Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2025 thực hiện Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 97/KH-UBND
Ngày ban hành 02/04/2025
Ngày có hiệu lực 02/04/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lương Trọng Quỳnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 97/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 02 tháng 4 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 24/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1639/QĐ-TTg). Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC TIÊU

Triển khai theo đúng mục tiêu Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030 tại Quyết định số 1639/QĐ-TTg:

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, thân thiện, nhằm kiểm soát, cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen quý bản địa; nâng cao tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ các công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Triển khai các nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng làm chủ các công nghệ lõi, công nghệ sinh học tiên tiến sản xuất các chế phẩm xử lý chất thải trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải y tế; sản phẩm xử lý chất thải trong công nghiệp, y tế và sinh hoạt;

- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển tăng tối thiểu 10% doanh nghiệp sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học sử dụng trong xử lý chất thải và dây chuyền thiết bị sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Bảo vệ, nhân rộng và phát huy giá trị của các nguồn gen quý bản địa với mục đích bảo tồn, phát triển kinh tế gắn bảo vệ môi trường;

- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phòng thí nghiệm trọng điểm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tập trung vào phát triển các chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải;

- Phối hợp với các cơ quan Trung ương hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ sở dữ liệu quốc gia về phát triển công nghệ, công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

II. NHIỆM VỤ

Triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030 tại Quyết định số 1639/QĐ- TTg, phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của tỉnh:

1. Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

a) Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm, vật liệu sinh học xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường:

- Đẩy mạnh việc áp dụng rộng rãi công nghệ biogas, công nghệ đệm lót sinh học và các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi;

- Nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, nuôi, trồng thủy sản, như sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nuôi, chế biến thức ăn thủy sản, phòng trừ dịch bệnh;

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất như phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc điều hòa sinh trưởng, xử lý các phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ vi sinh, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi;

- Ứng dụng công nghệ vi sinh, enzym và protein sản xuất các chế phẩm sinh học dùng trong dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, cải tạo đất để dần thay thế việc sử dụng phân bón hóa học gây hại cho sức khỏe con người và môi trường;

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải từ các trang trại chăn nuôi, các điểm giết mổ gia súc, gia cầm, các làng nghề,…

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải y tế; chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và sinh hoạt nông thôn; xử lý chất thải, sản xuất năng lượng tái tạo từ các nguồn phế thải, chất thải nông nghiệp, nông thôn;…

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên (cải tạo đất, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học,…), giữ gìn, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, nguồn gen quý bản địa và mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

b) Phát triển doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất sản phẩm sinh học quy mô công nghiệp trong bảo vệ môi trường:

- Tập trung phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để sản xuất các chế phẩm sinh học có khả năng cạnh tranh trong xử lý môi trường, ưu tiên công nghệ tuần hoàn xử lý chất thải;

- Thúc đẩy doanh nghiệp tiếp nhận, làm chủ và phổ biến công nghệ sinh học hiện đại từ các nước tiên tiến trên thế giới trong xử lý chất thải ở quy mô công nghiệp, phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...