Nghị quyết 43/NQ-HĐND năm 2021 về Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu | 43/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 16/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2022 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Hoàng Trung Dũng |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/NQ-HĐND |
Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 12 năm 2021 |
VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH HÀ TĨNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm; số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 504/TTr-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hà Tĩnh; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thống nhất của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ chế tài chính địa phương; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của nhà nước và xã hội phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đối với đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, nợ công.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 82.579 tỷ đồng; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 50 - 57% tổng thu ngân sách nhà nước;
b) Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 103.414 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 26 - 29%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 61 - 68% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%;
c) Tỷ lệ bội chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 0,33% GDP; tổng mức vay của ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 1.229 tỷ đồng, mức vay của tỉnh phải nằm trong phạm vi giới hạn nợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ của tỉnh khoảng 351 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)
Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
1. Triển khai Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 gắn với việc thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX và định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo tính ổn định, bền vững, chủ động của ngân sách địa phương. Tổ chức đồng bộ các giải pháp, trên cơ sở bám sát điều hành của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương về dự toán ngân sách các năm và tình hình thực tế địa phương, chủ động điều hành ngân sách đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Tăng cường rà soát nguồn thu, phát hiện thêm các nguồn thu mới. Đánh giá đầy đủ các yếu tố biến động ảnh hưởng đến nguồn thu, điều chỉnh kịp thời nguồn thu mới phát sinh để tính sát với thực tế, nhằm đảm bảo khai thác kịp thời các nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh các giải pháp trong công tác quản lý thu ngân sách, với mục tiêu thu đúng, thu đủ, kịp thời, chống thất thu ngân sách để hoàn thành mức cao nhất dự toán thu ngân sách hàng năm. Từng bước cơ cấu lại thu ngân sách của tỉnh theo hướng bền vững, tăng thu từ khu vực sản xuất kinh doanh.
3. Điều hành, quản lý chi ngân sách đảm bảo dự toán giao hàng năm, chặt chẽ, đúng chế độ quy định; chủ động điều hành ngân sách phù hợp với tiến độ thu ngân sách; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công. Tiếp tục sắp xếp, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, các đề án, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành; đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thiên tai và các nhiệm vụ đột xuất cấp bách khác theo quy định.
4. Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản công; đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh theo chủ trương, quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án; đôn đốc giải ngân nguồn vốn đầu tư, thực hiện điều chuyển vốn đối với các công trình chậm tiến độ cho các công trình có tiến độ triển khai nhanh nhưng chưa được bố trí đủ vốn, không để tình trạng chuyển nguồn, lãng phí, không hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án nhất là các dự án trọng điểm, có quy mô lớn quyết định đến tăng trưởng kinh tế và tác động thu ngân sách trên địa bàn. Huy động tối đa các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển thông qua đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, mời gọi, thu hút đầu tư các dự án đầu tư ngoài ngân sách và dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm tạo nguồn thu, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.
7. Thực hiện nghiêm túc việc điều hành ngân sách theo chỉ đạo Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước.
8. Trong quá trình triển khai thực hiện, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ xem xét điều chỉnh kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo theo quy định.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/NQ-HĐND |
Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 12 năm 2021 |
VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH HÀ TĨNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm; số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 504/TTr-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hà Tĩnh; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thống nhất của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ chế tài chính địa phương; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của nhà nước và xã hội phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đối với đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, nợ công.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 82.579 tỷ đồng; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 50 - 57% tổng thu ngân sách nhà nước;
b) Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 103.414 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 26 - 29%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 61 - 68% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%;
c) Tỷ lệ bội chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 0,33% GDP; tổng mức vay của ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 1.229 tỷ đồng, mức vay của tỉnh phải nằm trong phạm vi giới hạn nợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ của tỉnh khoảng 351 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)
Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
1. Triển khai Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 gắn với việc thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX và định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo tính ổn định, bền vững, chủ động của ngân sách địa phương. Tổ chức đồng bộ các giải pháp, trên cơ sở bám sát điều hành của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương về dự toán ngân sách các năm và tình hình thực tế địa phương, chủ động điều hành ngân sách đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Tăng cường rà soát nguồn thu, phát hiện thêm các nguồn thu mới. Đánh giá đầy đủ các yếu tố biến động ảnh hưởng đến nguồn thu, điều chỉnh kịp thời nguồn thu mới phát sinh để tính sát với thực tế, nhằm đảm bảo khai thác kịp thời các nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh các giải pháp trong công tác quản lý thu ngân sách, với mục tiêu thu đúng, thu đủ, kịp thời, chống thất thu ngân sách để hoàn thành mức cao nhất dự toán thu ngân sách hàng năm. Từng bước cơ cấu lại thu ngân sách của tỉnh theo hướng bền vững, tăng thu từ khu vực sản xuất kinh doanh.
3. Điều hành, quản lý chi ngân sách đảm bảo dự toán giao hàng năm, chặt chẽ, đúng chế độ quy định; chủ động điều hành ngân sách phù hợp với tiến độ thu ngân sách; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công. Tiếp tục sắp xếp, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, các đề án, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành; đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thiên tai và các nhiệm vụ đột xuất cấp bách khác theo quy định.
4. Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản công; đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh theo chủ trương, quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án; đôn đốc giải ngân nguồn vốn đầu tư, thực hiện điều chuyển vốn đối với các công trình chậm tiến độ cho các công trình có tiến độ triển khai nhanh nhưng chưa được bố trí đủ vốn, không để tình trạng chuyển nguồn, lãng phí, không hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án nhất là các dự án trọng điểm, có quy mô lớn quyết định đến tăng trưởng kinh tế và tác động thu ngân sách trên địa bàn. Huy động tối đa các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển thông qua đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, mời gọi, thu hút đầu tư các dự án đầu tư ngoài ngân sách và dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm tạo nguồn thu, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.
7. Thực hiện nghiêm túc việc điều hành ngân sách theo chỉ đạo Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước.
8. Trong quá trình triển khai thực hiện, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ xem xét điều chỉnh kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo theo quy định.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH CHI TIẾT - NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 05 NĂM 2021 -
2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh)
ĐVT: Tỷ đồng
STT |
Nội dung |
Thực hiện giai đoạn trước |
Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 |
|||||
Giai đoạn 2016-2020 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
|||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
A |
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH |
336.018 |
50.248 |
57.031 |
70.076 |
78.111 |
80.552 |
376.340 |
B |
TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN |
54.777 |
7.441 |
8.242 |
12.789 |
13.495 |
12.810 |
82.579 |
I |
Thu nội địa |
33.421 |
5.419 |
6.025 |
6.757 |
7.232 |
7.989 |
39.935 |
|
Trong đó: Thu tiền sử dụng đất |
9.606 |
1.212 |
1.599 |
1.965 |
2.440 |
2.390 |
11.500 |
|
Thu xổ số kiến thiết |
43 |
6 |
6 |
10 |
11 |
10 |
56 |
II |
Thu từ dầu thô (nếu có) |
- |
|
|
|
|
|
|
III |
Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (nếu có) |
21.252 |
2.022 |
2.216 |
5.983 |
6.243 |
4.787 |
42.644 |
IV |
Thu huy động đóng góp nhân dân |
104 |
- |
- |
50 |
20 |
35 |
- |
C |
TỔNG THU NSĐP |
103.334 |
16.311 |
18.746 |
20.283 |
23.023 |
24.971 |
104.722 |
I |
Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp |
31.248 |
5.358 |
5.620 |
6.318 |
6.654 |
7.299 |
37.888 |
II |
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên |
46.285 |
6.949 |
9.033 |
9.110 |
10.233 |
10.959 |
64.434 |
- |
Thu bổ sung cân đối ngân sách |
28.388 |
3.262 |
5.719 |
6.073 |
6.605 |
6.729 |
64.434 |
- |
Thu bổ sung có mục tiêu |
17.897 |
3.687 |
3.314 |
3.037 |
3.628 |
4.230 |
|
III |
Thu bổ sung từ quỹ dự trữ tài chính |
291 |
|
91 |
|
|
200 |
|
IV |
Thu chuyển nguồn |
24.955 |
3.919 |
3.950 |
4.804 |
5.956 |
6.326 |
2.400 |
V |
Thu kết dư ngân sách |
555 |
86 |
52 |
51 |
180 |
187 |
|
D |
TỔNG CHI NSĐP |
101.932 |
16.069 |
18.538 |
19.662 |
22.764 |
24.900 |
103.414 |
I |
Chi đầu tư phát triển |
26.555 |
4.238 |
4.718 |
4.359 |
6.152 |
7.088 |
30.148 |
II |
Chi thường xuyên và các nhiệm vụ khác |
47.133 |
7.641 |
9.015 |
9.644 |
10.283 |
10.550 |
70.838 |
III |
Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay |
3,0 |
|
|
1,06 |
0,71 |
1,3 |
121,7 |
IV |
Chi khác |
246 |
241 |
1,42 |
1,34 |
1,34 |
1,34 |
6,70 |
V |
Chi chuyển nguồn |
27.996 |
3.950 |
4.804 |
5.656 |
6.326 |
7.239 |
2.300 |
E |
BỘI CHI/BÙ ĐẮP BỘI CHI NSĐP |
202 |
- |
- |
26 |
48 |
128 |
1.229 |
G |
TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP |
|
|
|
|
|
|
|
I |
Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP |
|
|
1.036 |
985 |
1.030 |
1.070 |
1.448 |
II |
Mức dư nợ đầu kỳ (năm) |
|
903 |
749 |
591 |
479 |
437 |
534 |
III |
Trả nợ gốc vay trong kỳ (năm) |
571 |
154 |
158 |
138 |
90 |
31 |
351 |
- |
Từ nguồn bù đắp bội chi NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp trên |
454 |
131 |
134 |
115 |
66 |
8 |
340 |
- |
Dự án tự đảm bảo |
117 |
23 |
23 |
23 |
23 |
23 |
11 |
IV |
Tổng mức vay trong kỳ (năm) |
202 |
- |
- |
26 |
48 |
128 |
1.229 |
- |
Vay để bù đắp bội chi |
202 |
|
|
26 |
48 |
128 |
1.229 |
V |
Mức dư nợ cuối kỳ (năm) |
|
749 |
591 |
479 |
437 |
534 |
1.412 |