Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 20/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2021
Ngày có hiệu lực 19/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Trần Văn Mi
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/KH-UBND

Bình Phước, ngày 19 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025,

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho cộng đồng.

2. Phát triển thương mại điện tử nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý và ứng dụng thương mại điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu mới.

3. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về phát triển thương mại điện tử phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương nhằm khẳng định vai trò quan trọng của phát triển thương mại điện tử trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho thị trường mua sắm trực tuyến, cũng như tạo thói quen tiêu dùng, mua sắm hiện đại của nhân dân.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Triển khai các hoạt động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Về quy mô thị trường, ứng dụng thương mại điện tử

- Mua sắm trực tuyến dần trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng.

- 70% website thương mại điện tử của doanh nghiệp có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến.

- 50% doanh nghiệp có tham gia hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử, trên các ứng dụng di động.

- 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.

- 100% doanh nghiệp có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.

- Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước có ít nhất 400 thương nhân trên địa bàn tỉnh Bình Phước tham gia.

2.2. Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử

- 100% các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các cơ sở kinh doanh mua sắm lớn cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt.

- 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền hình chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp hóa đơn điện tử cho người tiêu dùng.

- Có ít nhất 05 doanh nghiệp có mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận cho thương mại điện tử đến tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

- 50% doanh nghiệp sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch thương mại điện tử và các hoạt động của đơn vị.

- 70% các giao dịch mua hàng trên website thương mại điện tử của doanh nghiệp có hóa đơn điện tử.

2.3. Về phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, thủ tục hành chính

- 50% các doanh nghiệp, HTX, cơ sở kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, được thông tin, tham gia các khóa tập huấn, đào tạo kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...