Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2024 chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 41/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2024
Ngày có hiệu lực 13/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Trà Vinh
Người ký Nguyễn Trung Hoàng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Trà Vinh, ngày 13 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2024 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018; Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; Quyết định số 467/QĐ-BNN-TT ngày 31 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2024; Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ tham gia sản xuất.

- Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số vùng, khu vực trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, nguồn nước, lao động của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững; hình thành và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh nông sản hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao giá trị sản lượng trên một hecta đất nông nghiệp.

2. Yêu cầu

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu; hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi.

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương và không làm mất đi các điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.

- Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây trồng khác hoặc kết hợp với nuôi trồng thủy sản phải lựa chọn cây trồng, vật nuôi, cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Diện tích chuyển đổi

a) Giai đoạn 2024 - 2025: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa 4.306,04 ha, gồm: Chuyển sang cây hàng năm khác 1.449,4 ha, sang cây lâu năm 1.259,22 ha, sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 338,2 ha, cụ thể:

- Năm 2024: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa 2.058,8 ha, gồm: Chuyển sang cây hàng năm khác 590,70 ha, sang cây lâu năm 658,35 ha, sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 151,4 ha.

- Năm 2025: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa 2.247,24 ha, gồm: chuyển sang cây hàng năm khác 858,7 ha, sang cây lâu năm 600,87 ha, sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 186,80 ha.

b) Định hướng đến năm 2030: Dự kiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa 5.761,86 ha, gồm: Chuyển sang cây hàng năm khác 2.595,30 ha, sang cây lâu năm 1.445,58 ha, sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 275,40 ha.

(Chi tiết Phụ lục đính kèm)

2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về tuyên truyền, vận động

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, hướng dẫn các hộ dân sử dụng đất trồng lúa nằm trong các vùng, khu vực chuyển đổi nắm được các chủ trương, chính sách và định hướng phát triển sản xuất của Nhà nước để thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản theo đúng quy định.

- Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy và phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang các loại hình hợp tác sản xuất (tổ hợp tác, hợp tác xã) hoặc cổ phần bằng tài sản đất liên kết với doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; lấy hiệu quả của việc chuyển đổi sản xuất làm mục tiêu, sản xuất phải theo quy hoạch và đáp ứng yêu cầu của thị trường để tăng hiệu quả sản xuất.

2. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật

- Nghiên cứu, chọn tạo, phổ biến và ứng dụng các giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu và chống chịu với sâu bệnh; ứng dụng các quy trình kỹ thuật luân canh, xen canh, tuần hoàn, kết hợp... để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, phát huy tối ưu hiệu quả của từng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, nguồn nước, cơ sở hạ tầng sẵn có, tập quán sản xuất và nhu cầu của thị trường ở từng vùng, từng khu vực chuyển đổi; tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới (công nghệ hữu cơ, công nghệ cao, công nghệ 4.0) vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

3. Về tổ chức lại sản xuất

Tổ chức liên kết giữa các hộ sản xuất thành tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để phát triển thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã hỗ trợ, đầu tư, hướng dẫn nông dân sản xuất, hợp đồng cung ứng vật tư đầu vào, thu mua, bao tiêu, chế biến sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị ngành hàng.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...