Nghị quyết 100/NQ-HĐND năm 2024 về kết quả giám sát chuyên đề về chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Long An, giai đoạn 2021-2023
Số hiệu | 100/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 10/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 10/12/2024 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Long An |
Người ký | Nguyễn Văn Được |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/NQ-HĐND |
Long An, ngày 10 tháng 12 năm 2024 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 21
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thành lập Đoàn giám sát về công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023.
Xét Tờ trình số 1226/TTr-HĐND ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh về đề nghị ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023 và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Thống nhất với kết quả giám sát chuyên đề về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh nêu tại Báo cáo số 1041/BC-HĐND ngày 09 tháng 10 năm 2024 và nhấn mạnh một số nội dung sau:
1. Tình hình triển khai quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Long An, giai đoạn 2021 - 2023
1.1. Đặc điểm, điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Long An
- Long An nằm gần trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (chỉ cách TP HCM khoảng 40km), đây là cơ hội lớn để phát triển du lịch ngắn ngày hoặc cuối tuần cho du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Sự kết nối giao thông nhanh chóng với các sân bay, cảng biển và hệ thống giao thông đường bộ giúp du khách dễ dàng tiếp cận các điểm đến trong tỉnh. Với vị trí cửa ngõ kết nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Long An có thể thu hút dòng du khách trong nước và quốc tế di chuyển qua khu vực này. Vị trí chiến lược giúp Long An trở thành trạm dừng chân lý tưởng cho các tour, tuyến du lịch khám phá miền Tây hoặc đi Campuchia. Với đường biên giới giáp Campuchia và các cửa khẩu như Bình Hiệp và Mỹ Quý Tây, Long An có thể phát triển du lịch xuyên biên giới, thuận lợi cho du khách có thể trải nghiệm các chuyến du lịch qua Campuchia từ Long An và ngược lại, tạo ra cơ hội cho các loại hình du lịch quốc tế và thương mại. Hệ thống giao thông như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50 và các tuyến tỉnh lộ như ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 kết nối dễ dàng với Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng khác tạo điều kiện cho sự phát triển của các tuyến du lịch liên vùng, giúp du khách có thể di chuyển dễ dàng tới các điểm du lịch nông thôn, sinh thái, văn hóa tại Long An. Tỉnh có Cảng Quốc tế Long An, là một cảng quan trọng, có khả năng đón tàu du lịch quốc tế, có tiềm năng phát triển du lịch đường biển, thu hút khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh và khám phá khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bên cạnh đó, điều kiện về cảnh quan, văn hóa và di sản của Long An tạo nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch đa dạng. Hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười với đa dạng sinh học, là tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch sinh thái. Cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây lý tưởng cho các hoạt động du lịch sông nước. Với nhiều di tích lịch sử và văn hóa[1] như Khu di tích lịch sử Cách mạng, Chùa Tôn Thạnh, Khu khảo cổ Óc Eo, An Sơn (Đức Hoà) có tiềm năng lớn đối với du lịch văn hóa, khảo cổ, tâm linh. Các làng, nghề truyền thống của Long An[2] là điểm đến của du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng. Các lễ hội truyền thống, sản phẩm xuất khẩu của tỉnh Long An mang đậm nét văn hóa của đất nước, con người Long An chính là yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh, điểm đến du lịch để thu hút du khách.
Điểm nhấn hiện nay của tỉnh là hệ thống các sân golf tầm cỡ (West Lakes Golf & Villas Long An, Royal Long An Golf & Villas), các đô thị sinh thái (Khu đô thị Waterpoint), Cảng Quốc tế Long An và các khu công nghiệp... đã tạo sức hút du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp với các hoạt động hội họp, khuyến khích, hội nghị và triển lãm).
1.2. Công tác triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2023
- Về triển khai, cụ thể hóa các quy định về quy hoạch phát triển du lịch: UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030[3], thông qua Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng 2030[4]; hàng năm ban hành nhiều kế hoạch triển khai công tác phát triển du lịch của tỉnh. Trong đó, Kế hoạch[5] tổ chức thực hiện Chương trình số 13-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị “về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã xác định các mục tiêu, giải pháp cụ thể đến năm 2020 và phấn đấu đến năm 2030 “du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo ra nhiều việc làm mới, với vai trò phục vụ và thúc đẩy tích cực cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác và là điểm đến du lịch vệ tinh hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Về ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Long An: UBND tỉnh đã ban hành 11 văn bản chỉ đạo, triển khai trong công tác phát triển du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, kế hoạch phát triển du lịch, kết nối liên kết phát triển du lịch trong Cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long, liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác quốc tế được thực hiện tốt[6]; trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, kế hoạch phát triển du lịch hàng năm của tỉnh, UBND cấp huyện đã xây dựng, ban hành kế hoạch phát triển du lịch hàng năm của huyện và triển khai thực hiện phù hợp thực tế theo từng địa phương.
- Về công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch: cơ bản được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cụ thể:
+ UBND tỉnh tổ chức Tuần lễ Du lịch hàng năm và tổ chức các buổi Tọa đàm, Hội nghị, Hội thảo (mời chuyên gia của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) tham gia Hội thảo[7]; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, Hội nghị gặp gỡ các cơ quan ngoại giao, Hội nghị kết nối doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư tại nước ngoài...nhằm xây dựng, quảng bá hình ảnh, cải thiện môi trường đầu tư, tiềm năng, cơ hội để thu hút đầu tư các lĩnh vực, trong đó có du lịch.
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh Đoàn Long An ký kết Kế hoạch liên tịch thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Long An, giai đoạn 2023 - 2025; triển khai thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh các hoạt động du lịch gắn với tham quan các di tích lịch sử văn hóa trong học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh; tích hợp “Tham quan Long An qua thực tế ảo 3D”, thực hiện hiệu quả Du lịch thông minh trên Trang Thông tin điện tử của Sở. Sự kiện Tuần lễ Du lịch văn hóa do Sở tham mưu bước đầu tạo hiệu ứng tích cực để thúc đẩy phục hồi cũng như tạo điểm nhấn để du lịch Long An phát triển trong những năm tiếp theo.
+ Sở Thông tin và Truyền thông ký hợp đồng 21 lượt với cơ quan báo chí[8] để tuyên truyền, quảng bá về du lịch của tỉnh Long An.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện một số mô hình phát triển du lịch[9].
+ UBND các huyện thực hiện tuyên truyền thông qua: Trang thông tin điện tử; trên sóng phát thanh; hội thảo; các đoàn đến làm việc tại địa phương và tham quan, tìm hiểu để xúc tiến đầu tư kinh doanh; huyện Châu Thành tổ chức các Hội thi tìm hiểu lịch sử địa phương, góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về du lịch tại địa phương.
- Về nguồn vốn: Việc bố trí ngân sách, huy động nguồn lực phát triển kinh tế xã hội gắn phát triển du lịch tại địa phương[10] và công tác kiểm tra về du lịch của tỉnh[11] được một số địa phương quan tâm.
1.3. Kết quả thực hiện phát triển du lịch
1.3.1. Về tổ chức bộ máy và nhân lực phát triển du lịch
- Đối với cấp tỉnh:
+ UBND tỉnh phân công Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/NQ-HĐND |
Long An, ngày 10 tháng 12 năm 2024 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 21
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thành lập Đoàn giám sát về công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023.
Xét Tờ trình số 1226/TTr-HĐND ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh về đề nghị ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023 và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Thống nhất với kết quả giám sát chuyên đề về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh nêu tại Báo cáo số 1041/BC-HĐND ngày 09 tháng 10 năm 2024 và nhấn mạnh một số nội dung sau:
1. Tình hình triển khai quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Long An, giai đoạn 2021 - 2023
1.1. Đặc điểm, điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Long An
- Long An nằm gần trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (chỉ cách TP HCM khoảng 40km), đây là cơ hội lớn để phát triển du lịch ngắn ngày hoặc cuối tuần cho du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Sự kết nối giao thông nhanh chóng với các sân bay, cảng biển và hệ thống giao thông đường bộ giúp du khách dễ dàng tiếp cận các điểm đến trong tỉnh. Với vị trí cửa ngõ kết nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Long An có thể thu hút dòng du khách trong nước và quốc tế di chuyển qua khu vực này. Vị trí chiến lược giúp Long An trở thành trạm dừng chân lý tưởng cho các tour, tuyến du lịch khám phá miền Tây hoặc đi Campuchia. Với đường biên giới giáp Campuchia và các cửa khẩu như Bình Hiệp và Mỹ Quý Tây, Long An có thể phát triển du lịch xuyên biên giới, thuận lợi cho du khách có thể trải nghiệm các chuyến du lịch qua Campuchia từ Long An và ngược lại, tạo ra cơ hội cho các loại hình du lịch quốc tế và thương mại. Hệ thống giao thông như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50 và các tuyến tỉnh lộ như ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 kết nối dễ dàng với Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng khác tạo điều kiện cho sự phát triển của các tuyến du lịch liên vùng, giúp du khách có thể di chuyển dễ dàng tới các điểm du lịch nông thôn, sinh thái, văn hóa tại Long An. Tỉnh có Cảng Quốc tế Long An, là một cảng quan trọng, có khả năng đón tàu du lịch quốc tế, có tiềm năng phát triển du lịch đường biển, thu hút khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh và khám phá khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bên cạnh đó, điều kiện về cảnh quan, văn hóa và di sản của Long An tạo nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch đa dạng. Hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười với đa dạng sinh học, là tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch sinh thái. Cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây lý tưởng cho các hoạt động du lịch sông nước. Với nhiều di tích lịch sử và văn hóa[1] như Khu di tích lịch sử Cách mạng, Chùa Tôn Thạnh, Khu khảo cổ Óc Eo, An Sơn (Đức Hoà) có tiềm năng lớn đối với du lịch văn hóa, khảo cổ, tâm linh. Các làng, nghề truyền thống của Long An[2] là điểm đến của du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng. Các lễ hội truyền thống, sản phẩm xuất khẩu của tỉnh Long An mang đậm nét văn hóa của đất nước, con người Long An chính là yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh, điểm đến du lịch để thu hút du khách.
Điểm nhấn hiện nay của tỉnh là hệ thống các sân golf tầm cỡ (West Lakes Golf & Villas Long An, Royal Long An Golf & Villas), các đô thị sinh thái (Khu đô thị Waterpoint), Cảng Quốc tế Long An và các khu công nghiệp... đã tạo sức hút du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp với các hoạt động hội họp, khuyến khích, hội nghị và triển lãm).
1.2. Công tác triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2023
- Về triển khai, cụ thể hóa các quy định về quy hoạch phát triển du lịch: UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030[3], thông qua Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng 2030[4]; hàng năm ban hành nhiều kế hoạch triển khai công tác phát triển du lịch của tỉnh. Trong đó, Kế hoạch[5] tổ chức thực hiện Chương trình số 13-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị “về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã xác định các mục tiêu, giải pháp cụ thể đến năm 2020 và phấn đấu đến năm 2030 “du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo ra nhiều việc làm mới, với vai trò phục vụ và thúc đẩy tích cực cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác và là điểm đến du lịch vệ tinh hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Về ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Long An: UBND tỉnh đã ban hành 11 văn bản chỉ đạo, triển khai trong công tác phát triển du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, kế hoạch phát triển du lịch, kết nối liên kết phát triển du lịch trong Cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long, liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác quốc tế được thực hiện tốt[6]; trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, kế hoạch phát triển du lịch hàng năm của tỉnh, UBND cấp huyện đã xây dựng, ban hành kế hoạch phát triển du lịch hàng năm của huyện và triển khai thực hiện phù hợp thực tế theo từng địa phương.
- Về công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch: cơ bản được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cụ thể:
+ UBND tỉnh tổ chức Tuần lễ Du lịch hàng năm và tổ chức các buổi Tọa đàm, Hội nghị, Hội thảo (mời chuyên gia của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) tham gia Hội thảo[7]; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, Hội nghị gặp gỡ các cơ quan ngoại giao, Hội nghị kết nối doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư tại nước ngoài...nhằm xây dựng, quảng bá hình ảnh, cải thiện môi trường đầu tư, tiềm năng, cơ hội để thu hút đầu tư các lĩnh vực, trong đó có du lịch.
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh Đoàn Long An ký kết Kế hoạch liên tịch thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Long An, giai đoạn 2023 - 2025; triển khai thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh các hoạt động du lịch gắn với tham quan các di tích lịch sử văn hóa trong học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh; tích hợp “Tham quan Long An qua thực tế ảo 3D”, thực hiện hiệu quả Du lịch thông minh trên Trang Thông tin điện tử của Sở. Sự kiện Tuần lễ Du lịch văn hóa do Sở tham mưu bước đầu tạo hiệu ứng tích cực để thúc đẩy phục hồi cũng như tạo điểm nhấn để du lịch Long An phát triển trong những năm tiếp theo.
+ Sở Thông tin và Truyền thông ký hợp đồng 21 lượt với cơ quan báo chí[8] để tuyên truyền, quảng bá về du lịch của tỉnh Long An.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện một số mô hình phát triển du lịch[9].
+ UBND các huyện thực hiện tuyên truyền thông qua: Trang thông tin điện tử; trên sóng phát thanh; hội thảo; các đoàn đến làm việc tại địa phương và tham quan, tìm hiểu để xúc tiến đầu tư kinh doanh; huyện Châu Thành tổ chức các Hội thi tìm hiểu lịch sử địa phương, góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về du lịch tại địa phương.
- Về nguồn vốn: Việc bố trí ngân sách, huy động nguồn lực phát triển kinh tế xã hội gắn phát triển du lịch tại địa phương[10] và công tác kiểm tra về du lịch của tỉnh[11] được một số địa phương quan tâm.
1.3. Kết quả thực hiện phát triển du lịch
1.3.1. Về tổ chức bộ máy và nhân lực phát triển du lịch
- Đối với cấp tỉnh:
+ UBND tỉnh phân công Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch.
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Bố trí 01 phòng và 01 Trung tâm thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch[12].
+ Sở Thông tin và Truyền thông: Phân công Phòng Thông tin - Báo chí - Xuất bản tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền; phân công cho Phòng Công nghệ thông tin và Bưu chính - Viễn thông tham mưu thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực du lịch.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện chế độ báo cáo, tham mưu các nội dung phối hợp liên quan về Chương trình phát triển phát triển du lịch nông thôn.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Phân công Phòng Quản lý đất đai thực hiện tham mưu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; Phòng Quản lý môi trường thực hiện tham mưu trong công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các dự án trên địa bàn tỉnh (trong đó có các dự án về phát triển du lịch).
- Đối với cấp huyện: Phân công công chức Phòng Văn hóa - thông tin theo dõi về du lịch.
- Đối với cấp xã: Phân công công chức văn hóa - xã hội tham mưu các công tác về du lịch trên địa bàn.
1.3.2. Về nguồn kinh phí thực hiện
- Giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh đã có sự phân bổ nguồn kinh phí cho công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch, tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư tổng thể còn thấp, kinh phí cho hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đủ để đáp ứng nhu cầu; mức độ đầu tư còn nhiều chênh lệch và chưa đồng đều qua các năm[13].
- Nguồn kinh phí phân bổ tại các địa phương chưa đồng đều, như Thạnh Hóa với kinh phí 77,92 tỷ đồng và Cần Giuộc chỉ với 3,878 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, cho thấy sự chênh lệch lớn về đầu tư vào du lịch giữa các địa phương.
1.3.3. Thu hút đầu tư hạ tầng phát triển du lịch
Trong giai đoạn 2021-2023, UBND tỉnh cùng với chính quyền địa phương đã chú trọng và đầu tư vào việc nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông nhằm phục vụ du lịch. Các dự án không chỉ nâng cao khả năng kết nối giữa các điểm du lịch, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, thu hút đầu tư và phát triển du lịch của tỉnh[14]. Hệ thống điện của tỉnh đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ Trung ương và chính quyền địa phương, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong phát triển du lịch hiện nay; hệ thống cấp nước sạch cũng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho hơn 90% hộ gia đình.
1.3.4. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch được duyệt
- Trên cơ sở đề ra các mục tiêu, giải pháp về phát triển du lịch, trong giai đoạn 2021- 2023, hoạt động du lịch tỉnh Long An đã có bước phát triển đáng kể với các chỉ tiêu đều có tăng trưởng khá tích cực. Số lượt du khách[15], doanh thu[16], cơ sở lưu trú[17], doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành[18] ... tăng hàng năm; nhiều hoạt động, sự kiện về du lịch được diễn ra, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy ngành du lịch như tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch, tổ chức Tọa đàm, Hội nghị, Hội thảo về du lịch, tham gia các tổ chức du lịch trong khu vực và ngoài nước; các sản phẩm du lịch đặc thù và các sản phẩm bổ trợ trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của tỉnh được quan tâm xây dựng, quảng bá; thu hút được 11 nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, vườn cây trái, các khu dân cư đô thị,... cơ bản hình thành các khu/điểm du lịch, tạo điểm nhấn thu hút du khách đã trở thành điểm đến nổi bật của tỉnh[19], giúp Long An trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
- Công tác kiểm tra về du lịch của tỉnh có thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định[20]. Qua kiểm tra, các cơ sở kinh doanh du lịch được hướng dẫn, nhắc nhở tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo chất lượng dịch vụ. Việc nhắc nhở, yêu cầu chấp hành quy định pháp luật và quản lý hướng dẫn viên đã giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín của ngành du lịch, đảm bảo quyền lợi cho du khách và nâng cao hình ảnh du lịch của tỉnh. Riêng giai đoạn 2021 - 2023 tỉnh chưa tiến hành thanh tra trong lĩnh vực du lịch.
2. Hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân
2.1. Hạn chế, vướng mắc
- Tổ chức thực hiện Quy hoạch và Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An chưa toàn diện (về các lĩnh vực; về cách tổ chức từ tỉnh đến huyện, giữa các ngành với nhau); Quy hoạch du lịch đã được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, nhưng chưa rõ ràng, thiếu định hướng về đối tượng khách du lịch, về khai thác tiềm năng, chủ yếu tập trung vào du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười và sông nước Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây; các loại hình du lịch như di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ, lễ hội, du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp với các hoạt động hội họp, khuyến khích, hội nghị và triển lãm) còn rời rạc, hiệu quả chưa cao.
- Hạ tầng phục vụ phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ sở dữ liệu đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; chưa gắn kết phát triển hạ tầng du lịch với bảo tồn văn hóa, lịch sử; các dự án du lịch còn dang dở, chưa hoàn thiện; mức độ khai thác các dự án về du lịch còn rất thấp so với mục tiêu đầu tư dự án.
- Hoạt động quảng bá du lịch của tỉnh thiếu tính hệ thống, chưa được tích hợp, kết nối chặt chẽ với hệ thống quảng bá của quốc gia, quốc tế mà tỉnh có quan hệ hợp tác; dữ liệu quảng bá du lịch chưa gắn Chương trình chuyển đổi số; quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch chưa gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thiếu bộ nhận diện du lịch chính thức; việc quảng bá, phát triển các di tích, lễ hội gắn với phát triển du lịch chưa được thực hiện tốt (Lễ hội Làm chay, Lễ hội Vía Bà, Lễ hội Rằm tháng Giêng, Lễ Dâng hương tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực,...).
- Việc kết nối giữa các doanh nghiệp lữ hành, khu du lịch và dịch vụ hỗ trợ còn hạn chế; sản phẩm du lịch chưa đa dạng và sản phẩm bổ trợ còn hạn chế.
- Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là phát huy yếu tố văn hóa - con người Long An trong phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.
- Chưa đánh giá đầy đủ và kịp thời kết quả thực hiện Quy hoạch tổng thể và Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng 2030, làm cơ sở cập nhật, điều chỉnh các mục tiêu, giải pháp và các định hướng đầu tư (các chương trình, sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch bổ trợ) cho phù hợp với tình hình thực tế[21]; nhiều chỉ tiêu phát triển du lịch vẫn ở mức thấp so với mục tiêu đã đề ra[22].
2.2. Hạn chế tại một số khu/điểm du lịch cụ thể
- Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập: tình trạng đơn vị thuê hạ tầng chậm thanh toán tiền thuê; cơ quan quản lý nhà nước chậm thực hiện các yêu cầu theo kết luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư[23].
- Khu phức hợp giải trí Khang Thông (HappyLand) và Vườn thú Mỹ Quỳnh: tiến độ triển khai chậm so với chủ trương được phê duyệt; việc kết nối hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; chưa khai thác và phát huy tốt các giá trị tại chỗ và lượng thu hút khách tham quan còn rất thấp so với mục tiêu ban đầu của dự án.
(Đính kèm phụ lục)
2.3. Nguyên nhân
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An không có nhiều thế mạnh về các danh thắng để phát triển du lịch.
- Giai đoạn 2021 - 2023 ảnh hưởng của đại dịch covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch tỉnh Long An. Các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và đóng cửa biên giới đã ảnh hưởng đến doanh thu và sự phát triển của các cơ sở lưu trú, kinh doanh du lịch.
- Thiếu nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước: nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dành cho phát triển du lịch còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức và cụ thể hóa quan điểm xem ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nơi chưa đầy đủ, đúng mức nên thiếu quan tâm, thiếu định hướng nhiệm vụ phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Thiếu các cơ chế, chính sách phù hợp để thực hiện quy hoạch tổng thể và Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng 2030. Trong đó, đáng lưu ý là thiếu phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, thiếu cơ chế, chính sách phù hợp (nguồn vốn ngân sách nhà nước; về huy động nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước; về hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch; về lồng ghép các chương trình, dự án với phát triển hạ tầng phụ vụ du lịch...).
- Năng lực, hiệu quả công tác phân tích xu hướng, thị trường, nhất là các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển du lịch còn hạn chế, công tác triển khai thực hiện thiếu tính hệ thống... nên việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch mang tính chủ quan, thiếu chiều sâu.
- Mối quan hệ liên kết hợp tác trong phát triển du lịch chưa được phát huy tốt. Đặc biệt là nhận thức và trách nhiệm thực hiện của các ngành, các cấp trong thực hiện Quy hoạch, Đề án Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh; thiếu quan tâm lồng ghép các dự án, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực với định hướng phát triển du lịch nên thiếu tính hệ thống, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và giữa các tổ chức trong cùng một đơn vị.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chưa chủ động cao trong công tác phối hợp, phát huy vai trò, trách nhiệm theo nhiệm vụ được phân công.
2.4. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan
2.4.1. Đối với UBND tỉnh: chịu trách nhiệm về các hạn chế do nguyên nhân chủ quan trong quản lý tổng thể quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh; về vai trò điều phối, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan trực thuộc; về hạn chế trong chỉ đạo kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; về thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch phù hợp.
2.4.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: chịu trách nhiệm đối với hạn chế trong phân tích thị trường và tiềm năng du lịch của tỉnh; về vai trò tham mưu chính cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch; về hạn chế trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch thời gian qua.
2.4.3. Đối với các sở, ngành tỉnh liên quan và UBND cấp huyện: chịu trách nhiệm về các tồn tại, hạn chế về thiếu đồng bộ trong triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; bố trí nguồn lực cho phát triển du lịch chưa đảm bảo; thiếu cụ thể hoá mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; không lồng ghép nhiệm vụ phát triển du lịch với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thiếu chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục phát huy kết quả đạt được, có kế hoạch sớm tháo gỡ, khắc phục những hạn chế, vướng mắc đã được HĐND tỉnh thống nhất, giới thiệu như trên; đồng thời, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Sơ kết thực hiện Quy hoạch và Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và ban hành Đề án phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2030 phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Cần có tầm nhìn chiến lược, toàn diện về phát triển du lịch của tỉnh trong xu hướng hội nhập với các giải pháp có tính đột phá để thật sự phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; nhất là giải pháp về cơ chế huy động vốn, nguồn lực thực hiện; xác định các giai đoạn phát triển và định hướng đến phát triển du lịch bền vững.
2. Phân tích xu hướng, thị trường về du lịch để có kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp, hiệu quả. Chú trọng hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng thông tin trong phát triển du lịch. Về phương thức, cần xác định rõ nội dung ngân sách nhà nước đầu tư, nội dung kêu gọi đầu tư; lồng ghép nhiệm vụ phát triển hạ tầng du lịch vào các công trình, hoạt động, sản phẩm... nhất là đưa giá trị văn hóa vào các công trình kiến trúc xây dựng mới, các sản phẩm hàng hóa của tỉnh để hướng đến hỗ trợ phát triển du lịch phù hợp với bộ nhận dạng đã xác định.
3. Xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực cho du lịch và xác định loại hình du lịch phù hợp với từng nguồn lực đầu tư (ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, xã hội hóa). Trong đó, lưu ý ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước để phát huy, khai thác du lịch đối với di tích cách mạng; nguồn xã hội hóa và doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư khai thác đối với di tích văn hóa, lịch sử. Chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch sẵn có (di tích văn hóa, lịch sử); nghiên cứu phát triển khu du lịch mới (đô thị du lịch sinh thái, điện ảnh, thể thao,...); có cơ chế quản lý, khai thác các di tích do hộ gia đình quản lý[24]. Cơ chế lồng ghép các Chương trình, dự án, các lĩnh vực theo định hướng phát triển du lịch một cách hệ thống, chặt chẽ.
Chủ động nghiên cứu, sớm trình HĐND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
4. Xây dựng chiến lược quảng bá về du lịch, đất và con người Long An phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và xây dựng bộ nhận diện chính thức có giá trị đặc trưng cao, bền vững để phát triển du lịch. Trước hết là xuất phát từ đất nước, con người Long An để xác định các giá trị, xây dựng hình ảnh điểm đến Long An một cách hệ thống, phát triển xuyên suốt từ các hoạt động cụ thể như Tuần Văn hóa - Du lịch, xúc tiến đầu tư về du lịch, lễ hội truyền thống, bảo tồn, bảo tàng,... làm nổi bật các tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh[25].
5. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch của tỉnh đáp ứng yêu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của tỉnh và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
6. Có giải pháp cụ thể, khả thi để phát huy, phát triển các mối quan hệ liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế.
7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường du lịch được an toàn, lành mạnh, thân thiện nhằm thu hút du khách; phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, giá trị truyền thống tốt đẹp tại địa phương.
1. Giao UBND tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nghị quyết này; chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết này và tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị cụ thể của Đoàn giám sát tại Báo cáo số 1041/BC-HĐND ngày 09 tháng 10 năm 2024 đến HĐND tỉnh vào kỳ họp lệ cuối năm 2025 hoặc theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh.
2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp giám sát việc thực hiện nghị quyết; chủ động đề nghị, kiến nghị đến HĐND, Thường trực HĐND tỉnh về các vấn đề có liên quan đến quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để giải quyết theo thẩm quyền.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 21 (kỳ họp lệ cuối năm 2024), thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ KHU/ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 100/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng
nhân dân tỉnh)
1. Đối với Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập
- Chủ trương đầu tư: dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2293/QĐ-UBND ngày 08/6/2016 và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày 01/8/2016; diện tích khoảng 135,97ha tại xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, do Công ty TNHH Du lịch Tháp Mười làm chủ đầu tư, với mục tiêu hoạt động là du lịch sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí.
- Tiến độ triển khai thực hiện dự án:
+ Dự án đã xây dựng và cải tạo hoàn thành nhiều hạng mục phục vụ du khách như: khu khách sạn, hệ thống thuyền cáp kéo, nhà hàng trên mặt nước, hồ sen trung tâm, cánh đồng hoa súng, khu đờn ca tài tử, quầy gánh, diễn họa văn hóa Nam Bộ, khu cắm trại ven sông, nhà hàng tiệc cưới
+ Trong năm 2023, khu du lịch đón khoảng 24.000 lượt khách, 9 tháng đầu năm 2024 đón khoảng 14.000 lượt khách đến tham quan.
- Khó khăn, vướng mắc: chủ đầu tư chậm thanh toán tiền thuê hạ tầng[26]; hiện tại dự án có 02 công trình xây dựng nhà yến trái phép, phía chủ đầu tư đã chấp hành nộp phạt và xin được chuyển công năng.
- Kiến nghị, đề xuất của chủ đầu tư: xin chuyển đổi công năng 02 công trình nhà yến; xem xét miễn, giảm tiền thuê hạ tầng đối với khoảng thời gian phải ngưng hoạt động do ảnh hưởng dịch Covid-19.
2. Đối với Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland)
- Chủ trương đầu tư: dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển hạ tầng Phú An làm chủ đầu tư, với diện tích 262,8ha tại xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức; mục tiêu của dự án là xây dựng khu du lịch quốc gia, khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí,...
- Tiến độ triển khai thực hiện dự án: đến nay, dự án đã được xây dựng hoàn thành nhiều hạng mục như: bến thuyền, sân khấu, điểm múa rối nước, ẩm thực 3 miền, khu chợ nổi, phục chế điểm lò gạch, khu trải nghiệm nông nghiệp, khu Không gian Việt, khu phố lồng đèn, khu đua xe,... Trong năm 2023, Khu phức hợp đón khoảng 80.000 lượt khách và 9 tháng đầu năm 2024, đón khoảng 20.000 lượt khách đến tham quan.
- Các khó khăn, vướng mắc: khó thu hút nhà đầu tư; dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra; chưa khai thác có hiệu quả tối đa những tiềm năng du lịch hiện có; chưa tạo ra sản phẩm du lịch chất lượng cao; chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng phần diện tích khoảng 6,9ha; phần diện tích đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đất công nhưng chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục đất đai là 13,3ha (đất công khoảng 4,3ha và đất đã bồi thường khoảng 09ha); đồng thời, nhà đầu tư cũng chưa triển khai đầu tư hoàn chỉnh dự án theo tiến độ đã được phê duyệt; hiện Cục Thi hành án dân sự tỉnh đang tiến hành kê biên 127ha diện tích dự án, chiếm 48,39% để thi hành các bản án có hiệu lực.
- Kiến nghị, đề xuất của chủ đầu tư: cho phép chủ đầu tư được điều chỉnh mục đích sử dụng đất Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland) quy mô từ 262 ha xuống 142 ha và chuyển mục đích diện tích 120 ha còn lại sang đất ở theo yêu cầu của nhà đầu tư mới (Công ty đã có kiến nghị gửi UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tháng 8/2023).
3. Đối với Vườn thú Mỹ Quỳnh
- Chủ trương đầu tư: dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2012 và đã có 4 lần điều chỉnh chủ trương đầu tư, với diện tích khoảng 47,9 ha tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa do Công ty Cổ phần Vườn thú Mỹ Quỳnh làm chủ đầu tư; mục tiêu tạo ra khu vườn thú và bán hoang dã, khu vườn bonsai và cá koi, khu vui chơi trong nhà và ngoài trời, công viên nước, khu resort và khu nhà hàng hội nghị.
- Tiến độ triển khai thực hiện dự án: đến nay đã xây dựng hoàn thành, đưa vào hoạt động nhiều hạng mục như: khu nuôi thú bán hoang dã (đã đưa thú vào nuôi ở từng khu: cọp, sư tử, tê giác, nai, rùa,...), khu công viên nước, khu trò chơi ngoài trời, khu vui chơi trong nhà, hồ bơi người lớn, hồ bơi trẻ em, hồ tạo sóng, khu quảng trường, khu hồ cá koi, khu resort... Trong 9 tháng đầu năm 2024, đón khoảng 21.000 lượt khách đến tham quan.
- Khó khăn, vướng mắc: việc thu hút khách tham quan chưa được như kỳ vọng, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên trong tỉnh; còn gần 1/2 diện tích đã đầu tư xây dựng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc kết nối hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chưa có nhiều tuyến xe buýt để thuận lợi cho tham quan, du lịch; việc nhập các loại thú từ nước ngoài về Vườn thú gặp nhiều khó khăn về thủ tục.
- Kiến nghị, đề xuất của chủ đầu tư: xin được sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích khoảng 27ha còn lại; tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến Công văn số 428/TY-KD ngày 26/02/2024 của Cục Thú y về kiểm dịch nhập khẩu linh dương, hươu cao cổ từ Nam Phi; quan tâm việc kết nối hạ tầng giao thông, các tuyến đường và các tuyến xe buýt đến Vườn thú được thuận lợi.
[1] 126 di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, danh thắng, khảo cổ.
[2] - 8 Làng: Làng nghề trồng mai xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa); Làng nghề truyền thống bịt trống Bình An (huyện Tân Trụ); Làng nghề truyền thống dệt chiếu Long Cang (huyện Cần Đước); Làng nghề truyền thống bánh tráng Nhơn Hòa tại (tp. Tân An); Làng nghề truyền thống chầm nón lá An Hiệp (huyện Đức Hòa); Làng nghề truyền thống đan cần xé Hòa Hiệp (huyện Đức Hòa); Làng nghề truyền thống dệt chiếu An Nhật Tân (huyện Tân Trụ); Làng nghề truyền thống mây tre đan Tân Mỹ (huyện Đức Hòa).
- 9 Nghề: Nghề rèn truyền thống Nhị Thành, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa; Nghề làm bánh in truyền thống Long Hựu Tây, xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước; Nghề làm bánh in truyền thống Long Hựu Đông, xã Long Hựu Đông, huyện cần Đước; Nghề mộc truyền thống Bình An, xã Bình An, huyện Thủ Thừa; Nghề chế tác Kim Hoàn, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc; Nghề truyền thống sản xuất đặc sản lạp xưởng tươi tại khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc; Nghề truyền thống đóng ghe xuồng tại ấp Tân Quang 1, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc; Nghề truyền thống sản xuất, chế biến đặc sản mắm còng huyện Cần Giuộc; Nghề truyền thống sản xuất, chế tác kim hoàn bằng vàng huyện Cần Giuộc.
[3] Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
[4] Quyết định số 3920/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh Long An về phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng 2030.
[5] Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 06/7/2017 của UBND tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình số 13-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị “về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
[6] Long An là địa phương có mối quan hệ hợp tác về du lịch với Hàn Quốc.
[7] Hội thảo phát triển du lịch tỉnh Long An năm 2023 với chủ đề: “Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch”. Tọa đàm với chủ đề: “Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn”
[8] Năm 2021: ký hợp đồng với 6 cơ quan báo chí; năm 2022: ký hợp đồng với 05 cơ quan báo chí và năm 2023 ký hợp đồng với 10 cơ quan báo chí
[9] (1). Mô hình du lịch cộng đồng “Tân Trụ quê hương em” tại khu di tích Vàm Nhựt Tảo huyện Tân Trụ với việc tái hiện cơ bản hình ảnh sản xuất thủ công của làng nghề dệt chiếu An Nhựt Tân, làng nghề bịt trống Bình An, nghề làm bánh in,...với đội ngũ thuyết minh viên là các em học sinh địa phương, tạo thế mạnh trong công tác giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương, lan tỏa đến với du khách khắp nơi.
(2). Mô hình du lịch caravan Famtrip “Mời bạn về Long An” cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ngoài tỉnh trải nghiệm, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, khuyến khích sự tham gia của người dân bản địa, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành nghề, lao động nông thôn tại Long An.
[10] Thạnh Hóa với tổng kinh phí 77,92 tỷ đồng; huyện Cần Giuộc với 3,878 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
[11] Năm 2023: đã tiến hành kiểm tra 39 cơ sở kinh doanh du lịch là các khu/điểm du lịch, cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An.
[12] Phòng Quản lý du lịch thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh với 05 CBCC (01 Trưởng phòng và 04 chuyên viên). Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch trực thuộc Sở VHTTDL có 14 nhân sự (01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 12 viên chức).
[13] - Năm 2021, tổng nguồn vốn: 70.041 triệu đồng. Khu lưu niệm Nguyễn Thông: 9.702 triệu đồng. Bồi thường giải phóng mặt bằng Khu di tích Bình Tả: 21.026 triệu đồng. Nhà trưng bày và văn bia Long An "Trung dũng kiên cường - Toàn dân đánh giặc": 15.378 triệu đồng. Nhà lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu: 6.565 triệu đồng. Khu di tích lịch sử Rừng tràm Bà Vụ: 17.370 triệu đồng.
- Năm 2022, tổng nguồn vốn: 53.700 triệu đồng. Xử lý sạt lở bảo vệ di tích lịch sử Miễu Ông Bần Quỳ: 15.000 triệu đồng. Bồi thường giải phóng mặt bằng khu di tích Bình Tả: 28.900 triệu đồng. Nhà lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu (hạng mục trưng bày, nội thất, cổng di tích): 3.900 triệu đồng. Khu di tích lịch sử Rừng tràm Bà Vụ: 5.900 triệu đồng.
- Năm 2023, tổng nguồn vốn: 272 triệu đồng. Đầu tư sửa chữa Di tích đám lá tối trời: 84 triệu đồng. Nhà lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu (hạng mục trưng bày, nội thất, cổng di tích): 88 triệu đồng. Sửa chữa Khu công viên Tượng đài Long An trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc: 100 triệu đồng.
[14] - Năm 2021, tổng vốn phân bổ: 126,4 tỷ đồng. Các dự án giao thông trọng điểm phục vụ du lịch bao gồm: Đường Thủ Thừa - Bình Thành - Hòa Khánh: 54,7 tỷ đồng, kết nối đến Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh; Đường Quốc lộ 62 - Tân Hưng (tuyến cặp kênh 79): 35 tỷ đồng, kết nối đến Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen; Cải tạo, nâng cấp ĐT.817 đoạn Mỹ Lạc - Thạnh Phước - Mộc Hóa: 20 tỷ đồng, kết nối đến Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; Đường tỉnh 816: 16,7 tỷ đồng, kết nối đến Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland).
- Năm 2022, tổng vốn phân bổ: 170,3 tỷ đồng. Các dự án quan trọng: Cải tạo, nâng cấp ĐT.817 đoạn Mỹ Lạc - Thạnh Phước - Mộc Hóa: 49,5 tỷ đồng, tiếp tục nâng cấp kết nối với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; Đường Tân Tập - Long Hậu - Quốc lộ 50 - Cảng Long An: 66,8 tỷ đồng, cải thiện hạ tầng giao thông kết nối khu vực cảng, hỗ trợ hoạt động du lịch biển và vận tải; Nâng cấp, mở rộng ĐT.830 giai đoạn 2 (đoạn QL1 - QL50): 54 tỷ đồng, kết nối với Di tích lịch sử Chùa Tôn Thạnh.
- Năm 2023, tổng vốn phân bổ: 97,1 tỷ đồng. Các dự án giao thông kết nối với điểm du lịch: Cải tạo, nâng cấp ĐT.817 đoạn Mỹ Lạc - Thạnh Phước - Mộc Hóa: 85,1 tỷ đồng, tiếp tục hoàn thiện kết nối đến Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười. Nâng cấp, mở rộng ĐT.830 giai đoạn 2 (đoạn QL1 - QL50): 12 tỷ đồng, kết nối với Di tích lịch sử Chùa Tôn Thạnh.
[15] Năm 2021 đón 344.147 lượt khách; năm 2022 đón 649.304 lượt khách; năm 2023 đón 1.000.027 lượt khách.
[16] Năm 2021 đạt 182,7 tỷ đồng; năm 2022 đạt 344,4 tỷ đồng; năm 2023 đạt 560 tỷ đồng.
[17] Đến năm 2023 có 330 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với tổng cộng 5.008 phòng.
[18] Tính đến nay, có 11 doanh nghiệp lữ hành được cấp phép (trong đó có 03 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và 08 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa).
[19] Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happyland), Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ, Khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi, Vườn Thú Mỹ Quỳnh, Sân West Lakes Golf và Villass Long An, Sân golf Hoàn Cầu Long An (Sân Royal Long An Golf & Villas), Khu đô thị Waterpoint, Cảng Quốc tế Long An, ...
[20] Năm 2023: đã tiến hành kiểm tra 39 cơ sở kinh doanh du lịch là các khu/điểm du lịch, cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An.
[21] - Các dự án chưa kêu gọi được nhà đầu tư theo Quyết định số 3920/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh: Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng sen; dự án tuyến du lịch trên sông Vàm Cỏ Đông; Khu tượng đài Long An “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”; Bảo tàng Long An; Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh; Khu di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính - kháng chiến Nam Bộ; Khu di tích lịch sử Nguyễn Trung Trực ở Vàm Nhựt Tảo; Khu Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức; Khu di tích lịch sử ngã tư Đức Hòa; Điểm du lịch Đồn Rạch Cát; Khu Lâm viên thanh niên;
- Các dự án không có trong Quyết định số 3920/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh nhưng đến nay đã hình thành và đi vào hoạt động: khu du lịch sinh thái giáo dục trải nghiệm Chavi; Vườn thú Mỹ Quỳnh- khu đô thị Waterpoint; Cảng quốc tế Long An; sân West Lakes Golf và Villass Long An; sân golf Hoàn Cầu Long An;
[22] Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đạt mức thấp: chỉ tiêu về lượt khách của năm 2023 bằng 89% so với mục tiêu của năm 2020; doanh thu ngành du lịch của năm 2023 bằng 29% so với mục tiêu của năm 2020 và hiện đạt 10% mục tiêu đến năm 2030; lao động ngành du lịch của năm 2023 bằng 12,8% so với mục tiêu năm 2020 và hiện đạt 5% so với mục tiêu đến năm 2030.
[23] Kết luận số 2406/KL-BKHĐT ngày 28/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các nội dung: đánh giá lại việc cho thuê cơ sở hạ tầng để đảm bảo bảo toàn chi phí hình thành nên tài sản cho thuê, yêu cầu nhà đầu tư thuê bổ sung đối với những hạng mục thực tế sử dụng có tạo ra nguồn thu nhưng chưa ký hợp đồng thuê; về việc xác định lại thời điểm tiền thuê cơ sở hạ tầng để thu tiền thuê cơ sở hạ tầng theo đúng quy định.
[24] Nhà Trăm cột; Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức; Nhà và lò gạch Võ Công Tồn...
[25] Du lịch khảo cổ, du lịch văn hóa (lễ hội truyền thống, điện ảnh, thể thao), du lịch MICE, thu hút đầu tư (khu đô thị mới, công nghiệp, cảng).
[26] Theo Hợp đồng thuê tài sản số 1032/HĐ-SVHTTDL phải nộp 1.058.833.000 đồng/năm, nộp cộng dồn cho 6 năm (2019 - 2024). Đến ngày 17/5/2024, Công ty TNHH Du lịch Tháp Mười chỉ mới nộp 500 triệu đồng vào ngân sách nhà nước.