Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2024 phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 153/KH-UBND
Ngày ban hành 30/06/2024
Ngày có hiệu lực 30/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Nguyễn Minh Luân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 153/KH-UBND

Cà Mau, ngày 30 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 15/2019/NĐ-CP); Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 73/QĐ- TTg ngày 10/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 178-KH/TU ngày 26/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Thông báo số 18/TB-HĐND ngày 24/8/2023 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về ý kiến kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại phiên họp giải trình việc thực hiện sắp xếp, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển giáo dục nghề nghiệp đồng bộ, hài hòa giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; từng bước bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo nhằm cơ bản đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh, trong đó một số ngành, nghề tiếp cận trình độ cấp quốc gia và có năng lực cạnh tranh với các trường trong khu vực và cả nước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2030

a) Đào tạo, bồi dưỡng nghề bình quân hàng năm cho 28.000 người, trong đó đào tạo nghề có trình độ sơ cấp trở lên cho 12.000 người; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi.

b) Thu hút 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.

c) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

d) Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.

đ) Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.

e) 100% trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

g) Tỷ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đạt 50% so với tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.

h) Phấn đấu có 01 trường cao đẳng đạt chuẩn chất lượng cao, trong đó có ngành, nghề trọng điểm và có năng lực cạnh tranh với các trường trong khu vực, cả nước.

2.2. Tầm nhìn đến năm 2045

Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, trở thành địa phương phát triển về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực, bắt kịp trình độ tiên tiến của các quốc gia trong khu vực ASEAN và có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Xây dựng chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

- Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng mở, tinh gọn, hiệu quả, phân tầng chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp nhất là nhân lực chất lượng cao.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia. Xây dựng chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp (chú trọng người dạy các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ là thế mạnh, trọng yếu của tỉnh) bảo đảm yếu tố bình đẳng giới.

- Xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề, chú trọng đào tạo nghề tại nơi làm việc.

- Đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại chỗ bao gồm việc hỗ trợ xây dựng và thẩm tra chương trình, giáo trình đào tạo và đánh giá cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học.

- Trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách khi có hướng dẫn của trung ương như: (1) Chính sách thu hút người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề trọng điểm; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, sức khỏe...; (2) Chính sách đối với người học thuộc các đối tượng đặc thù như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, lao động nữ, lao động di cư, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bộ đội xuất ngũ...; chính sách về bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên và người lao động qua đào tạo nghề nghiệp; (3) Chính sách nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên; (4) Chính sách khuyến khích đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công nhận là trường chất lượng cao; xây dựng chính sách hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù và lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do, người lao động thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp do tác động của cách mạng công nghiệp, thiên tai, dịch bệnh... được tham gia học nghề.

- Nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm định, đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...