểm nghẽn” trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT do quy định của pháp luật và đề xuất giải pháp xử lý tại Phụ lục II kèm theo Kế hoạch này.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể (nếu cần) và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
2. Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ tại Mục II của Kế hoạch này báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Bộ (qua Vụ Pháp chế) định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ.
3. Vụ Tài chính chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tại Mục II của Kế hoạch này trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ và các đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, hướng dẫn của Bộ Tài chính và chế độ tài chính hiện hành.
4. Vụ Pháp chế chủ trì theo dõi, đôn đốc, đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Bộ./.
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ĐỂ THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO CỦA TỔNG BÍ
THƯ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-PC ngày tháng
năm 202 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
STT |
Nội dung |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Sản phẩm |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực thi pháp luật, chính sách |
||||
1.1 |
Đề xuất, lập Kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản QPPL |
||||
1.1.1 |
Đề xuất, lập Kế hoạch theo đúng quy trình, quy định |
- Đơn vị đầu mối tham mưu, tổng hợp Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL của Bộ: Vụ Pháp chế - Đơn vị chủ trì đề xuất, xây dựng văn bản để đưa vào Kế hoạch: các đơn vị thuộc Bộ |
Văn phòng Ban cán sự, Cơ quan Đảng ủy Bộ, các cơ quan, đơn vị có liên quan |
Bộ trưởng ban hành: Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL của Bộ. |
Hàng năm |
1.1.2 |
Tổ chức thực hiện Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL, bảo đảm chất lượng, tiến độ |
Các đơn vị chủ trì xây dựng văn bản QPPL |
Văn phòng Ban cán sự, Cơ quan Đảng ủy Bộ, các cơ quan, đơn vị có liên quan |
Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền: Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các dự án luật; Nghị quyết của Quốc hội và ban hành các thông tư theo thẩm quyền |
Theo Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL được phê duyệt |
1.1.3 |
Thực hiện tốt công tác truyền thông, tiếp thị chính sách pháp luật trong giai đoạn đề xuất lập Kế hoạch và giai đoạn xây dựng, ban hành văn bản |
Các đơn vị chủ trì xây dựng văn bản QPPL |
Báo Nông nghiệp Việt Nam, các cơ quan, đơn vị liên quan |
Chính sách pháp luật trong giai đoạn đề xuất lập kế hoạch, giai đoạn xây dựng, ban hành văn bản được truyền thông, tiếp thị hiệu quả |
Thường xuyên |
1.2 |
Rà soát để phục vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật lĩnh vực nông nghiệp và PTNT |
||||
1.2.1 |
Rà soát, phát hiện các vướng mắc, sơ hở, khoảng trống, chồng chéo trong quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới văn bản QPPL kịp thời, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển. |
- Đơn vị đầu mối tham mưu, tổng hợp: Vụ Pháp chế - Đơn vị chủ trì rà soát: các cục, vụ, Văn phòng Bộ và các đơn vị khác |
Báo Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan đơn vị liên quan |
Báo cáo kết quả rà soát và Phương án xử lý kết quả rà soát |
Hàng năm |
1.2.2 |
Rà soát các chính sách, pháp luật trong nước để đề xuất phương án/kế hoạch tham gia, ký kết các ĐƯQT mới hoặc rà soát để nội luật hoá các cam kết quốc tế nhằm triển khai thực hiện ĐƯQT đã ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Vụ Hợp tác quốc tế |
Các cơ quan, đơn vị có liên quan |
Báo cáo rà soát chính sách, pháp luật để đề xuất tham gia, ký kết các ĐƯQT mới/Báo cáo rà soát chính sách, pháp luật để thực hiện ĐƯQT đã ký kết lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Hàng năm |
1.2.3 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung/ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp để thích ứng với vấn đề mới, xu hướng mới (trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh,…) và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. |
Vụ Pháp chế |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Báo cáo rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung/ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật |
Năm 2025 |
1.2.4 |
Rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động du lịch trong lĩnh vực nông nghiệp |
Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn |
Văn phòng nông thôn mới, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT, của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch |
Báo cáo đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động du lịch trong lĩnh vực nông nghiệp |
Năm 2025 |
1.3 |
Chủ động tích cực phối hợp với các bộ, ngành, văn phòng chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các địa phương, VCCI, các hiệp hội, doanh nghiệp để lắng nghe, cập nhật và xử lý các phản ánh, kiến nghị, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, ách tắc do quy định pháp luật đối với thực tiễn hoạt động, phát triển của ngành. |
- Đơn vị đầu mối tổng hợp, tham mưu: Vụ Pháp chế - Đơn vị chủ trì thực hiện: các cục, vụ, Văn phòng Bộ và các đơn vị khác |
Báo Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan đơn vị liên quan. |
Báo cáo tổng hợp các phản ánh, kiến nghị về các vướng mắc trong thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT và Phương án xử lý các kiến nghị, phản ánh. |
Hàng năm |
1.4 |
Tổ chức kiểm tra công tác thi hành pháp luật về nông nghiệp và PTNT tại địa phương, các đơn vị thuộc Bộ để phát hiện và kịp thời xử lý các vướng mắc, bất cập, sai sót. |
Đơn vị đầu mối tham mưu, tổng hợp: Vụ Pháp chế |
Đơn vị phối hợp: các cục, vụ, Văn phòng Bộ, Báo Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan |
Báo cáo phương án xử lý các vấn đề qua công tác kiểm tra. |
Hàng năm |
1.5 |
Nghiên cứu xây dựng phần mềm về theo dõi, quản lý việc xây dựng chính sách, xây dựng văn bản QPPL trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Vụ Pháp chế |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Phần mềm được hoàn thành, đưa vào hoạt động |
Năm 2025 |
1.6 |
Bảo đảm các điều kiện về nguồn lực (nhân lực, kinh phí) để thực hiện xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật. |
Các đơn vị thuộc Bộ |
Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan |
|
Hàng năm |
2 |
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước |
||||
|
Tiếp tục đề xuất, tham mưu, tổng hợp xây dựng Đề án/Phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, hoàn thiện vị trí việc làm theo chỉ đạo của Ban cán sự đảng Bộ, Bộ trưởng; tham mưu triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt |
Vụ Tổ chức cán bộ |
Các cơ quan, đơn vị có liên quan |
Báo cáo đề xuất/Đề án/Phương án được Ban cán sự đảng Bộ quyết nghị thông qua, được Bộ trưởng/Cấp có thẩm quyền phê duyệt |
Theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, chỉ đạo của Ban cán sự, Bộ trưởng |
1 |
Đánh giá 10 Luật trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT để đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật theo hướng: các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; luật không quy định chi tiết, quy định thủ tục hành chính, trình tự, hồ sơ hoặc những quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ trưởng hoặc cơ quan khác. |
Các Cục theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong các lĩnh vực hoạt động của ngành |
Vụ Pháp chế, Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan, đơn vị có liên quan. |
Báo cáo đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật bảo đảm: Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ, ngành. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, địa phương quy định để đảm bảo linh hoạt trong điều hành |
Quý II/2025 |
2 |
Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để ngành nông nghiệp phát triển bền vững, hiệu quả. |
Các Cục quản lý chuyên ngành |
Vụ Pháp chế, Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan, đơn vị có liên quan |
Các Cục chuyên ngành có Báo cáo về Phương án/Kế hoạch thực hiện chuyển đổi tư duy trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi để khơi thông nguồn lực, tháo gỡ các điểm nghẽn và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo |
Quý II/2025 |
1 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung: (1) quy trình đề xuất, lập Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ; (2) Quy trình xây dựng, ban hành; kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ. |
Vụ Pháp chế |
Các vụ, cục, thanh tra, Văn phòng Bộ, Văn phòng Ban cán sự, Cơ quan Đảng ủy Bộ, Báo Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan. |
Bộ trưởng ban hành các quy trình: (1) Quy trình đề xuất, lập Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ; (2) Quy trình xây dựng, ban hành; kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa; hợp nhấ tvăn bản quy phạm pháp luật của Bộ. |
Quý I/2025 |
2 |
Nhận diện và xử lý những vướng mắc, bất cập-“điểm nghẽn” trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT có nguyên nhân từ quy định của pháp luật |
Vụ Pháp chế |
Các vụ, cục, thanh tra, Văn phòng Bộ, Văn phòng Ban cán sự, Cơ quan Đảng ủy Bộ, Báo Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan |
Báo cáo kết quả thực hiện việc khắc phục vướng mắc, bất cập - “điểm nghẽn” (các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tiễn hoặc thiếu các quy định của pháp luật để điều chỉnh, gây cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực,...) |
Quý II/2025 |
3 |
Tổ chức thực hiện pháp luật đồng bộ, hiệu quả thông qua: (1) truyền thông, tiếp thị chính sách, pháp luật sau khi ban hành, “xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật” để đưa pháp luật vào cuộc sống; (2) kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện tồn tại, bất cập để nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh phù hợp với thực tiễn ngành nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; (3) đánh giá, tổng kết tình hình thực thi pháp luật, hiệu quả chính sách sau ban hành. |
Các đơn vị được Bộ giao chủ trì tổ chức thực hiện pháp luật |
Vụ Pháp chế và cơ quan, đơn vị có liên quan |
Kế hoạch được ban hành, Báo cáo kết quả thực hiện |
Thường xuyên |
4 |
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật |
Các đơn vị được Bộ giao chủ trì |
Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp các cơ quan, đơn vị có liên quan |
|
Thường xuyên |
1 |
Rà soát Luật, Nghị định, Quyết định của TTCP và Thông tư của Bộ trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT có nội dung phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, xác định những việc giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ thực hiện mà địa phương thực hiện tốt hơn thì phân cấp cho địa phương thực hiện. |
Các đơn vị theo lĩnh vực chuyên môn |
Vụ Pháp chế và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ |
Báo cáo kết quả rà soát về phân cấp, phân quyền của các lĩnh vực |
Quý II/2025 |
2 |
Rà soát hệ thống pháp luật lĩnh vực nông nghiệp và PTNT có quy định về thủ tục hành chính để tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa nhằm giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. |
- Đơn vị đầu mối tổng hợp: Văn phòng Bộ - Đơn vị chủ trì: Các đơn vị theo lĩnh vực chuyên môn |
Văn phòng Thường trực CCHC, Báo Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ |
Báo cáo phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC của Bộ |
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng |
3 |
Thực hiện nghiêm Quy định 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. |
- Đơn vị đầu mối tổng hợp: Vụ Pháp chế - Đơn vị chủ trì: Các đơn vị theo lĩnh vực chuyên môn |
Thanh tra Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ |
|
Thường xuyên./. |
VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP - “ĐIỂM NGHẼN” TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP VÀ PTNT DO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
(Kèm theo Quyết định /QĐ-BNN-PC ngày tháng
năm 202 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
STT |
Nội dung |
Đề xuất |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
|
|
|
|
||
1 |
Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản |
||||
1.1 |
Vấn đề xử lý khoản vay vốn tín dụng đóng tàu Nghị định 67/2014/NĐ-CP chưa có quy định để xử lý đối với các khoản vay vốn tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng và chuyển đổi chủ tàu để cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay trên. Vì vậy, cần thiết phải: |
- Làm rõ việc xử lý đối với các khoản cho vay vốn tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng và chuyển đổi chủ tàu để cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá. - Làm rõ đối tượng, cơ chế trong chuyển nhượng tàu cá được đóng mới, nâng cấp theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. - Một số chính sách quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP cần chuyển tiếp để các chính sách được thực hiện đến hết thời hạn. |
Cục Thuỷ sản |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
- Đã trình Chính phủ Tờ trình số 7963/TTr- BNN-TCTS ngày 25/11/2022. - Đến nay, Bộ đã có báo cáo số 4449/BC- BNN-TS ngày 21/6/2024 gửi Chính phủ về tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ đối với dự thảo nghị định |
1.2 |
Vấn đề phát triển nuôi biển Nghị định 67/2014/NĐ-CP chưa có quy định về chính sách đối với nuôi biển. Trong khi đó, hiện nay, nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp bền vững với công nghệ cao; phương thức quản lý hiện đại; khuyến khích phát triển nuôi biển xa bờ và ngoài khơi xa. |
Cần có chính sách hỗ trợ cho phát triển nuôi biển. |
Cục Thuỷ sản |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
|
2 |
Nghị định 37/2024/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản |
||||
2.1 |
Phụ lục V của Nghị định 37/2024 quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên. Quy định này đối với một số loài hải sản khai thác là không phù hợp. Ví dụ quy định này với cá ngừ vằn và một số loài có sản lượng thương mại quan trọng khác như cá trích xương, mực ống, tôm sắt cứng, cá hố. |
Cần làm rõ quy định phù hợp với tính chất khoa học và thực tiễn |
Cục Kiểm ngư |
Cục Thuỷ sản |
Quý I/2025 |
2.2 |
Quy định “Không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu” tại mục c điểm 6 khoản 36 (bổ sung Điều 70b) Nghị định 37/2024/NĐ-CP |
Cần làm rõ quy định phù hợp với tính chất khoa học và thực tiễn |
Cục Kiểm ngư |
Cục Thuỷ sản |
Quý I/2025 |
3 |
Nghị định 38/2024/NĐ-CP ngày 05/4/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản |
||||
|
Quy định xử phạt vi phạm hành chính khi “trộn lẫn nguyên liệu” tại khoản 4 Điều 42 Nghị định 38/2024/NĐ-CP. |
Cần làm rõ sự không khoa học và thực tiễn quy định tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP để phù hợp với quy định về xử phạt đối với hành vi này tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP |
Cục Kiểm ngư |
Cục Thuỷ sản |
Quý I/2025 |
|
|
|
|
||
1. |
Hành vi vi phạm “Nhập khẩu sản phẩm động vật tồn dư các chất độc hại, nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép” quy định tại điểm a khoản 7 Điều 15 ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc tái xuất hoặc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm” quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15. Hành vi này không quy định biện pháp khắc phục hậu quả tiêu hủy nên gây khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không thể tái xuất hàng vi phạm hoặc không tìm được đơn vị có đủ năng lực thực hiện biện pháp xử lý nhiệt. |
Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 90/2017/NĐ- CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y như sau: “d) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;” |
Cục Thú y |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quý IV/2025 |
|
|
|
|
||
|
Chậm, thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình sản xuất (đối với cây trồng chính) trong lĩnh vực trồng trọt sẽ tác động tới quản lý, quyền và lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân |
Ban hành Thông tư xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và văn bản hướng dẫn quy trình sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt |
Cục Trồng trọt |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quý IV/2025 |
|
|
|
|
||
1 |
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi + Khoản 4 Điều 26 Luật Chăn nuôi quy định: “Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi” Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn quốc gia năm 2006 quy định: “2. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.” Và Điều 28 quy định các loại quy chuẩn kỹ thuật. Hiện nay, việc xây dựng, ban hành QCVN về khảo nghiệm có quan điểm khác nhau: (i) có thể ban hành QCVN theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; (ii) không thể ban hành QCVN vì QCVN quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường. |
Đề xuất sửa đổi khoản 4 Điều 26 Luật Chăn nuôi trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về hoạt động khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi. |
Cục Chăn nuôi |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
2026-2030 |
2 |
Quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi Điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Chăn nuôi quy định sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trước khi lưu thông trên thị trường phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật. Nghị định số 13/2020/NĐ-CP và Nghị định số 46/2022/NĐ- CP cũng hướng dẫn về công bố hợp quy đối với sản phẩm này. Theo quy định tại Thông tư số 16/2021/TT-BNNPTNT, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn. Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư này, đối với sản phẩm, hàng hóa chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn quốc gia thì chưa áp dụng quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại Thông tư này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn quốc gia được ban hành và có hiệu lực thi hành. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn quốc gia phải được ban hành trong thời gian không quá 24 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, đến nay, QCVN này chưa được ban hành. |
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi |
Cục Chăn nuôi |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
2025-2026 |
|
|
|
|
||
|
Về giao rừng, hiện vẫn còn nội dung chưa đồng bộ thống nhất giữa Luật Lâm nghiệp và Luật Đất đai 2024, cụ thể: 1. Theo điểm c khoản 2, điểm a khoản 3 Luật Lâm nghiệp, đối tượng hộ gia đình là đối tượng vẫn được giao rừng. Tuy nhiên theo Luật Đất đai 2024, hộ gia đình không còn là đối tượng được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. 2. Theo điểm a khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp, cá nhân là đối tượng được giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Tuy nhiên, theo Luật đất đai 2024, cá nhân không còn là đối tượng được giao đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên. |
Nghiên cứu sửa đổi Luật Lâm nghiệp |
Cục Lâm nghiệp |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
2026-2030 |
|
|
|
|
||
1 |
- Hiện nay, phần lớn các trang trại phát triển mang tính tự phát, quy mô sản xuất nhỏ; chất lượng lao động còn thấp; số lượng trang trại ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao chưa nhiều, chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công truyền thống. Các trang trại kết hợp du lịch hầu hết phát triển tự phát, không có quy hoạch, chưa có giấy phép hoạt động du lịch, lao động không được đào tạo. Tình trạng vi phạm về đất đai, xây dựng diễn ra phổ biến. Việc tiếp cận vốn vay tín dụng của chủ trang trại theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn còn hạn chế. - Chính sách quy định tại Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại mới chỉ mang tính định hướng, chưa cụ thể nên hiệu quả đạt được trong thực tiễn chưa cao. Hiện, các chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại đang lồng ghép trong các chính sách cùng các đối tượng khác và nằm tản mạn ở nhiều văn bản nên khó khăn trong triển khai và tiếp cận chính sách. Việc phân loại trang trại và những tiêu chí đối với kinh tế trang trại tại Thông tư số 02/2020/TTBNNPTNT mới chỉ quy định đối với các lĩnh vực chuyên ngành về nông nghiệp, trong khi nhiều trang trại đã kết hợp các hoạt động du lịch và phi nông nghiệp khác dẫn đến khó khăn trong thực tiễn quản lý. |
- Đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, để các tồn tại, hạn chế nêu trên được khắc phục. |
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đã trình Chính phủ (Tờ trình số 4618/TTr- BNN- KTHT ngày 28/6/2024) |
2 |
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng dự thảo Nghị định về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và đã trình Chính phủ vào ngày 30/6/2024. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định chưa quy định được chính sách khuyến khích, hỗ trợ riêng, cụ thể đối với chủ trang trại, việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế trang trại hiện khó thực thi do thiếu nguồn lực. |
- Đề xuất Chính phủ Đồng ý cho bổ sung vào dự thảo Nghị định (đã trình Chính phủ) quy định về chính sách hỗ trợ riêng, cụ thể đối với chủ trang trại, bằng việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế trang trại. |
|
||
|
|
|
|
||
|
Khoản 8 Điều 1 Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của TTCP về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 quy định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đạt từ 90% trở lên. Đến thời điểm hiện tại, chỉ có 03/63 tỉnh, thành phố đáp ứng tiêu chí này. Quy định như trên khó thực hiện. |
Sửa đổi, bổ sung Quyết định 321/QĐ-TTg theo hướng giảm tỷ lệ nêu trên để thực hiện được trên thực tế |
Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quý II/2025 |