Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Nghị quyết 587/NQ-HĐND năm 2025 về Kết quả giám sát việc tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo Chương trình hành động 30-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 587/NQ-HĐND
Ngày ban hành 25/04/2025
Ngày có hiệu lực 25/04/2025
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Trần Quốc Toản
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 587/NQ-HĐND

Hưng Yên, ngày 25 tháng 4 năm 2025

 

NGHỊ QUYẾT

KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THEO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 30-CTR/TU NGÀY 03/11/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW NGÀY 16/6/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN ĐẾN 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Nghị quyết số 545/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2024 về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh;

Xét Tờ trình số 237/TTr-ĐGS ngày 24 tháng 4 năm 2025 và Báo cáo số 238/BC-ĐGS ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát việc tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đánh giá kết quả thực hiện

Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung Báo cáo số 238/BC-ĐGS ngày 24/4/2024 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 03/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình số 30-CTr/TU) với một số nội dung chủ yếu như sau:

1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2022-2024, UBND tỉnh và các sở, ngành, UBND cấp huyện đã quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 03/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao. Nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Qua hai năm triển khai, việc thực hiện Chương trình hành động số 30-CTr/TU đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đổi mới tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân để chuyển đổi tập quán sản xuất nông nghiệp từ phương thức truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, tăng cường liên kết sản xuất hàng hoá. Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị kinh tế cao. Thực hiện chuyển đổi đất trồng cây hiệu quả thấp sang trồng cây lâu năm, cây hằng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân, hàng năm chuyển đổi được trên 800ha; giá trị sản xuất bình quân 01ha đất nông nghiệp tăng từ 210 triệu đồng/ha (năm 2020) lên 250 triệu đồng/ha (năm 2025), đạt mục tiêu đề ra. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp, cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thu hút được một số doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất, có nhiều sản phẩm nông nghiệp đưa ra thị trường. Tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất tăng cao, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trên tổng lao động xã hội. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp nông thôn... góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống, tăng thu nhập của nhân dân.

2. Tồn tại, hạn chế

a) Việc tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết thể chế hóa Chương trình số 30-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có thời điểm còn chưa được chú trọng, nhất là các nghị quyết về cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

b) Một số địa phương có diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt thấp so với chỉ tiêu. Một số huyện, thị xã như Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Ân Thi, Văn Lâm... đất trồng lúa được quy hoạch chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp (đường giao thông, khu công nghiệp, khu dân cư...) nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn hạn chế. Một số khu vực chuyển đổi nhỏ lẻ, manh mún, chưa đảm bảo tính đồng loạt, tập trung; thiếu sự quan tâm đầu tư nên năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đảm bảo. Còn tình trạng bỏ ruộng trong giai đoạn giám sát.

c) Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số địa phương để xảy ra tình trạng xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang công trình thủy lợi. Tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn nước tưới tiêu trên địa bàn tỉnh gây khó khăn trong việc canh tác sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản đầu ra của người nông dân.

d) Việc triển khai các cơ chế, chính sách, nội dung, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở một số địa phương còn lúng túng, chưa quyết liệt; chưa hình thành nhiều khu bán và trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề nhằm thúc đẩy và quảng bá thương hiệu nông sản của tỉnh. Liên kết trong sản xuất nông nghiệp gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; tích tụ, tập trung đất đai để xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu và sản phẩm quy mô lớn còn nhiều khó khăn.

đ) Việc thành lập và tạo cơ chế hoạt động của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã còn nhiều bất cập; quy mô hoạt động của các Hợp tác xã, cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu tính đồng bộ, hiệu quả chưa cao, chưa thật sự quan tâm đến việc giữ gìn, phát triển thương hiệu sản phẩm. Số lượng các đơn vị đăng ký và được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu còn thấp.

e) Các mô hình ứng dụng kinh tế nông nghiệp còn nhỏ lẻ; hiệu quả nhân rộng, lan tỏa chưa đáp ứng yêu cầu. Hội đồng khoa học và công nghệ các huyện, thị xã, thành phố chưa chủ động đề xuất các dự án, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp có tính cấp thiết đối với địa phương. Việc đề xuất, đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trong phát triển nông nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức.

g) Công tác xã hội hóa nghiên cứu, chuyển giao KH&CN, trong đó chú trọng doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu nông sản chưa nhiều. Việc ứng dụng thành tựu KH&CN, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.

3. Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại, hạn chế

3.1. Nguyên nhân khách quan

a) Một số quy định của pháp luật liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn bất cập. Thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực tới đời sống và sản xuất của Nhân dân.

b) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp xu hướng thu hẹp, bình quân đầu người thấp, tích tụ khó khăn, cùng với tập quán sản xuất tự cung, tự cấp còn tồn tại ở một số địa phương gây khó khăn cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn.

c) Việc thu hút lực lượng lao động có trình độ cao vào các tổ chức kinh tế tập thể gặp khó khăn; người nông dân có tâm lý trông chờ việc thu hồi đất nhận đền bù, không tập trung canh tác trồng trọt.

d) Việc đầu tư tín dụng của ngành Ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu phát sinh làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ. Tâm lý e ngại, chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng của một bộ phận người nông dân.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...