Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 2544/KH-UBND thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2025

Số hiệu 2544/KH-UBND
Ngày ban hành 02/04/2025
Ngày có hiệu lực 02/04/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Anh Tuấn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2544/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 02 tháng 4 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2025

Thực hiện Kế hoạch số 9373/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Công văn số 663/SYT-BT & PCTNXH ngày 19/3/2025; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác phòng, chống mại dâm; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng cường các dịch vụ xã hội hỗ trợ người bán dâm hoà nhập cộng đồng.

2. Tăng cường công tác phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trong nhóm người mua, bán dâm.

3. Xử lý nghiêm theo đúng quy định đối với các vụ việc vi phạm, đối tượng phạm tội mua, bán, môi giới, chứa chấp, tổ chức mại dâm.

II. MỘT SỐ MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Trên 70% số xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên.

2. Thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên cơ quan báo chí của cấp tỉnh ít nhất một tháng một lần.

3. Trên 70% nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; 60% người lao động trong các khu, cụm công nghiệp; 70% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm.

4. 100% các trường hợp tố giác, tin báo, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại, xử lý kịp thời.

5. Trên 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm được tổ chức kiểm tra.

6. 100% các tội phạm liên quan đến mại dâm đều được xử lý theo quy định của pháp luật.

7. 100% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng.

8. Trên 70% cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ tham gia công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đưa chương trình phòng, chống mại dâm vào nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nêu rõ các chỉ tiêu, nội dung thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các ngành, đơn vị, địa phương, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện công tác phòng, chống mại dâm; lấy hiệu quả công tác phòng, chống mại dâm là một trong những chỉ tiêu thi đua, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm; tập trung chỉ đạo đối với các địa phương có tệ nạn mại dâm phức tạp, có nguy cơ phát sinh tệ nạn mại dâm; triển khai thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm; thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ cho người bán dâm, cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn.

2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về phòng, chống mại dâm; xây dựng các chương trình, tài liệu, công cụ tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, tập trung vào nhóm người có nguy cơ cao thanh niên, học sinh, sinh viên, nhân viên trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, lao động trong các khu, cụm công nghiệp,...; tăng cường tuyên truyền về tác hại của tệ nạn mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục, các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm, hướng dẫn các hành vi tình dục lành mạnh, an toàn; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mại dâm vào các hoạt động phong trào, các chương trình kinh tế - xã hội, vào công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương.

3. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn; xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên, công tác viên, tình nguyện viên ở cơ sở; trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng tiếp cận, tư vấn tâm lý cho cán bộ làm công tác hỗ trợ người bán dâm hoà nhập cộng đồng; hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn về phòng, chống mại dâm cho thành viên của Đội Kiểm tra liên ngành các cấp.

4. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho người bán dâm ở cộng đồng; khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch cung cấp các dịch vụ hỗ trợ; tăng cường công tác dự phòng, hỗ trợ điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS, phòng, chống bạo lực tình dục cho người bán dâm; xây dựng, nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình phòng, chống mại dâm ở địa phương; đầu tư, nâng cấp đảm bảo các điều kiện để cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện việc tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ cho người bán dâm bị bạo lực tình dục; tăng cường hỗ trợ người bán dâm hoàn lương thông qua việc thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội, hỗ trợ học nghề, cho vay vốn, tìm kiếm việc làm,...

5. Kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương về việc thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm, thực hiện các chính sách hỗ trợ người bán dâm hoàn lương hoà nhập cộng đồng; tăng cường hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm các cấp; tổ chức biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác phòng, chống mại dâm theo quy định; tổng kết kết quả thực hiện công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn ngân sách các cấp được phân bổ trong dự toán kế hoạch hằng năm và từ các nguồn huy động, tài trợ hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp tham mưu công tác quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm; nghiên cứu tham mưu ban hành chế độ, chính sách tăng cường hỗ trợ cho người bán dâm hoàn lương, cho cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm; rà soát, quản lý số liệu, thông tin về người bán dâm trên địa bàn.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...