Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 2443/KH-UBND năm 2025 thực hiện Nghị quyết 122/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện Kết luận 81-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 2443/KH-UBND
Ngày ban hành 29/05/2025
Ngày có hiệu lực 29/05/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Hà Trọng Hải
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2443/KH-UBND

Lai Châu, ngày 29 tháng 5 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 122/NQ-CP NGÀY 08/5/2025 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 81-KL/TW NGÀY 04/6/2024 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện Nghị quyết số 122/NQ-CP ngày 08/5/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 122/NQ-CP ngày 08/5/2025 của Chính phủ với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung của Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW của Chính phủ đến năm 2030 làm căn cứ để các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kết luận số 81-KL/TW, Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

3. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và xây dựng, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình, đề án mới đến năm 2030.

4. Đến năm 2030, phấn đấu đạt một số mục tiêu cụ thể sau:

a) Về ứng phó với biến đổi khí hậu

- Xây dựng, củng cố hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội; thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu; chủ động ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi bão, lũ xảy ra; bố trí, ổn định dân cư đảm bảo an toàn tại khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn.

- Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính; đạt mức tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 6%[1] trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển thông thường. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 99,74%[2].

b) Về quản lý tài nguyên

Quy hoạch, quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, trong đó tập trung: Kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng nước; nâng cao hiệu quả, năng lực khai thác, sử dụng nước và giảm tối đa thất thoát nước trong hệ thống các công trình thủy lợi; giảm tỷ lệ thất thoát nước trong hoạt động cấp nước; khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô ở các lưu vực sông, các vùng khó tiếp cận nguồn nước, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục thực hiện khoanh định, quy hoạch, thăm dò, khai thác và chế biến các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh[3]. Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội; giữ ổn định 32 nghìn ha đất trồng lúa[4].

c) Về bảo vệ môi trường

- Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phấn đấu đạt 100%; 100% đô thị có hệ thống thu gom xử lý nước thải[5].

- Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, tiến hành đồng thời các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý đảm bảo 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 90% chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định; 100% chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

- 100% diện tích các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng được xử lý, cải tạo và phục hồi; nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư; 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh[6] trong đó 30% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch từ các nguồn theo quy chuẩn[7]; 100% dân số đô thị được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đó 82% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%[8]; duy trì, bảo vệ 02 khu rừng đặc dụng hiện có với tổng diện tích 41.275 ha (Vườn quốc gia Hoàng Liên trên địa bàn huyện Tân Uyên với diện tích 7.500 ha và Khu bảo tồn thiên nhiên huyện Mường Tè với diện tích 33.775 ha)[9].

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thúc đẩy các hành động có trách nhiệm của toàn xã hội theo hướng chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, các- bon thấp, kinh tế tuần hoàn, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, quản lý hiệu quả chất thải rắn, giảm thiểu rác thải nhựa hướng đến đạt được mục tiêu phát triển bền vững và trung hòa các-bon. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Chú trọng giáo dục sớm cho thế hệ trẻ từ bậc tiểu học về nhận thức, ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Phát huy vai trò trung tâm, chủ thể của doanh nghiệp, người dân trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường dựa trên chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng vai trò phản biện, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Thay đổi tư duy và nhận thức, coi thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để phát triển bền vững, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập sâu rộng, thực chất.

- Phổ biến, thông tin về các yêu cầu, các thực hành tốt, mô hình tiên tiến về chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.

2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

- Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý tổng hợp, điều phối các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ kinh tế, tiếp cận thị trường để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh việc lồng ghép các định hướng về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp, các ngành.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...