Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 2803/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 703/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 2803/KH-UBND
Ngày ban hành 22/12/2021
Ngày có hiệu lực 22/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Đoàn Ngọc Lâm
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2803/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 22 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 703/QĐ-TTG NGÀY 28/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2030

Thực hiện Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản (sau đây gọi tắt là giống cây trồng, vật nuôi) theo hướng hiện đại nhằm cung cấp cho sản xuất giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với điều kiện sinh thái địa phương và biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn gen Cam Mật Hiền Ninh, Cam voi, Nếp cau, Lúa Nước hai, Lạc cúc, Ngô nếp Trường Sơn, cây Hương Giáng; gà Ri, gà Lạc Sơn, gà Cụp đuôi, Lợn Khùa; tôm Sú, Sò huyết sông Ròon, cá Bọp, cá Trẻn và một số loài cây bản địa như: Huê mộc, Lim xanh, Dẻ gai.

2.2. Nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng, bình tuyển đưa vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu, bệnh hại và dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện Quảng Bình.

2.3. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý giống nhằm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đúng tiêu chuẩn cho sản xuất, tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm; đảm bảo cung ứng đủ giống cho nhu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh (tập trung vào các giống chủ lực, đặc sản, chất lượng cao).

- Lĩnh vực trồng trọt: Đến năm 2025, tỷ lệ sử dụng giống xác nhận, giống mới, giống tiến bộ đạt 75% đối với giống lúa, 65% đối với giống ngô, lạc; sản xuất, cung ứng giống nội tỉnh đáp ứng 70% nhu cầu giống lúa và 60% nhu cầu giống ngô, lạc. Đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng giống mới, giống tiến bộ đạt 85% đối với giống lúa, 75% đối với giống ngô, lạc; sản xuất, cung ứng giống nội tỉnh đáp ứng 85% nhu cầu giống lúa và 80% nhu cầu giống ngô, lạc.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Đưa các giống vật nuôi mới, có năng suất chất lượng vào sản xuất (bò cao sản BBB, bò Brahman…; các giống lợn ngoại, lợn ngoại lai 3 máu, 4 máu; Gà Ri lai, Ri vàng rơm, Gà Lạc Sơn, Vịt Star 53, Vịt Super, Vịt Biển, Ngan Pháp,…); nâng cao chất lượng đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo, nâng tỷ lệ bò lai trong cơ cấu đàn lên trên 60%, bò lai chuyên thịt trên 20% tổng đàn; tỷ lệ lợn hướng nạc đạt trên 95% tổng đàn lợn. Phát triển một số giống vật nuôi đặc sản, có giá trị cao và có thị trường tiêu thụ như: Lợn rừng, Dê, Kỳ đà, Nhím, Ong, Thỏ,... nhằm đa dạng hóa cơ cấu giống vật nuôi.

- Lĩnh vực thủy sản: Đến năm 2030, đảm bảo chủ động cung cấp 100% nhu cầu giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng cho sản xuất trên địa bàn tỉnh; 100% giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng xuất bán được kiểm soát chất lượng và sạch một số bệnh; phát triển nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực, đặc sản, bản địa.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Nâng cao năng lực sản xuất giống theo phương pháp nuôi cấy mô. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ giống nuôi cấy mô đạt 30%; tỷ lệ cây giống cung cấp cho trồng rừng được kiểm soát nguồn gốc giống đạt 95%. Sử dụng các giống cây trồng rừng chủ lực như Keo, Thông nhựa, Thông Caribê và các loài cây bản địa có giá trị như Huê mộc, Lim xanh, Dẻ gai, Huỷnh, Giổi xanh… để phục vụ sản xuất giống trồng rừng trên địa bàn tỉnh.

2.4. Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

II. PHẠM VI, QUY MÔ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi: Ưu tiên triển khai thực hiện trên những đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực quốc gia theo văn bản quy định của cấp có thẩm quyền và đối tượng cây trồng, vật nuôi thuộc Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Đối với các cây trồng, vật nuôi khác, căn cứ yêu cầu thực tiễn và khả năng của ngân sách Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bổ sung theo từng giai đoạn cụ thể.

2. Quy mô: Triển khai thực hiện bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, nghiên cứu chọn tạo giống, phát triển sản xuất giống, hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến hết năm 2030, chia theo 2 kỳ kế hoạch (2021-2025 và 2026-2030).

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Phát triển khoa học công nghệ về giống

1.1. Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen:

- Nhiệm vụ: Thu thập, bảo tồn, lưu giữ, đánh giá, tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Đánh giá, tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen Cam Mật Hiền Ninh, Cam voi, Nếp cau, lúa Nước hai, Lạc cúc, Ngô nếp Trường Sơn, cây Hương Giáng; Gà ri, gà Lạc Sơn, Gà cụp đuôi, Lợn Khùa; tôm Sú, Sò huyết sông Ròn, Hàu cửa sông, cá Bọp, cá Trẻn; Huê mộc, Lim xanh, Dẻ gai, Huỷnh, Giổi xanh và một số cây dược liệu phân bố trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân

1.2. Nuôi giữ giống gốc:

- Nhiệm vụ: Tăng cường năng lực quản lý, chọn lọc và nuôi giữ đàn giống gốc vật nuôi; ưu tiên các giống vật nuôi chủ lực, giống bản địa; nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống gốc; nhập nội các giống tiên tiến, có tiềm năng di truyền cao, phù hợp điều kiện tỉnh Quảng Bình.

- Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

1.3. Nghiên cứu chọn tạo giống:

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...