Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 1609/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo do tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 1609/KH-UBND
Ngày ban hành 04/07/2018
Ngày có hiệu lực 04/07/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Nguyễn Thanh Ngọc
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1609/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 04 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2018/NQ-CP NGÀY 15/5/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2018 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 561/KH-UBND ngày 10/3/2017 thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã tích cực, chủ động trong việc thực hiện Kế hoạch số 561/KH-UBND ngày 10/3/2017 của UBND tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh năm 2017 đã được tăng lên 01 hạng (từ vị trí 20 lên vị trí 19) so với năm 2016. Tuy nhiên, còn có một số chỉ số thành phần giảm so với năm 2016 gồm: gia nhập thị trường, cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý. Nguyên nhân do một số sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chưa thực sự chủ động, quyết liệt dẫn đến kết quả đạt được còn hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện các yêu cầu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Mục tiêu và nhiệm vụ chung phấn đấu cải thiện cả về điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể

- Kết hợp công bố thông tin doanh nghiệp cùng thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

- Phấn đấu giảm thời gian nộp thuế (không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm xã hội) xuống còn 119 giờ. Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm kiểm tra 100% hồ sơ hoàn thuế thuộc diện phải kiểm tra và phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.

- Thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” giữa điện lực và các cơ quan quản lý nhà nước để tổ chức thực hiện đồng thời các công việc liên quan đến cấp phép với mục tiêu tổng thời gian giải quyết của ngành điện và các cơ quan nhà nước không quá 10 ngày.

- Thực hiện giải pháp cần thiết giảm thời gian Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản xuống còn 20 ngày.

- Phấn đấu giảm thời gian nộp bảo hiểm xã hội xuống còn 49 giờ.

- Tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công, đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công.

- Nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ chung

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung thực hiện:

- Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chỉ số khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, tiếp cận điện năng, đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, nộp thuế và bảo hiểm xã hội theo thông lệ quốc tế.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công; đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công (như thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội).

- Nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe, an ninh và an toàn, vệ sinh môi trường các khu, địa điểm du lịch.

- Phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, giảm tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, kể cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đồng bộ, tránh chồng chéo, gây ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra doanh nghiệp; đảm bảo quyền bình đẳng của doanh nghiệp trước pháp luật.

- Hạn chế tối đa việc tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp để phục vụ thanh tra, kiểm tra; khi kết thúc thanh tra, kiểm tra phải giải tỏa ngay, đúng pháp luật các quyết định tạm ngưng hoạt động hoặc việc phong tỏa các khoản tài chính, tài sản của doanh nghiệp. Việc hội họp, cho ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến giải quyết các yêu cầu, nội dung công việc của doanh nghiệp phải tuân thủ thời gian, quy trình đã công bố.

- Thực hiện đánh giá tính sáng tạo và kết quả điều hành của các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chỉ số cạnh tranh cấp sở, cấp huyện.

- Thắt chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường liêm chính, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công vụ; chỉ đạo cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị trực thuộc thay đổi thái độ làm việc phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp; kịp thời phát hiện và thay thế cán bộ, công chức chần chừ trong cải cách thủ tục hành chính, tháo bỏ rào cản, tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, hoặc có hành vi lạm dụng thẩm quyền, vị trí việc làm để tư lợi riêng.

- Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...