Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 6851/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị Quyết 76/NQ-CP về công tác phòng chống thiên tai do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Số hiệu 6851/KH-UBND
Ngày ban hành 15/08/2018
Ngày có hiệu lực 15/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Y Giang Gry Niê Knơng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6851/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 15 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP NGÀY 18/6/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Thực hiện Nghị Quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015 - 2018.

- 100% chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai.

- 100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, phổ biến kỹ năng về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động phòng chống thiên tai của tỉnh.

- Nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là hồ đập đảm bảo an toàn với tần suất thiết kế và thích ứng với các tác động mới của thiên tai.

- Chủ động trong dự báo, cảnh báo, phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực dân cư tập trung và trọng điểm về kinh tế xã hội; 100% các khu vực ngầm tràn thường xuyên bị ngập sâu được lắp đặt các thiết bị cảnh báo.

- 100% số hộ dân thuộc khu vực đông dân cư thường xuyên xảy ra thiên tai có nơi ở đảm bảo an toàn.

II. GIẢI PHÁP

1. Tổ chức, bộ máy

- Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên của Ban Chỉ huy trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai các cấp theo hướng dẫn của Trung ương, trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy hiện có, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong tình hình mới với nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai từ cấp tỉnh cho đến cơ sở có trình độ chuyên môn; thường xuyên đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tham mưu chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng phó với thiên tai.

2. Cơ sở hạ tầng

- Đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng chống chịu tác động của thiên tai đối với hệ thống công trình cơ sở hạ tầng; kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố hồ đập, các công trình phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn phát huy hiệu quả.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Đầu tư hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống quan trắc, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.

3. Thông tin, truyền thông và đào tạo

- Đầu tư trang thiết bị phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhất là tại cơ sở, đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai của cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai, chính quyền các cấp đến được với người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai phù hợp.

4. Nguồn lực tài chính

- Chủ động cân đối bố trí ngân sách Nhà nước cho phòng, chống thiên tai trong dự toán hàng năm để triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai; đầu tư xây dựng tu bổ, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai; các hoạt động phòng chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai các cấp; chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng để xử lý khi có tình huống bất thường, nhất là xử lý khẩn cấp sự cố công trình trong và sau thiên tai.

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, nguồn dự phòng ngân sách cho phòng chống thiên tai; sử dụng linh hoạt Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh đảm bảo hiệu quả, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Tăng cường triển khai hoạt động bảo hiểm rủi ro thiên tai.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...