Hướng dẫn 29/HD-HĐXCNSKCTP năm 2018 xét công nhận phạm vi ảnh hưởng sáng kiến, đề tài khoa học phục vụ công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp Thành phố ban hành
Số hiệu | 29/HD-HĐXCNSKCTP |
Ngày ban hành | 18/10/2018 |
Ngày có hiệu lực | 18/10/2018 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Việt Dũng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/HD-HĐXCNSKCTP |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2018 |
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành công tác thi đua khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 4792/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2016 và số 3183/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về kiện toàn Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố,
Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố hướng dẫn một số nội dung về việc xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học phục vụ công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm các nội dung như sau:
1. “Sáng kiến” là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng được đơn vị cơ sở công nhận.
2. “Đề tài nghiên cứu khoa học” còn gọi là đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.[1]
3. “Đơn vị cơ sở” có thẩm quyền công nhận sáng kiến là cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật, có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập. Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, nhưng có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập như: hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, Văn phòng luật sư; các đơn vị có con dấu và tài khoản riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc pháp nhân cấp trên và được pháp nhân cấp trên ủy quyền, ủy nhiệm thực hiện việc công nhận sáng kiến tại đơn vị bằng văn bản hoặc quy định nội bộ. Ví dụ: Trường Mầm non, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện... [2].
4. “Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học tại cơ sở để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng” là việc người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở [3] ban hành Quyết định đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở (thông qua Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở).
5. “Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học toàn thành phố để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng” là việc người đứng đầu thành phố ban hành Quyết định đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (thông qua Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố).
II. CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Nguyên tắc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
a. Việc xem xét, đánh giá và công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, do Hội đồng sáng kiến các cấp thực hiện.
b. Sáng kiến trước khi được đề nghị đánh giá và công nhận phạm vi ảnh hưởng ở các cấp, phải được đơn vị cơ sở công nhận và được cấp giấy chứng nhận.
Đối với sáng kiến có nhiều tác giả, thì kết quả đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến để phục vụ công tác thi đua khen thưởng chỉ ghi nhận đối với các tác giả có tỷ lệ đóng góp từ 20% trở lên. Ngoại trừ, các sáng kiến là các giải pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ do Thành phố giao và có phạm vi ảnh hưởng đặc biệt sâu rộng đến toàn Thành phố. Trong trường hợp này, trong bản mô tả cần có thuyết minh nội dung đóng góp của các tác giả trong quá trình thực hiện.
c. Các sáng kiến sao chép của tác giả khác sẽ không được xem xét đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng. Sáng kiến đã được đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng nhưng bị phát hiện có sự sao chép nội dung hoặc bị phát hiện là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác thì Hội đồng sẽ quyết định hủy bỏ kết quả đã đánh giá.
2. Trình tự xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
a. Trình tự xét công nhận sáng kiến tại đơn vị cơ sở:
Bước 1: Đơn vị cơ sở có thẩm quyền công nhận sáng kiến tiếp nhận hồ sơ, gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (tham khảo Phụ lục I);
- Bản mô tả nội dung cơ bản của sáng kiến (tham khảo Phụ lục II);
- Các chứng cứ áp dụng và các tài liệu minh họa như: các bản đánh giá, nhận xét về hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến...(nếu có).
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/HD-HĐXCNSKCTP |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2018 |
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành công tác thi đua khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 4792/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2016 và số 3183/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về kiện toàn Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố,
Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố hướng dẫn một số nội dung về việc xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học phục vụ công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm các nội dung như sau:
1. “Sáng kiến” là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng được đơn vị cơ sở công nhận.
2. “Đề tài nghiên cứu khoa học” còn gọi là đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.[1]
3. “Đơn vị cơ sở” có thẩm quyền công nhận sáng kiến là cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật, có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập. Các đơn vị không có tư cách pháp nhân, nhưng có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập như: hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, Văn phòng luật sư; các đơn vị có con dấu và tài khoản riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc pháp nhân cấp trên và được pháp nhân cấp trên ủy quyền, ủy nhiệm thực hiện việc công nhận sáng kiến tại đơn vị bằng văn bản hoặc quy định nội bộ. Ví dụ: Trường Mầm non, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện... [2].
4. “Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học tại cơ sở để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng” là việc người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở [3] ban hành Quyết định đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở (thông qua Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở).
5. “Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học toàn thành phố để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng” là việc người đứng đầu thành phố ban hành Quyết định đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (thông qua Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố).
II. CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Nguyên tắc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
a. Việc xem xét, đánh giá và công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, do Hội đồng sáng kiến các cấp thực hiện.
b. Sáng kiến trước khi được đề nghị đánh giá và công nhận phạm vi ảnh hưởng ở các cấp, phải được đơn vị cơ sở công nhận và được cấp giấy chứng nhận.
Đối với sáng kiến có nhiều tác giả, thì kết quả đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến để phục vụ công tác thi đua khen thưởng chỉ ghi nhận đối với các tác giả có tỷ lệ đóng góp từ 20% trở lên. Ngoại trừ, các sáng kiến là các giải pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ do Thành phố giao và có phạm vi ảnh hưởng đặc biệt sâu rộng đến toàn Thành phố. Trong trường hợp này, trong bản mô tả cần có thuyết minh nội dung đóng góp của các tác giả trong quá trình thực hiện.
c. Các sáng kiến sao chép của tác giả khác sẽ không được xem xét đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng. Sáng kiến đã được đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng nhưng bị phát hiện có sự sao chép nội dung hoặc bị phát hiện là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác thì Hội đồng sẽ quyết định hủy bỏ kết quả đã đánh giá.
2. Trình tự xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
a. Trình tự xét công nhận sáng kiến tại đơn vị cơ sở:
Bước 1: Đơn vị cơ sở có thẩm quyền công nhận sáng kiến tiếp nhận hồ sơ, gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (tham khảo Phụ lục I);
- Bản mô tả nội dung cơ bản của sáng kiến (tham khảo Phụ lục II);
- Các chứng cứ áp dụng và các tài liệu minh họa như: các bản đánh giá, nhận xét về hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến...(nếu có).
Bước 2: Công nhận sáng kiến tại đơn vị cơ sở theo ba tiêu chí:
+ Có tính mới tại đơn vị cơ sở;
+ Đã được áp dụng tại đơn vị cơ sở đó;
+ Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực.
Bước 3: Đề xuất và gửi báo cáo sáng kiến (tham khảo Phụ lục III) đối với các sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng ở các cấp dựa trên:
+ Các chứng cứ chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra bên ngoài;
+ Các thuyết minh của tác giả, đồng tác giả về phạm vi ảnh hưởng.
b. Trình tự xét công nhận, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến tại các đơn vị có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, gồm:
- Danh sách sáng kiến đề nghị đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng (theo mẫu tại Phụ lục III) của các đơn vị cơ sở;
- Bản mô tả nội dung cơ bản của từng sáng kiến được đề xuất công nhận phạm vi ảnh hưởng kèm theo chứng cứ áp dụng như: các bản đánh giá, nhận xét, tài liệu minh họa về hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ... (nếu có).
Bước 2: Đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của các sáng kiến dựa trên các nội dung hoặc tài liệu sau:
- Các chứng cứ hoặc thuyết minh về việc chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng sáng kiến ngoài phạm vi đơn vị cơ sở;
- Các bằng chứng hoặc thuyết minh về quy mô, số lượng tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ việc áp dụng sáng kiến.
Bước 3: Ban hành Quyết định công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng tại cơ sở và gửi báo cáo, đề xuất sáng kiến (tham khảo Phụ lục III) có phạm vi ảnh hưởng toàn thành phố cho Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố.
- Đối với các sáng kiến được xem xét đặc cách theo quy định riêng của các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ thì không phải qua bước đánh giá mà trình Chủ tịch Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở ban hành quyết định công nhận để làm cơ sở đề xuất danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định.
c. Trình tự xét công nhận, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến toàn thành phố và toàn quốc (theo Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ)
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đề nghị xem xét phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến toàn thành phố và toàn quốc, được gửi đến cơ quan thường trực của Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố (là Sở Khoa học và Công nghệ, địa chỉ 244 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, email: qlshtt.skhcn@tphcm.gov.vn) bao gồm:
- Danh sách sáng kiến đề nghị đánh giá phạm vi ảnh hưởng (theo mẫu tại Phụ lục III) gồm bản giấy và bản điện tử của đơn vị có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở;
- Bản mô tả nội dung cơ bản của từng sáng kiến được đề xuất công nhận phạm vi ảnh hưởng kèm theo chứng cứ áp dụng như: các bản đánh giá, nhận xét, tài liệu minh họa về hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến... (nếu có).
- Quyết định công nhận phạm vi ảnh hưởng của các sáng kiến của đơn vị có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở (bản sao);
Bước 2: Đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
- Tổ giúp việc giúp Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố phân loại, thẩm định nội dung đối với các sáng kiến được đề xuất;
- Cơ quan thường trực Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố (Sở Khoa học và Công nghệ) lập thủ tục xin ý kiến các đồng chí thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố về xem xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến toàn thành phố và toàn quốc;
- Thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến toàn thành phố và toàn quốc.
Bước 3: Ban hành Quyết định công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng toàn thành phố và toàn quốc
Cơ quan thường trực Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố phối hợp Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố lập thủ tục, hồ sơ trình Chủ tịch Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố ban hành quyết định công nhận dựa trên:
- Kết quả đánh giá của thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố đối với các sáng kiến được đề xuất.
- Đề xuất đối với các trường hợp được đặc cách thay thế cho sáng kiến bao gồm:
+ Các giải pháp kỹ thuật đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo do Thành phố hoặc Trung ương tổ chức;
+ Các giải pháp, sáng kiến được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố tặng Bằng khen “Sáng kiến, sáng tạo”;
+ Các Giải thưởng khác do các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể thuộc Thành phố tổ chức sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể;
+ Các sáng kiến được xem xét đặc cách theo quy định riêng của các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ.
Các trường hợp được đặc cách nêu trên không phải qua bước đánh giá mà trình Chủ tịch Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố ban hành quyết định công nhận để làm cơ sở đề xuất danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định.
III. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá:
a. Việc công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học do người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở xem xét, công nhận.
b. Đối tượng được công nhận có đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng là Chủ nhiệm đề tài và người trực tiếp tham gia nghiên cứu đề tài.
c. Đề tài nghiên cứu khoa học có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng ở cấp nào thì được làm căn cứ để xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua ở cấp đó.
d. Đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua các cấp và khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng được đánh giá trên hai tiêu chí:
- Đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên,
- Đã được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả cao.
2. Trình tự đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài khoa học:
a. Trình tự đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài khoa học tại các đơn vị có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đề nghị xem xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài khoa học cấp cơ sở bao gồm:
- Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học (bản sao).
- Quyết định hoặc biên bản nghiệm thu đề tài (bản sao).
- Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nếu là đề tài có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ cấp.
- Các bằng chứng chứng minh đề tài đã được áp dụng trong thực tiễn qua các hình thức như hợp đồng chuyển giao, xác nhận của tổ chức ứng dụng đề tài, kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học....
Bước 2: Đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài dựa trên các tiêu chí đã nêu tại nội dung 1.d của phần này.
Bước 3: Ban hành Quyết định công nhận đề tài khoa học có phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở và gửi báo cáo, đề xuất đề tài khoa học có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng cấp thành phố (tham khảo Phụ lục III) cho Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố.
2. Trình tự đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài khoa học cấp thành phố và toàn quốc (theo Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ):
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đề nghị xem xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài khoa học cấp thành phố và toàn quốc được gửi đến cơ quan thường trực của Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố (là Sở Khoa học và Công nghệ, địa chỉ 244 Điện Biên Phủ, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, email: qlshtt.skhcn@tphcm.gov.vn), bao gồm:
- Danh sách đề tài nghiên cứu khoa học đề nghị đánh giá phạm vi ảnh hưởng cấp thành phố (theo mẫu tại Phụ lục III) gồm bản giấy và bản điện tử của đơn vị có thẩm quyền định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở;
- Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học (bản sao).
- Quyết định hoặc biên bản nghiệm thu đề tài (bản sao).
- Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nếu là đề tài có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ cấp.
- Các bằng chứng chứng minh đề tài đã được áp dụng trong thực tiễn ở phạm vi thành phố hoặc toàn quốc qua các hình thức như hợp đồng chuyển giao, xác nhận của các tổ chức ứng dụng đề tài, kỷ yếu hội thảo, hội nghị khoa học ....
Bước 2: Đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài dựa trên các tiêu chí đã nêu tại điều 1.4 của phần này.
Bước 3: Ban hành Quyết định công nhận đề tài khoa học có phạm vi ảnh hưởng cấp thành phố và toàn quốc:
Chủ tịch Hội đồng xét công nhận Sáng kiến cấp thành phố ban hành quyết định công nhận dựa trên kết quả nhận xét, đánh giá của các thành viên Hội đồng xét công nhận Sáng kiến cấp thành phố đối với các đề tài khoa học được đề xuất, xin ý kiến.
1. Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan thường trực Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố) phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố tổ chức, phổ biến hướng dẫn này đến tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan;
2. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học toàn thành phố và toàn quốc bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 10 hàng năm.
Đối với các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học thuộc ngành giáo dục và đào tạo, thời điểm tiếp nhận hồ sơ là từ ngày 15 tháng 6 năm này đến ngày 30 tháng 4 năm sau (tính theo năm học).
3. Căn cứ theo các nội dung hướng dẫn và thời gian quy định nêu trên, đề nghị các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở tổ chức phổ biến cho các đơn vị trực thuộc và xác định các thời điểm nộp hồ sơ xét sáng kiến, đề tài khoa học, thời gian đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với đặc điểm, tình hình hoạt động tại các cơ quan, đơn vị nhằm phục vụ tốt công tác bình xét thi đua, khen thưởng vào dịp tổng kết hàng năm (hoặc năm học đối với ngành giáo dục) tại các cơ quan, đơn vị (khắc phục tình trạng thực hiện không đúng quy định như hiện nay là vừa trình khen thưởng, vừa trình xét công nhận sáng kiến cấp thành phố).
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, các cơ quan, đơn vị có văn bản đề nghị để Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện tốt công tác xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến phục vụ công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Hướng dẫn số 01/HD-HĐXCNSKCTP ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố./.
|
TM. HỘI ĐỒNG |
(Ban hành theo Hướng dẫn số 29/HD-HĐXCNSKCTP, ngày 18 tháng 10 năm 2018 về việc xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học phục vụ công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)
Tên Cơ quan/Tổ chức |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ....../... |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm |
(Mẫu) ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: ..........................................................................
Tôi (chúng tôi) là tác giả (và các đồng tác giả):
Số TT |
Họ và tên |
Trình độ chuyên môn |
Bộ phận, Đơn vị công tác (*) hoặc số CMND/ Hộ chiếu và địa chỉ liên hệ (**) |
Chức danh |
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề nghị công nhận sáng kiến: ...................
Đã áp dụng/áp dụng thử từ ngày ................ tại: ...................
Hiệu quả chính:
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ..................
Những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT |
Họ và tên |
Bộ phận, Đơn vị công tác (*) hoặc số CMND/ Hộ chiếu và địa chỉ liên hệ (**) |
Nội dung công việc hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Bộ phận/Đơn vị áp dụng |
Người yêu cầu công nhận |
________________________________
(*) Nếu là người của Cơ quan/Tổ chức
(**) Nếu là người bên ngoài đề nghị áp dụng sáng kiến tại Cơ quan/Tổ chức
(Ban hành theo Hướng dẫn số 29/HD-HĐXCNSKCTP, ngày 18 tháng 10 năm 2018 về việc xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học phục vụ công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)
Tên Cơ quan/ Tổ chức
(Mẫu) BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN
đính kèm Đơn Yêu cầu công nhận sáng kiến số....
Tên Sáng kiến: …
Tác giả/Nhóm tác giả:
1. Thực trạng: (Các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến, có thể là các khó khăn, bất cập, hạn chế, nhu cầu công việc mới phát sinh ...
2. Nội dung sáng kiến: (Các giải pháp cụ thể để giải quyết thực trạng nêu trên)
3. Hiệu quả mang lại: (Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên, đã mang lại hiệu quả như sau: ...)
Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến:
□ Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng
□ Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi quận/huyện/sở/ngành/tập đoàn/tổng công ty... theo chứng cứ đính kèm
□ Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn Thành phố theo chứng cứ đính kèm
□ Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm
Bộ phận/Đơn vị áp dụng |
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng
năm |
(Ban hành theo Hướng dẫn số 29/HD-HĐXCNSKCTP, ngày 18 tháng 10 năm 2018 về việc xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học phục vụ công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)
Tên Cơ quan/Tổ chức Số: ....../BC-...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm |
(Mẫu) DANH SÁCH SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI KHOA HỌC
ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
Kính gửi: ... (tên Đơn vị cấp trên) ...
I. DANH SÁCH SÁNG KIẾN ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI .... (ĐƠN VỊ) ... NĂM....
STT |
Tên Sáng kiến |
Tác giả |
Giấy Chứng nhận SK số |
Tóm tắt sáng kiến, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng |
01 |
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
II. DANH SÁCH SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG:
Trong những sáng kiến được công nhận tại phần I, các sáng kiến sau đây được đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng mở rộng ở các cấp
STT |
Tên sáng kiến |
Tác giả |
Tóm tắt sáng kiến, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng (tại cơ sở, toàn thành phố, toàn quốc) |
01 |
|
|
|
02 |
|
|
|
III. DANH SÁCH ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐÃ NGHIỆM THU VÀ ÁP DỤNG ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
STT |
Tên đề tài |
Tác giả |
Phạm vi ảnh hưởng (*) |
01 |
|
|
Tại cơ sở/toàn thành phố/toàn quốc |
02 |
|
|
Tại cơ sở/toàn thành phố/toàn quốc |
(*) Chọn 1 trong 3 cấp độ phạm vi ảnh hưởng
|
THỦ TRƯỞNG
|
[1] Điều 3.4 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
[2] Khoản 4, Điều 2 của Điều lệ Sáng kiến và Điều 2 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
[3] Đó là Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Điều 26 Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành công tác thi đua khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh.