Kế hoạch 833/KH-BYT năm 2025 hành động cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu | 833/KH-BYT |
Ngày ban hành | 20/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 20/06/2025 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Nguyễn Thị Liên Hương |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 833/KH-BYT |
Hà Nội , ngày 20 tháng 6 năm 2025 |
HÀNH ĐỘNG CAO ĐIỂM PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, TAY CHÂN MIỆNG VÀ COVID-19
Trên thế giới, tình hình bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, nhiều loại bệnh truyền nhiễm đã có xu hướng gia tăng số mắc bệnh tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19… Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 đã bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương. Trong thời gian tới là mùa hè với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm du lịch hè 2025 sắp tới với nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19, cụ thể như sau:
Chủ động triển khai các hoạt động để tăng cường sự tham gia của chính quyền và xã hội trong việc chủ động, sẵn sàng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
II. THỜI GIAN: Tháng 6-7/2025
1. Tổ chức đợt truyền thông cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19
1.1. Nội dung:
Truyền thông chủ động các dịch bệnh theo mùa dịch và theo tháng cao điểm (tháng 6-7/2025), khuyến cáo các biện pháp thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, vệ sinh cá nhân và môi trường sống; các biện pháp phòng bệnh; các dấu hiệu phát hiện bệnh sớm, cách ly và điều trị kịp thời; chú trọng hướng dẫn các biện pháp bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương và nhóm yếu thế (trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai).
1.2. Các nhóm giải pháp hoạt động trọng tâm:
- Xây dựng và phát hành bộ thông điệp, tài liệu truyền thông (infographic, audio clip, video clip...) phù hợp từng nhóm đối tượng, ưu tiên truyền thông cho nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và những người chăm sóc những đối tượng trên.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông đa kênh: Báo chí, truyền hình, đài phát thanh, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube…).
- Truyền thông cộng đồng thông qua hội thảo, tọa đàm, phát tờ rơi, loa phát thanh, nói chuyện chuyên đề,...Tổ chức các chiến dịch truyền thông kết hợp với hoạt động y tế cộng đồng.
- Truyền thông mạnh mẽ nội bộ trong hệ thống y tế, đẩy mạnh chia sẻ thông tin trong mạng lưới truyền thông ngành y tế các cấp, từ trung ương tới tuyến cơ sở.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý thông tin sai lệch, tin giả, bảo đảm luồng thông tin chính thống, minh bạch và thống nhất.
Đồng thời, hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông để nhanh chóng lan tỏa thông tin chính thống, đẩy lùi tin giả và đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
2. Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
Tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh thông qua hệ thống giám sát thường xuyên và giám sát tác nhân gây bệnh trong các biện pháp phòng, chống bệnh.
2.1. Đối với sốt xuất huyết
- Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết chủ động với sự tham gia của chính quyền địa phương, cộng đồng và toàn xã hội trong việc vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy…
- Đối với các điểm nguy cơ: (1) Trạm Y tế tuyến xã phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể rà soát, cập nhật danh sách các điểm nguy cơ trên địa bàn; (2) Trạm Y tế tuyến xã xây dựng kế hoạch giám sát, xử lý đối với từng nhóm mức độ ưu tiên xử lý điểm nguy cơ trong các tháng cao điểm. Phân công và theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện của cộng tác viên sức khỏe cộng đồng thực hiện giám sát điểm nguy cơ theo địa bàn quản lý; (3) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành của chủ quản lý điểm nguy cơ và hướng dẫn xử lý các vật chứa hiện có nước, các vật chứa có khả năng ứ đọng nước khi mùa mưa đến và tái kiểm tra, giám sát liên tục cho đến khi đạt yêu cầu (BI < 20); (4) Đảm bảo 100% điểm nguy cơ phải được giám sát, xử lý theo đúng quy định.
- Đối với các địa điểm không thuộc danh sách điểm nguy cơ (nhà dân, cơ quan, xí nghiệp,...): (1) Người dân, người quản lý chịu trách nhiệm thực hiện, tổ chức thực hiện những biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại nơi ở, nơi làm việc của chính mình. Đặc biệt, đối với những khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết Dengue trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 đã được các cơ quan y tế thông báo; (2) Phân công cộng tác viên thực hiện truyền thông cho các cá nhân, đơn vị xử lý các vật dụng, vật chứa, nơi chứa hiện đang hoặc có khả năng chứa nước, trữ nước có nguy cơ phát sinh lăng quăng; (3) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành của các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp,... có ổ dịch sốt xuất huyết Dengue trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025; hướng dẫn xử lý các vật chứa hiện có nước, các vật chứa có khả năng ứ đọng nước và tái kiểm tra, giám sát liên tục cho đến khi đạt yêu cầu.
2.2. Đối với tay chân miệng
- Các trạm y tế phối hợp các cơ sở giáo dục chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, xử lý ca bệnh và ổ dịch kịp thời, phòng tránh lây nhiễm.
- Hướng dẫn cho các cơ sở giáo dục thường xuyên thực hành vệ sinh tay và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ. Tại các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo có sẵn các phương tiện rửa tay, thường xuyên khử trùng lớp học, đặc biệt là đồ chơi và bề mặt tiếp xúc như sàn, bàn ghế, tay nắm cửa,…
- Khi phát hiện ca bệnh, phải lập tức điều tra thông tin ca bệnh thông số điện thoại hoặc địa chỉ đã ghi nhận được trước đó. Trong vòng 24 giờ phải cử cán bộ đi đến nhà bệnh nhân để tiến hành điều tra, giám sát, tuyên truyền trực tiếp về các biện pháp phòng, chống bệnh đồng thời cấp tờ rơi tuyên truyền và các chất sát khuẩn thông thường cho người dân.
- Nếu bệnh nhân được điều trị tại nhà theo quy định thì phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh. Hướng dẫn người nhà theo dõi bệnh nhân, khi thấy trẻ có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như giật mình, rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (≥39,5oC), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 833/KH-BYT |
Hà Nội , ngày 20 tháng 6 năm 2025 |
HÀNH ĐỘNG CAO ĐIỂM PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, TAY CHÂN MIỆNG VÀ COVID-19
Trên thế giới, tình hình bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, nhiều loại bệnh truyền nhiễm đã có xu hướng gia tăng số mắc bệnh tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19… Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 đã bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương. Trong thời gian tới là mùa hè với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm du lịch hè 2025 sắp tới với nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19, cụ thể như sau:
Chủ động triển khai các hoạt động để tăng cường sự tham gia của chính quyền và xã hội trong việc chủ động, sẵn sàng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
II. THỜI GIAN: Tháng 6-7/2025
1. Tổ chức đợt truyền thông cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19
1.1. Nội dung:
Truyền thông chủ động các dịch bệnh theo mùa dịch và theo tháng cao điểm (tháng 6-7/2025), khuyến cáo các biện pháp thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, vệ sinh cá nhân và môi trường sống; các biện pháp phòng bệnh; các dấu hiệu phát hiện bệnh sớm, cách ly và điều trị kịp thời; chú trọng hướng dẫn các biện pháp bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương và nhóm yếu thế (trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai).
1.2. Các nhóm giải pháp hoạt động trọng tâm:
- Xây dựng và phát hành bộ thông điệp, tài liệu truyền thông (infographic, audio clip, video clip...) phù hợp từng nhóm đối tượng, ưu tiên truyền thông cho nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và những người chăm sóc những đối tượng trên.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông đa kênh: Báo chí, truyền hình, đài phát thanh, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube…).
- Truyền thông cộng đồng thông qua hội thảo, tọa đàm, phát tờ rơi, loa phát thanh, nói chuyện chuyên đề,...Tổ chức các chiến dịch truyền thông kết hợp với hoạt động y tế cộng đồng.
- Truyền thông mạnh mẽ nội bộ trong hệ thống y tế, đẩy mạnh chia sẻ thông tin trong mạng lưới truyền thông ngành y tế các cấp, từ trung ương tới tuyến cơ sở.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý thông tin sai lệch, tin giả, bảo đảm luồng thông tin chính thống, minh bạch và thống nhất.
Đồng thời, hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông để nhanh chóng lan tỏa thông tin chính thống, đẩy lùi tin giả và đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
2. Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
Tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh thông qua hệ thống giám sát thường xuyên và giám sát tác nhân gây bệnh trong các biện pháp phòng, chống bệnh.
2.1. Đối với sốt xuất huyết
- Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết chủ động với sự tham gia của chính quyền địa phương, cộng đồng và toàn xã hội trong việc vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy…
- Đối với các điểm nguy cơ: (1) Trạm Y tế tuyến xã phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể rà soát, cập nhật danh sách các điểm nguy cơ trên địa bàn; (2) Trạm Y tế tuyến xã xây dựng kế hoạch giám sát, xử lý đối với từng nhóm mức độ ưu tiên xử lý điểm nguy cơ trong các tháng cao điểm. Phân công và theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện của cộng tác viên sức khỏe cộng đồng thực hiện giám sát điểm nguy cơ theo địa bàn quản lý; (3) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành của chủ quản lý điểm nguy cơ và hướng dẫn xử lý các vật chứa hiện có nước, các vật chứa có khả năng ứ đọng nước khi mùa mưa đến và tái kiểm tra, giám sát liên tục cho đến khi đạt yêu cầu (BI < 20); (4) Đảm bảo 100% điểm nguy cơ phải được giám sát, xử lý theo đúng quy định.
- Đối với các địa điểm không thuộc danh sách điểm nguy cơ (nhà dân, cơ quan, xí nghiệp,...): (1) Người dân, người quản lý chịu trách nhiệm thực hiện, tổ chức thực hiện những biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại nơi ở, nơi làm việc của chính mình. Đặc biệt, đối với những khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết Dengue trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 đã được các cơ quan y tế thông báo; (2) Phân công cộng tác viên thực hiện truyền thông cho các cá nhân, đơn vị xử lý các vật dụng, vật chứa, nơi chứa hiện đang hoặc có khả năng chứa nước, trữ nước có nguy cơ phát sinh lăng quăng; (3) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành của các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp,... có ổ dịch sốt xuất huyết Dengue trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025; hướng dẫn xử lý các vật chứa hiện có nước, các vật chứa có khả năng ứ đọng nước và tái kiểm tra, giám sát liên tục cho đến khi đạt yêu cầu.
2.2. Đối với tay chân miệng
- Các trạm y tế phối hợp các cơ sở giáo dục chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, xử lý ca bệnh và ổ dịch kịp thời, phòng tránh lây nhiễm.
- Hướng dẫn cho các cơ sở giáo dục thường xuyên thực hành vệ sinh tay và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ. Tại các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo có sẵn các phương tiện rửa tay, thường xuyên khử trùng lớp học, đặc biệt là đồ chơi và bề mặt tiếp xúc như sàn, bàn ghế, tay nắm cửa,…
- Khi phát hiện ca bệnh, phải lập tức điều tra thông tin ca bệnh thông số điện thoại hoặc địa chỉ đã ghi nhận được trước đó. Trong vòng 24 giờ phải cử cán bộ đi đến nhà bệnh nhân để tiến hành điều tra, giám sát, tuyên truyền trực tiếp về các biện pháp phòng, chống bệnh đồng thời cấp tờ rơi tuyên truyền và các chất sát khuẩn thông thường cho người dân.
- Nếu bệnh nhân được điều trị tại nhà theo quy định thì phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh. Hướng dẫn người nhà theo dõi bệnh nhân, khi thấy trẻ có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như giật mình, rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (≥39,5oC), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
- Hướng dẫn hộ gia đình tự theo dõi sức khỏe các thành viên trong gia đình, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi, nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời.
2.3. Đối với COVID-19
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh.
- Thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị, cấp cứu kịp thời người bệnh, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người bệnh điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...), hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong. Thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo và không để xảy ra các ổ dịch trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh, người hỗ trợ chăm sóc người bệnh thực hiện các biện pháp phòng bệnh tại cơ sở y tế.
- Hướng dẫn cho các đơn vị quản lý tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân (đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế; hạn chế tụ tập nơi đông người nếu không cần thiết; rửa tay thường xuyên bằng nước sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…).
Thời gian thực hiện: Tháng 6-7/2025.
Địa điểm: Tại các tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
Nội dung kiểm tra, giám sát:
- Các hoạt động phòng, chống dịch đã triển khai theo các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các hướng dẫn chuyên môn.
- Các khó khăn, vướng mắc của địa phương: kinh phí, cơ chế chi trả; thuốc, vật tư hóa chất, nguồn nhân lực, phối hợp liên ngành.
- Đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong công tác phòng, chống bệnh.
1. Cục Phòng bệnh
- Lập kế hoạch hành động cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt; điều phối chung để tổ chức triển khai các hoạt động.
- Tham mưu Bộ Y tế có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về triển khai công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
- Tham mưu Bộ tổ chức Hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hoạt động truyền thông với thông điệp “Tháng hành động vì trẻ em - Sạch khuẩn vui khỏe cả hè” nhằm nâng cao nhận thức và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm cho trẻ em trong mùa hè với một số hoạt động như: truyền thông trên các kênh truyền thông, fanpage của Bộ Y tế, truyền thông đến người dân thông qua quảng cáo tại thang máy khu dân cư ở thành thị, treo băng rôn, phướn tại các khu vực nông thôn và các hoạt động khác.
- Tổng hợp kết quả của các đoàn kiểm tra, giám sát về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
- Khẩn trương rà soát, báo cáo Lãnh đạo Bộ về cập nhật các hướng dẫn giám sát về sốt xuất huyết, sởi và các hướng dẫn chuyên môn khác theo tinh thần viết gọn, dễ hiểu.
- Khẩn trương phối hợp với các đơn vị ổn định Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm, Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
2. Cục Quản lý Khám chữa bệnh
- Ban hành văn bản gửi các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc thực hiện nghiêm việc báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị, cấp cứu kịp thời người bệnh, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người bệnh điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...), hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, giảm thiểu tối đa lây nhiễm chéo, không để xảy ra các ổ dịch trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh, người hỗ trợ chăm sóc người bệnh thực hiện các biện pháp phòng bệnh tại cơ sở y tế.
3. Văn phòng Bộ
- Đầu mối, phối hợp với Cục Phòng bệnh xây dựng các tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông (infographic) và truyền thông rộng rãi trên các kênh truyền thông của Bộ Y tế: Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, Fanpage, Zalo, Youtube Bộ Y tế và cung cấp thông tin đến mạng lưới truyền thông ngành y tế. Link truy cập: bit.ly/44WjHRD
- Phối hợp với Cục Phòng bệnh, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe trung ương xây dựng cung cấp nội dung truyền thông thông tin phòng, chống dịch tại mục 1.2 của Kế hoạch, hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ, của ngành y tế về công tác phòng, chống dịch đến các cơ quan báo chí thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương đưa tin về các hoạt động truyền thông cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19
- Chỉ đạo Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, Báo Sức khỏe và Đời sống cập nhật các tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt động truyền thông trên báo chí, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube…) của đơn vị, phối hợp tổ chức đợt truyền thông cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
4. Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương
- Phối hợp tổ chức đợt truyền thông cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19; trong đó, phối hợp với Cục Phòng bệnh, Văn phòng Bộ xây dựng và sản xuất tài liệu truyền thông chuyên sâu về nội dung phòng, chống dịch tại mục 1.2 của Kế hoạch; cập nhật và sản xuất các tài liệu truyền thông (video clip, audio clip); sản xuất tối thiểu 01 chương trình tọa đàm phòng chống dịch bệnh truyền thông và cung cấp thông tin trong mạng lưới truyền thông tuyến cơ sở.
- Đẩy mạnh tin, bài viết về các nội dung phòng chống dịch, hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ, của ngành y tế trên kênh truyền thông của Trung tâm; Tham gia vào các hoạt động kiểm tra, giám sát tại địa phương về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 để sớm triển khai toàn bộ các hoạt động truyền thông, đưa tin kịp thời trong tháng cao điểm.
- Phối hợp truyền thông phòng, chống dịch với một số cơ quan báo chí đưa tin về các hoạt động truyền thông cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
5. Báo Sức khỏe và Đời sống
- Đẩy mạnh tuyến tin, bài, phóng sự đưa tin về các tài liệu truyền thông, hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ, của ngành y tế, phỏng vấn chuyên gia đăng tải trên các kênh truyền thông của Báo.
- Sản xuất và đăng tải 01 - 02 chương trình cầu truyền hình về phòng chống dịch bệnh trên Báo.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính
Hướng dẫn, phối hợp với Cục Phòng bệnh và các đơn vị được phân công tổ chức, triển khai các hoạt động theo kế hoạch được phê duyệt xây dựng dự toán, tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ gửi Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
7. Các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur, Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng
- Chủ động thành lập, triển khai các đoàn kiểm tra giám sát tại địa phương về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19, nội dung kiểm tra, giám sát gồm: (1) Các hoạt động phòng, chống dịch đã triển khai theo các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các hướng dẫn chuyên môn; (2) Các khó khăn, vướng mắc của địa phương: kinh phí, cơ chế chi trả; thuốc, vật tư hóa chất, nguồn nhân lực, phối hợp liên ngành; (3) Đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong công tác phòng, chống bệnh.
- Báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Phòng bệnh) để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
- Chỉ đạo Sở Y tế đánh giá hiệu quả chiến dịch đợt cao điểm công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
- Chỉ đạo chính quyền địa phương và ban ngành, đoàn thể các cấp phối hợp ngành y tế triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức đợt chiến dịch cao điểm tháng 6-7 năm 2025 triển khai công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19.
- Triển khai tới chính quyền cấp xã, tới từng tổ dân phố, huy động sự tham gia của cộng đồng và toàn xã hội trong việc loại bỏ, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết, đậy nắp, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước sạch nhằm diệt lăng quăng, bọ gậy, ngủ màn… để phòng chống bệnh sốt xuất huyết; hướng dẫn các hộ gia đình, cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học thường xuyên vệ sinh vệ sinh tay cho trẻ nhỏ để phòng bệnh tay chân miệng; tuyên truyền tới từng hộ gia đình việc sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông người khi không cần thiết để phòng chống bệnh COVID-19.
- Chỉ đạo: (1) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19; (2) Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh tay chân miệng tại nhà trẻ, trường mẫu giáo; đề nghị các cơ sở giáo dục phải có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em thực hiện rửa tay bằng xà phòng; thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt bàn ghế học tập và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
- Cấp và bổ sung kinh phí kịp thời để chủ động triển khai công tác phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và các dịch bệnh có nguy cơ xảy ra. Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, thiết bị y tế và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là tại các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
9. Sở Y tế các tỉnh, thành phố
- Thực hiện các hoạt động truyền thông đã được phân công tại Kế hoạch số 525/KH-BYT ngày 22/04/2025 của Bộ Y tế về truyền thông phòng, chống dịch bệnh năm 2025.
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe, lưu ý truyền thông theo nhóm nguy cơ tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức và bằng nhiều thứ tiếng phù hợp với từng địa phương (tài liệu truyền thông sử dụng tại Kho dữ liệu tài liệu truyền thông của Bộ Y tế: bit.ly/44WjHRD
- Tổ chức đánh giá hiệu quả chiến dịch đợt cao điểm công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
- Tiếp tục triển khai quyết liệt kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm; đồng thời chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, công tác tiêm chủng, trong đó có việc đào tạo tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn y tế dự phòng cho cán bộ tuyến địa phương theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; tuy kinh phí chương trình mục tiêu không còn nhưng cần đưa kinh phí giám sát trọng điểm vào kinh phí thường xuyên để triển khai thực hiện, đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh được triển khai theo quy định.
- Chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa hệ thống y tế dự phòng và điều trị trong việc tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; giám sát viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát dựa vào sự kiện để cung cấp kịp thời thông tin các ca bệnh truyền nhiễm…
Nguồn kinh phí triển khai Kế hoạch bao gồm:
1. Nguồn ngân sách Nhà nước.
2. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
(Kế hoạch chi tiết và các thông điệp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 kèm theo)
Trên đây là kế hoạch tổ chức các hoạt động cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19, đề nghị các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
HÀNH ĐỘNG CAO ĐIỂM PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, TAY CHÂN MIỆNG VÀ COVID-19
TT |
Nội dung thực hiện |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Sản phẩm dự kiến |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Lập kế hoạch hành động cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt; điều phối chung để tổ chức triển khai các hoạt động |
Cục Phòng bệnh |
Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế |
Kế hoạch được Lãnh đạo ký, duyệt |
Tuần cuối tháng 5 - tuần giữa tháng 6/2025 |
2 |
Tham mưu Bộ Y tế có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về triển khai công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 |
Cục Phòng bệnh |
Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế |
Công văn được Lãnh đạo ký, duyệt |
Trong tháng 5/2025 (đã hoàn thành) |
3 |
Tham mưu Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 |
Cục Phòng bệnh |
Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế |
Kế hoạch, Giấy mời được Lãnh đạo Bộ duyệt |
Tháng 6/2025 |
4 |
Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hoạt động truyền thông với thông điệp “Tháng hành động vì trẻ em - Sạch khuẩn vui khỏe cả hè” nhằm nâng cao nhận thức và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm cho trẻ em trong mùa hè với một số hoạt động như: truyền thông trên các kênh truyền thông, fanpage của Bộ Y tế, truyền thông đến người dân thông qua quảng cáo tại thang máy khu dân cư ở thành thị, treo băng rôn, phướn tại các khu vực nông thôn và các hoạt động khác. |
Cục Phòng bệnh |
Các đơn vị liên quan |
Các hoạt động truyền thông được triển khai trên các kênh truyền thông từ thành thị đến khu vực nông thôn |
Tháng 6- 7/2025 |
5 |
Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc thực hiện nghiêm việc báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm |
Cục Quản lý Khám chữa bệnh |
Cục Phòng bệnh |
Công văn được ban hành |
Trước 01/7/2025 |
6 |
Chủ động thành lập, triển khai các đoàn kiểm tra giám sát tại địa phương về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Phòng bệnh) để tổng hợp. |
Các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur |
Các đơn vị thuộc Bộ Y tế |
Quyết định thành lập được các Viện ban hành |
Tháng 6- 7/2025 |
7 |
Tổ chức đợt truyền thông cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19; trong đó có xây dựng các tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông (infographic) và truyền thông rộng rãi trên các kênh truyền thông của Bộ Y tế; xây dựng và sản xuất tài liệu truyền thông chuyên sâu về nội dung phòng, chống dịch tại mục 1.2 của Kế hoạch; cập nhật và sản xuất các tài liệu truyền thông (video clip, audio clip); sản xuất tối thiểu 01 chương trình tọa đàm phòng chống dịch bệnh truyền thông và cung cấp thông tin trong mạng lưới truyền thông tuyến cơ sở. |
Văn Phòng Bộ |
- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương - Báo Sức khỏe và Đời sống - Sở Y tế các tỉnh, thành phố |
Các nội dung tại mục 1 nêu trên được triển khai |
Tháng 5- 7/2025 |
8 |
Đẩy mạnh tin, bài viết về các nội dung phòng chống dịch, hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ, của ngành y tế trên kênh truyền thông của Trung tâm; Tham gia vào các hoạt động kiểm tra, giám sát tại địa phương về công tác phòng, chống dịch bệnh |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương |
- Văn phòng Bộ - Báo Sức khỏe và Đời sống - Sở Y tế các tỉnh, thành phố |
Các nội dung tại mục 1 nêu trên được triển khai |
Tháng 5- 7/2025 |
9 |
Hướng dẫn các tỉnh, thành phố về truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 trong hè 2025 |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương |
CDC các tỉnh, thành phố |
Công văn được ban hành |
Tháng 5- 6/2025 |
10 |
- 01 infographic về các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè - 01 tranh gấp về các biện pháp phòng chống 4 bệnh dịch phổ biến trong mùa hè: sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não do vi rút và tiêu chảy cấp - Sản xuất video trực quan sinh động “Khuyến cáo các biện pháp phòng chống COVID-19” |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương |
Các cơ quan báo chí; CDC các tỉnh, thành phố; Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; Phát tán trên các trang mạng xã hội |
- 01 infographic - 01 tranh gấp - 01 video |
Tháng 5- 6/2025 |
11 |
Đài Truyền hình Việt Nam: chuyên mục “Sống khỏe mỗi ngày” số đặc biệt. Talkshow với 3 chủ đề. Số 1: Không chủ quan với biến thể mới của COVID-19 Số 2: Ngăn chặn bệnh Tay chân miệng Số 3: Sốt xuất huyết - Thời lượng: 30 phút - Thời gian phát sóng: Sáng Chủ nhật hàng tuần. |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương |
VTV2, Đài THVN, VTVgo và các nền tảng số của THVN và các kênh y tế |
Talkshow với 3 chủ đề |
Tháng 5- 6/2025 |
12 |
Đài Tiếng nói Việt Nam: Xây dựng tọa đàm về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 - Chuyên mục “Đối thoại” - Thời lượng: 40 - 45 phút |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương |
Đài Tiếng nói Việt Nam |
01 tọa đàm |
Tháng 5- 6/2025 |
13 |
Báo in, báo điện tử (Tin, bài, ảnh, giưu trực tuyến, chuyên đề, phóng sự, tọa đàm…) |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương |
Báo Nhân dân, Trung tâm Nội dung số (Thông tấn xã Việt Nam)… |
Các tin, bài, ảnh, giưu trực tuyến, chuyên đề, phóng sự, tọa đàm… được thực hiện |
Tháng 5- 6/2025 |
14 |
Truyền thông trên mạng xã hội, nền tảng số |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương |
Đăng tải trên các trang mạng xã hội của Bộ Y tế, T5G, CDC các tỉnh, thành phố; Cơ quan truyền thông đại chúng, các website |
- Tọa đàm với các chuyên gia - Phát động cuộc thi trắc nghiệm toàn quốc “Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng” |
Tháng 6- 8/2025 |
15 |
Tổ chức một số sự kiện truyền thông trực tiếp tại cộng đồng Đối tượng: Phụ nữ và Trẻ em, Cán bộ các ban ngành, đoàn thể tại địa phương |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương |
CDC các tỉnh, thành phố |
2-3 chương trình được tổ chức thông qua Hội thảo, chia sẻ và tư vấn phòng, chống dịch bệnh,… |
Tháng 6/2025 |
16 |
Đẩy mạnh tuyến tin, bài, phóng sự đưa tin về các tài liệu truyền thông, hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ, của ngành y tế, phỏng vấn chuyên gia đăng tải trên các kênh truyền thông của Báo. |
Báo Sức khỏe và Đời sống |
- Văn phòng Bộ - Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương - Sở Y tế các tỉnh, thành phố |
Các hoạt động được triển khai, sản xuất và đăng tải 01 - 02 chương trình cầu truyền hình về phòng chống dịch bệnh trên Báo. |
Tháng 6- 7/2025 |
17 |
Thực hiện các hoạt động truyền thông đã được phân công tại Kế hoạch số 525/KH-BYT ngày 22/04/2025 của Bộ Y tế về truyền thông phòng, chống dịch bệnh năm 2025. (Tài liệu truyền thông sử dụng tại Kho dữ liệu tài liệu truyền thông của Bộ Y tế: bit.ly/44WjHRD |
Sở Y tế các tỉnh, thành phố |
- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương - Sở Y tế các tỉnh, thành phố |
Các nội dung được triển khai theo Kế hoạch số 525/KH- BYT ngày 22/04/2025 của Bộ Y tế |
Tháng 6- 7/2025 |
18 |
- Đăng tải các sản phẩm truyền thông trên website và các trang mạng xã hội của địa phương các sản phẩm, tài liệu truyền thông infographic, tranh gấp, video, phóng sự về phòng, chống COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các dịch bệnh mùa hè - Các trạm y tế phát các bài này qua hệ thống loa phát thanh xã, phường; tại trường học; chợ, trạm y tế, tại nhà văn hóa…. |
Sở Y tế và CDC các tỉnh, thành phố |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương |
Các sản phẩm truyền thông được triển khai tại địa phương |
Tháng 5- 6/2025 |
19 |
Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19. |
Sở Y tế các tỉnh, thành phố |
Viện VSDT, Pasteur Các đơn vị y tế trên địa bàn |
Các nội dung tại mục 2 nêu trên được triển khai |
Tháng 6- 7/2025 |
20 |
Tổ chức đánh giá hiệu quả chiến dịch đợt cao điểm công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 |
Sở Y tế các tỉnh, thành phố |
Viện VSDT, Pasteur Các đơn vị y tế trên địa bàn |
Báo cáo đánh giá được Sở Y tế duyệt |
Tuần 01 tháng 8/2025 |
CÁC THÔNG ĐIỆP PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT, TAY CHÂN MIỆNG, COVID-19
I. Sốt xuất huyết
Hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ngành y tế và các cấp chính quyền, để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.
- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn (ngay cả ban ngày), mặc quần áo dài phòng muỗi đốt.
- Sử dụng kem xua muỗi hoặc dùng vợt/đèn bắt muỗi.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
- Mỗi hộ gia đình, mỗi tuần hãy dành 10 phút để phòng, chống sốt xuất huyết với các động tác đơn giản sau:
+ Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
+ Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ…
+ Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
+ Phối hợp tích cực với ngành y tế trong việc thực hiện các chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng, phun hóa chất phòng chống dịch bệnh.
Các thông điệp phòng chống sốt xuất huyết
1. Không có lăng quăng, bọ gậy, không có sốt xuất huyết.
2. Diệt lăng quăng, bọ gậy là trách nhiệm của mọi nhà.
3. Cộng đồng chung tay để đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết.
II. Tay chân miệng
Cách phòng bệnh
1. Thực hiện tốt “3 sạch” gồm:
- Ăn uống sạch: Thực hiện ăn chín, uống chín, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo vật dụng ăn uống sạch sẽ và không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa.
- Ở sạch: Vi rút có thể tồn tại ở bề mặt đồ vật trong không gian sống. Vì vậy, cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Bàn tay sạch: Trẻ và người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?
3. Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
4. Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với trẻ khác.
5. Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
6. Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm như cháo, súp.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
III. COVID-19
Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.
2. Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).
3. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.
5. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…
Người dân đến và về từ các nước có số ca mắc COVID-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống COVID-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với WHO theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả./.