Công văn 9809/SYT-TCCB năm 2017 hướng dẫn thực hiện quy định về đào tạo thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 9809/SYT-TCCB |
Ngày ban hành | 28/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 28/11/2017 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Tăng Chí Thượng |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9809/SYT-TCCB |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2017 |
Kính gửi: |
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; |
Ngày 31 tháng 3 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1623/BYT-K2ĐT về xử lý những vướng mắc trong quy chế đào tạo CKI, CKII và bác sĩ nội trú, trong đó quy định "thí sinh chỉ được dự thi chuyên khoa I sau khi có chứng chỉ hành nghề”;
Ngày 10 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 8661/BYT-KCB về tiếp nhận và tổ chức thực hành KBCB để cấp CCHN, có quy định "Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, phân công các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện tiếp nhận và hướng dẫn thực hành đối với các đối tượng có nhu cầu xác nhận quá trình thực hành theo đúng các quy định”;
Tại Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KBCB, có quy định "Giám đốc Sở Y tế tỉnh có trách nhiệm phân công các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý tham gia hướng dẫn thực hành đối với người có nhu cầu xác nhận quá trình thực hành.”;
Theo quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) phải qua thực hành tại cơ sở KBCB. Đối với bác sĩ, y sĩ phải thực hành tương ứng là 18 tháng và 12 tháng tại bệnh viện, đối với điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh viên phải thực hành 9 tháng tại cơ sở KBCB. Việc xác nhận, nội dung và tổ chức thực hành thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KBCB; Điều 15, 16, 17 và 18 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp CCHN đối với người hành nghề và cấp GPHĐ đối với cơ sở KBCB;
Để thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thực hành trước khi cấp chứng chỉ hành nghề KBCB, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng được thực hành tại các cơ sở KBCB, Sở Y tế đề nghị các đơn vị trực thuộc, các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở KBCB) thực hiện một số quy định như sau:
I. Về nguyên tắc đăng ký thực hành
1. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.
2. Trường hợp là bác sĩ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản (xem thêm Phụ lục). Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 18 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 09 tháng liên tục[1] .
II. Xác nhận về thời gian thực hành
1. Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sĩ:
a) Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng liên tục tại bệnh viện thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
b) Nếu đã có thời gian KBCB ít nhất là 18 tháng tại bệnh viện nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc KBCB trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh;
2. Xác nhận về thời gian thực hành đối với y sĩ:
a) Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng liên tục tại bệnh viện thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
b) Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng tại bệnh viện nhưng sau đó đã không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
3. Xác nhận về thời gian thực hành đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên:
a) Đối với hộ sinh viên phải thực hành 09 tháng tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh;
b) Đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, phải thực hành 9 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 09 tháng tại các cơ sở KBCB nhưng sau đó đã không thực hiện việc KBCB trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
III. Xác nhận về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp
1. Nội dung xác nhận năng lực chuyên môn:
Khả năng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cơ bản theo chuyên khoa đăng ký thực hành do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định.
2. Nội dung xác nhận đạo đức nghề nghiệp:
Việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 36, 37, 38 và 39 Luật khám bệnh, chữa bệnh và việc giao tiếp ứng xử của người đăng ký thực hành theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
1. Tiếp nhận người thực hành:
a) Người thực hành phải có đơn đề nghị thực hành theo Mẫu 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ và bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế gửi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký thực hành;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9809/SYT-TCCB |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2017 |
Kính gửi: |
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; |
Ngày 31 tháng 3 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1623/BYT-K2ĐT về xử lý những vướng mắc trong quy chế đào tạo CKI, CKII và bác sĩ nội trú, trong đó quy định "thí sinh chỉ được dự thi chuyên khoa I sau khi có chứng chỉ hành nghề”;
Ngày 10 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 8661/BYT-KCB về tiếp nhận và tổ chức thực hành KBCB để cấp CCHN, có quy định "Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, phân công các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện tiếp nhận và hướng dẫn thực hành đối với các đối tượng có nhu cầu xác nhận quá trình thực hành theo đúng các quy định”;
Tại Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KBCB, có quy định "Giám đốc Sở Y tế tỉnh có trách nhiệm phân công các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý tham gia hướng dẫn thực hành đối với người có nhu cầu xác nhận quá trình thực hành.”;
Theo quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) phải qua thực hành tại cơ sở KBCB. Đối với bác sĩ, y sĩ phải thực hành tương ứng là 18 tháng và 12 tháng tại bệnh viện, đối với điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh viên phải thực hành 9 tháng tại cơ sở KBCB. Việc xác nhận, nội dung và tổ chức thực hành thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KBCB; Điều 15, 16, 17 và 18 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp CCHN đối với người hành nghề và cấp GPHĐ đối với cơ sở KBCB;
Để thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thực hành trước khi cấp chứng chỉ hành nghề KBCB, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng được thực hành tại các cơ sở KBCB, Sở Y tế đề nghị các đơn vị trực thuộc, các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở KBCB) thực hiện một số quy định như sau:
I. Về nguyên tắc đăng ký thực hành
1. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.
2. Trường hợp là bác sĩ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản (xem thêm Phụ lục). Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 18 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 09 tháng liên tục[1] .
II. Xác nhận về thời gian thực hành
1. Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sĩ:
a) Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng liên tục tại bệnh viện thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
b) Nếu đã có thời gian KBCB ít nhất là 18 tháng tại bệnh viện nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc KBCB trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh;
2. Xác nhận về thời gian thực hành đối với y sĩ:
a) Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng liên tục tại bệnh viện thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
b) Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng tại bệnh viện nhưng sau đó đã không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
3. Xác nhận về thời gian thực hành đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên:
a) Đối với hộ sinh viên phải thực hành 09 tháng tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh;
b) Đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, phải thực hành 9 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 09 tháng tại các cơ sở KBCB nhưng sau đó đã không thực hiện việc KBCB trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
III. Xác nhận về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp
1. Nội dung xác nhận năng lực chuyên môn:
Khả năng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cơ bản theo chuyên khoa đăng ký thực hành do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định.
2. Nội dung xác nhận đạo đức nghề nghiệp:
Việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 36, 37, 38 và 39 Luật khám bệnh, chữa bệnh và việc giao tiếp ứng xử của người đăng ký thực hành theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.
1. Tiếp nhận người thực hành:
a) Người thực hành phải có đơn đề nghị thực hành theo Mẫu 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ và bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế gửi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký thực hành;
b) Sau khi nhận được đơn đề nghị thực hành, nếu đồng ý tiếp nhận, người đứng đầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ký hợp đồng thực hành với người thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Phân công người hướng dẫn thực hành:
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định tiếp nhận và phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa là 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.
3. Người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề;
b) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với văn bằng của người thực hành, có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành và có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 3 năm trở lên.
Trường hợp người thực hành là bác sĩ đa khoa thì người hướng dẫn thực hành phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chuyên khoa mà người thực hành đăng ký thực hành khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trách nhiệm của người hướng dẫn thực hành:
a) Hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh cho người thực hành;
b) Nhận xét về kết quả thực hành và chịu trách nhiệm về nội dung nhận xét của mình;
c) Chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh do lỗi của người hướng dẫn thực hành.
5. Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành:
Sau khi có nhận xét bằng văn bản của người hướng dẫn thực hành đối với người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
V. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tiếp nhận người thực hành theo quy định
1. Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn.
2. Đơn đề nghị thực hành theo Mẫu 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Quyết định tiếp nhận và phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu 03 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ và bảng nhận xét của người được phân công hướng dẫn thực hành.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo thực hành, sau khi xem xét năng lực chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực của các bệnh viện trực thuộc, Sở Y tế giao nhiệm vụ cho 19 bệnh viện Hạng I và 03 bệnh viện Hạng II trực thuộc Sở Y tế (danh sách kèm theo) tổ chức tiếp nhận hướng dẫn thực hành cho đối tượng bác sĩ không phải là nhân viên cơ hữu của đơn vị mình.
Giám đốc các bệnh viện được giao nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng và thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo thực hành theo chuyên môn tương ứng với từng đối tượng thực hành. Hàng năm, đến 31 tháng 12 các bệnh viện phải công khai trên website: số lượng người thực hành có thể tiếp nhận, công khai quy trình đăng ký thực hành, thông báo công khai cho người thực hành biết việc được chấp nhận vào thực hành.
Đối với bác sĩ đa khoa được các bệnh viện tuyển dụng vào làm việc tại đơn vị của mình (nhân viên cơ hữu) theo hình thức hợp đồng lao động, xét tuyển viên chức thì Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức thực hiện hướng dẫn thực hành cho đối tượng bác sĩ cơ hữu của cơ sở mình.
Các cơ sở KBCB gửi báo cáo kết quả thực hiện hướng dẫn thực hành đối với người có nhu cầu xác nhận quá trình thực hành và danh sách số lượng người thực hành được cơ sở KBCB xác nhận quá trình thực hành (theo mẫu Phụ lục kèm theo) về Sở Y tế trước ngày 31 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ sở KBCB báo cáo về Sở Y tế hoặc liên hệ ThS. Trần Minh Thái, ĐT: 0918008787, Email: thaimt@tphcm.gov.vn để phối hợp giải quyết./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
DANH MỤC CÁC CHUYÊN KHOA THUỘC HỆ NỘI, CHUYÊN KHOA THUỘC HỆ NGOẠI
STT |
CHUYÊN KHOA HỆ NỘI |
CHUYÊN KHOA HỆ NGOẠI |
01 |
Da liễu |
Chấn thương chỉnh hình |
02 |
Gây mê hồi sức |
Chẩn đoán hình ảnh |
03 |
Hồi sức cấp cứu - chống độc |
Mắt |
04 |
Huyết học |
Tai Mũi Họng |
05 |
Lao và bệnh phổi |
Ngoại tổng quát |
06 |
Lão khoa |
Ngoại thần kinh |
07 |
Nhiễm |
Ngoại tiết niệu |
08 |
Nội tổng quát |
Ngoại tiêu hóa |
09 |
Nội tiết |
Phẫu thuật lồng ngực - Mạch máu - Tim mạch |
10 |
Nội tim mạch |
Tạo hình thẩm mỹ |
11 |
Nội hô hấp |
Ung thư |
12 |
Ung thư |
Giải phẫu bệnh |
13 |
Tâm thần |
Pháp y |
14 |
Thần kinh |
|
15 |
Bác sĩ gia đình |
|
16 |
Y học dự phòng |
|
17 |
Y học hạt nhân |
|
STT |
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh |
Xếp hạng |
01 |
Bệnh viện Nhân dân 115 |
Hạng l |
02 |
Bệnh viện Nhân dân Gia Định |
Hạng l |
03 |
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương |
Hạng l |
04 |
Bệnh viện Trưng Vương |
Hạng l |
05 |
Bệnh viện Nguyễn Trãi |
Hạng l |
06 |
Bệnh viện Nhi Đồng 1 |
Hạng l |
07 |
Bệnh viện Nhi Đồng 2 |
Hạng l |
08 |
Bệnh viện Từ Dũ |
Hạng l |
09 |
Bệnh viện Hùng Vương |
Hạng l |
10 |
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch |
Hạng l |
11 |
Bệnh viện Bình Dân |
Hạng I |
12 |
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình |
Hạng l |
13 |
Bệnh viện Da liễu |
Hạng l |
14 |
Bệnh viện Mắt |
Hạng I |
15 |
Bệnh viện Tai Mũi Họng |
Hạng l |
16 |
Viện Y dược học dân tộc |
Hạng l |
17 |
Viện Tim |
Hạng l |
18 |
Bệnh viện Răng Hàm Mặt |
Hạng l |
19 |
Bệnh viện Quận Thủ Đức |
Hạng l |
20 |
Bệnh viện Y học cổ truyền |
Hạng II |
21 |
Bệnh viện Tâm thần |
Hạng II |
22 |
Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị Bệnh nghề nghiệp |
Hạng II |
DANH SÁCH NGƯỜI THỰC HÀNH ĐƯỢC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TIẾP NHẬN HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: …………………………………
STT |
Tên người đăng ký thực hành |
Ngày, tháng năm sinh |
Văn bằng chuyên môn |
Đơn vị đang
công tác |
Thời điểm bắt đầu tiếp nhận |
Thời điểm kết thúc |
01 |
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
03 |
|
|
|
|
|
|
04 |
|
|
|
|
|
|
05 |
|
|
|
|
|
|
06 |
|
|
|
|
|
|
07 |
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu |
Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
|
Lưu ý: Tất cả các cơ sở KBCB có tổ chức tiếp nhận hướng dẫn thực hành đều phải thực hiện báo cáo theo quy định (bao gồm người đăng ký thực hành là nhân viên cơ hữu của đơn vị và người đăng ký thực hành không phải là nhân viên cơ hữu của đơn vị).