Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 91/KH-UBND đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2022

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 18/03/2022
Ngày có hiệu lực 18/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Huỳnh Minh Tuấn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 18 tháng 03 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2022

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2021

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 24/3/2021 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 28/4/2021 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Theo đó, sở, ngành Tỉnh, các đơn vị liên quan đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố còn thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác đào tạo nghề theo kế hoạch, định kỳ rà soát lại nhu cầu để điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của nông dân.

2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về tầm quan trọng của học nghề, áp dụng kỹ năng, tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, thu nhập và tạo công ăn việc làm

- Công tác tuyên truyền, vận động về đào tạo nghề nông nghiệp luôn được các ngành, các cấp quan tâm, triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề năm 2021[1], các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia, tuyên truyền, vận động công tác đào tạo nghề nông nghiệp, kết quả có 127.707 nông dân tham dự[2].

- Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về đào tạo nghề nông nghiệp được tỉnh quan tâm. Trong năm, phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện các cơ chế chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề năm 2021[3], phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền công tác đào tạo nghề nông nghiệp, vận động nông dân tích cực đăng ký tham gia học nghề phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình.

3. Về rà soát nhu cầu, tư vấn và định hướng học nghề

Công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 ở địa phương tương đối khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội nên chưa xác định số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp, khó vận động lao động nông thôn tham gia học nghề.

4. Về xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp

- Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành định mức chi phí nghề kỹ thuật sản xuất nấm Bào ngư[4].

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp xây dựng 03 giáo trình nghề mới (gồm: Kỹ thuật trồng mít theo hướng an toàn, kỹ thuật trồng khoai cao và kiệu) trên cơ sở khung chương trình chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đảm bảo thời gian, nội dung chương trình đào tạo của từng nghề, phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất cho từng lĩnh vực (lý thuyết 20% và thực hành 80%), giúp lao động nông thôn sau học nghề đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất sản xuất.

5. Kết quả hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

5.1 Kết quả hỗ trợ đào tạo nghề tại các địa phương

- Kết quả thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề: Trong năm 2021, tổ chức được 21 lớp với 507 lao động nông thôn được đào tạo (đạt 27% so với kế hoạch 77 lớp, với 2.210 người), trong đó, có 497 người đã học xong và được cấp chứng chỉ, đạt 98%. Theo báo cáo của các huyện, thành phố các lao động sau đào tạo đều có việc làm (tự tạo việc làm, áp dụng vào thực tế sản xuất của hộ gia đình). Các lĩnh vực ngành nghề được đào tạo: nghề chăn nuôi 08/21 lớp, chiếm 38%; nghề thuỷ sản 04/21 lớp, chiếm 19% và nghề trồng trọt 09/21 lớp, chiếm 43% (Phụ lục 1).

- Đánh giá hiệu quả sau đào tạo nghề nông nghiệp: Qua đào tạo giúp cho lao động nông thôn có thêm kiến thức, kỹ năng nghề trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản; từng bước biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho gia đình và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội đã làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức lớp, nên kết quả đào tạo một số chỉ tiêu kế hoạch được Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh giao là chưa đạt so với kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, đối tượng nông dân là thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp chưa được các địa phương quan tâm tư vấn đào tạo.

5.2. Kết quả tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn

Từ chương trình Khuyến nông và Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tổ chức 09 lớp tập huấn, gồm: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi heo theo hướng ATSH; Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao và sản xuất, hạn chế sử dụng kháng sinh; Chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học gắn nông dân sản xuất với doanh nghiệp cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, với 180 nông dân tham dự.

6. Về xây dựng đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động công tác đào tạo nghề

Trong năm đã tổ chức 01 lớp tập huấn trực tuyến về cập nhật kiến thức cho cán bộ phụ trách tham gia công tác đào tạo nghề nông nghiệp, với 31 người tham dự.

7. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Nhằm thực hiện tốt các hoạt động theo kế hoạch, đồng thời phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch kiểm tra giám sát đào tạo nghề năm 2021. Đồng thời, phân công cán bộ theo dõi, tham dự các lớp khai giảng, bế giảng đào tạo nghề nông nghiệp tại các địa phương; thường xuyên phối hợp với các địa phương cập nhật, báo cáo tiến độ tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn, việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu nội dung kế hoạch, tình hình quản lý và sử dụng ngân sách và đơn vị tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

8. Kinh phí thực hiện

- Tổng vốn phân bổ năm 2021: 1.362.894.500 đồng.

- Kinh phí thực hiện năm 2021: 593.392.700 đồng, đạt 44%. Trong đó:

+ Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp: 462.873.700 đồng, đạt 38%;

+ Tập huấn, cập nhật kiến thức cho cán bộ phụ trách tham gia công tác đào tạo nghề: 1.600.000 đồng; đạt 23%;

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...