Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 7603/KH-UBND năm 2024 ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2024-2030

Số hiệu 7603/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2024
Ngày có hiệu lực 31/12/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Mai Hùng Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7603/KH-UBND

Bình Dương, ngày 31 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

Thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 566/TTr-STNMT ngày 25/12/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024 - 2030 và Kế hoạch đã được Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thẩm định thống nhất tại Văn bản số 585/HĐ-TD ngày 03 tháng 12 năm 2024, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến chất thải

Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2, (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ)[1]. Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam bộ, Bình Dương có địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa. Hơn 25 năm qua, tỉnh Bình Dương luôn quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện sáng tạo, hiệu quả các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ một tỉnh thuần nông được tách ra từ tỉnh Sông Bé, với những chính sách phù hợp đến nay Bình Dương đã trở thành tỉnh công nghiệp với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, phát triển năng động nhất của khu vực phía Nam và cả nước. Bình Dương có thế mạnh về phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và phát triển đô thị. Hiện sản xuất công nghiệp chiếm gần 65% cơ cấu kinh tế của tỉnh, với 29 khu công nghiệp (diện tích khoảng 12.663 ha), 09 cụm công nghiệp (diện tích khoảng 622,6 ha). Với số lượng khu công nghiệp và nhiều doanh nghiệp hoạt động, việc phát sinh chất thải công nghiệp từ các nhà máy lớn là vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt, trên địa bàn có các nhà máy, khu xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt cũng gây áp lực lớn cho công tác quản lý nhất là công tác phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường. Kế hoạch Ứng phó sự cố chất thải của tỉnh Bình Dương thực hiện với quy mô sự cố mức độ trung bình, có phạm vi ảnh hưởng từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường lan rộng ngoài khả năng ứng phó của cấp huyện trong địa giới của tỉnh Bình Dương.

1.1. Vị trí địa lý

Bình Dương có toạ độ địa lý 10051' 46”- 11030' vĩ độ Bắc và 106020' - 106058' kinh độ Đông và có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Đông: Giáp tỉnh Đồng Nai;

- Phía Tây: Giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh;

- Phía Nam: Giáp Thành phố Hồ Chí Minh;

- Phía Bắc: Giáp tỉnh Bình Phước.

Tỉnh Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 5 thành phố (Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát), và 4 huyện (Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo).

1.2. Điều kiện tự nhiên[2]

a) Địa hình

Bình Dương nằm trong phạm vi vùng chuyển tiếp giữa khối nâng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tùy thuộc độ cao bề mặt mà địa hình phân dị thành các dạng địa hình khác nhau. Trong phạm vi tỉnh Bình Dương có 3 dạng địa hình sau:

- Địa hình đồi núi thấp: Dạng địa hình này phân bố ở phía Tây Bắc và Đông Bắc, chiếm khoảng 1/4 diện tích vùng nghiên cứu thuộc huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo tỉnh Bình Dương. Độ cao địa hình từ 50 - 104m, bao gồm các đồi, núi thấp có đỉnh bằng phẳng, sườn dốc thoải với mức độ phân cắt mạnh. Trên địa hình này phát triển rừng già và rừng đang tái sinh. Ở phía Tây Bắc có núi Ông (độ cao tới trên 300m), núi Của Công và núi Chúa; phía Nam có núi Châu Thới là kiểu núi sót cao 93m. Bề mặt địa hình cấu tạo bởi các đá Mesozoi hoặc các khối phun trào granit tuổi Creta thường hiện diện các sản phẩm sườn tàn tích tuổi Đệ tứ không phân chia.

- Địa hình đồng bằng cao tích tụ và xâm thực tích tụ: Đây là đồng bằng cổ, hiện đã được nâng cao tạo nên các bậc thềm với độ cao và tuổi khác nhau. Dạng địa hình này phân bố rộng khắp phần diện tích còn lại. Độ cao của địa hình dao động từ 5 - 10m đến 40 - 50m, tạo nên các bậc thềm 5 - 15m, 20 - 30m và 40 - 50m. Trên dạng địa hình này phát triển nhiều loại thực vật từ cây ăn trái đến cây công nghiệp, đáng chú ý là các rừng cao su. Bề mặt của địa hình được cấu tạo bởi các trầm tích bở rời có tuổi từ Pliocen trung đến Pleistocen thượng.

- Đồng bằng thấp tích tụ ven sông rạch: Dạng địa hình này phân bố ở vùng thấp dọc theo thung lũng các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Tính và các rạch lớn, độ cao từ 1 - 5m. Bề mặt địa hình được cấu tạo các trầm tích đa nguồn gốc tuổi Holocen.

Các dạng địa hình trên sẽ phân bố trên các cấp độ dốc khác nhau.

- Độ dốc cấp I (0 ÷ 3°): chủ yếu dạng địa hình đồng bằng thấp tích tụ ven sông rạch và địa hình đồng bằng cao tích tụ và xâm thực tích tụ. Đặc trưng bởi các trầm tích bở rời có tuổi từ Pleistocen trung thượng đến Holocen.

- Độ dốc cấp II (3 ÷ 8°): chủ yếu dạng địa hình đồng bằng cao tích tụ và xâm thực tích tụ. Đặc trưng bởi các trầm tích bở rời có tuổi từ Pleistocen hạ đến Pleistocen trung - thượng.

- Độ dốc cấp III (8 ÷ 15°): chủ yếu dạng địa hình đồng bằng cao tích tụ và xâm thực tích tụ. Đặc trưng bởi các trầm tích bở rời có tuổi từ Pliocen trung đến Pleistocen hạ.

- Độ dốc cấp IV (15 ÷ 20°): chủ yếu dạng địa hình đồi núi thấp, đặc trưng bởi các đá tuổi Mesozoi.

- Độ dốc cấp V (>20°): chủ yếu dạng địa hình đồi núi thấp, đặc trưng bởi các khối phun trào granit tuổi Creta.

Mặc dù Bình Dương được bao quanh bởi các con sông lớn nhưng do địa hình có cao độ trung bình từ 20 - 25m nên Bình Dương ít bị lũ lụt và ngập úng ngoại trừ một vài vùng trũng dọc theo sông Sài Gòn và Đồng Nai, về cơ bản thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp cũng như thuận lợi thủy lợi hóa và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự hình thành các khu đô thị, các khu công nghiệp, cụm sản xuất cùng với quá trình khai thác khoáng sản với quy mô lớn (chủ yếu tập trung tại phía Đông của TP. Dĩ An, phía Nam của TP. Tân Uyên và phường Mỹ Phước của TX. Bến Cát) đã làm biến đổi cục bộ bề mặt địa hình của khu vực, thúc đẩy quá trình rửa trôi bề mặt và xâm thực bào mòn các bề mặt sườn.

b) Khí hậu

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...