Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 36/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025, tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 36/KH-UBND
Ngày ban hành 24/02/2025
Ngày có hiệu lực 24/02/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Đức Giang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 02 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) NĂM 2025, TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 11/02/2025 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh năm 2025; trên cơ sở báo cáo và đề xuất tại Tờ trình số 96/TTr-VPĐP ngày 18/02/2025 của Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025, tỉnh Thanh Hóa, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM.

- Cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng, nội dung của Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, chủ trương của Tỉnh ủy, Quyết định số 5363/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành; các cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã; các tổ chức chính trị - xã hội; các chủ thể sản xuất kinh doanh tham gia chương trình OCOP, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu năm 2025 và giai đoạn 2021-2025 của Chương trình.

2. Yêu cầu

- Bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình.

- Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp huyện, cấp xã và các chủ thể sản xuất - kinh doanh tham gia và phối hợp thực hiện tốt các nội dung hoạt động của Chương trình OCOP.

- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP phải đúng mục đích, đúng các quy định của pháp luật và phát huy được hiệu quả.

II. NỘI DUNG

1. Mục tiêu

Phấn đấu năm 2025, toàn tỉnh có thêm 160 sản phẩm OCOP (trong đó, có 03 sản phẩm OCOP 5 sao, 20 sản phẩm OCOP 4 sao, 137 sản phẩm OCOP 3 sao).

2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

2.1. Tiếp tục tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình, nguyên tắc và Chu trình OCOP đến cán bộ quản lý các cấp và các chủ thể tham gia Chương trình.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân; đưa Chương trình vào Nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền địa phương để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Nội dung tuyên truyền tập trung vào sự cần thiết, các nguyên tắc triển khai, nội dung, cơ chế, chính sách, các mô hình điển hình về triển khai Chương trình, phát triển sản phẩm. Khơi dậy tinh thần tự lực, tự tin, sáng tạo đề xuất các ý tưởng sản phẩm.

- Đa dạng hóa các hình thức quảng bá, tuyên truyền thông qua các hình thức: Tổ chức hội nghị chuyên đề; hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; xây dựng bản tin OCOP, cuốn kỷ yếu về các sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025; hỗ trợ giới thiệu, trải nghiệm sản phẩm OCOP tại các hội nghị, hội thảo trong và ngoài tỉnh, các hoạt động tôn vinh những gương điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện Chương trình; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài, các trang thông tin điện tử ở các cấp, website, fanpage và chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội về Chương trình.

2.2. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và các chủ thể tham gia Chương trình OCOP; Tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm về triển khai, thực hiện, phát triển sản phẩm OCOP ở các địa phương tiêu biểu trong cả nước.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã; Các chủ thể sản xuất - kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất - kinh doanh thực hiện Chương trình OCOP.

- Tổ chức các đoàn đi trao đổi, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố tiêu biểu trong triển khai thực hiện chương trình OCOP để học tập, trao đổi kinh nghiệm về quá trình thực hiện Chương trình và phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương; cách thức tổ chức bán hàng, xúc tiến thương mại và tạo thương hiệu cho sản phẩm OCOP; nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của các tỉnh để áp dụng phù hợp với thực tế của địa phương.

2.3. Xúc tiến thương mại

- Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, như: hội chợ, triển lãm, trưng bày tại các hội nghị, hội thảo; tham gia các đợt xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP thường niên ở trong và ngoài tỉnh,…; hướng dẫn xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức, tham gia các Hội chợ quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP vào các dịp lễ, Tết để thu hút đông đảo người dân đến tham quan, trải nghiệm và tiêu dùng sản phẩm.

- Phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP quảng bá thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội (hỗ trợ xây dựng các video ngắn và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu), tham gia các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream) trên các nền tảng số, mạng xã hội.

2.4. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn phát triển sản phẩm OCOP và tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP theo quy định.

- Thường xuyên rà soát, tìm kiếm, phát hiện và nuôi dưỡng các sản phẩm tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tham gia chương trình OCOP; các chủ thể đã có sản phẩm OCOP được công nhận hoàn thiện và nâng cấp lên hạng sao cao hơn. Hỗ trợ các nội dung theo quy định của Bộ Tài chính và chính sách của tỉnh đối với chủ thể tham gia Chương trình có sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP theo quy định.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...