Chỉ thị 12/CT-BCT năm 2025 tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Số hiệu | 12/CT-BCT |
Ngày ban hành | 16/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 16/07/2025 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Nguyễn Hồng Diên |
Lĩnh vực | Thương mại,Thể thao - Y tế |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-BCT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2025 |
Trước tình hình diễn biến phức tạp của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều công điện chỉ đạo quyết liệt nhằm tăng cường đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi phạm, cụ thể: Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2025 về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Triển khai các Công điện trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban Kế hoạch cao điểm giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới [1] và Kế hoạch thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ [2].
Nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong bối cảnh tổ chức bộ máy hành chính có sự điều chỉnh, thống nhất và thông suốt từ Trung ương đến địa phương theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp; đồng thời tăng cường huy động lực lượng, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đẩy mạnh đấu tranh, chủ động ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc; kiên quyết phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ và an toàn thực phẩm; góp phần lập lại trật tự quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ, Công đoàn Công Thương Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng và các đơn vị truyền thông của Bộ khẩn trương, chủ động thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao; tổ chức triển khai theo tinh thần đổi mới bộ máy hành chính nhà nước, phù hợp mô hình chính quyền địa phương hai cấp được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2025:
1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chủ động, tích cực tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tổ chức các đợt kiểm tra cao điểm và duy trì kiểm tra thường xuyên, bảo đảm rõ trách nhiệm và phù hợp với phân cấp quản lý giữa hai cấp; tập trung kiểm tra trên diện rộng đối với các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, nguy cơ bị làm giả cao như dầu thực vật, sữa bột và các thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; chủ động phát hiện, xử lý vi phạm, kiến nghị đình chỉ hoạt động, xử phạt vi phạm hành chính, chuyển cơ quan điều tra đối với tổ chức/cá nhân sản xuất, kinh doanh: thực phẩm giả mạo thương hiệu; thực phẩm không rõ nguồn gốc, hết hạn, không đạt chất lượng.
- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tầng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ, lưu thông thực phẩm không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh thực phẩm trên nền tảng số thông qua hoạt động giám sát, phát hiện và xử lý việc bán thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc qua sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, livestream; xử lý kho hàng không đăng ký, giao dịch không có chứng từ hợp lệ; yêu cầu các nền tảng trong tỉnh, thành phố hỗ trợ cung cấp dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa, chủ thể kinh doanh.
- Tổ chức tuyên truyền cho người dân, tiểu thương, doanh nghiệp về cách nhận diện hàng giả, thực phẩm kém chất lượng; quyền lợi người tiêu dùng khi phát hiện vi phạm; cảnh báo những vụ việc điển hình đã được phát hiện tại địa phương. Phối hợp với các cơ quan truyền thông và tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương đưa thông tin vào bản tin an toàn thực phẩm, chuyên trang trên trang thông tin điện tử của Sở; triển khai thí điểm mô hình “Khu dân cư an toàn - Không hàng giả, không thực phẩm bẩn”.
- Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; chủ động tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan, nhằm khắc phục bất cập, lỗ hổng trong quản lý thực phẩm giả tại địa phương, bảo đảm thực hiện đúng trách nhiệm được quy định tại Điều 65 Luật An toàn thực phẩm.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương
a) Cục Công nghiệp
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị. Tham mưu Bộ trưởng ban hành văn bản hướng dẫn UBND cấp tỉnh và cấp xã thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 146/2025/NĐ-CP và bảo đảm phù hợp với phân cấp quản lý được quy định tại Nghị định số 139/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung/thay thế Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý ngay một số hạn chế, bất cập của Luật an toàn thực phẩm theo kiến nghị của các Bộ, ngành, nhất là kiến nghị của Bộ Công An.
- Chủ trì xây dựng Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
- Đánh giá, chỉ ra nguyên nhân của các sơ hở, bất cập trong quy định pháp luật hoặc cơ chế quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm mà các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động sản xuất kinh doanh, vi phạm pháp luật để tham mưu cho Bộ trưởng giải pháp khắc phục; khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước để hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu; kịp thời phát hiện, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn địa phương trong kiểm soát rượu do người dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, tổ chức đánh giá nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm; chủ động kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo đảm phù hợp với phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền theo quy định tại Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 139/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
- Tham mưu Bộ trưởng ban hành văn bản hướng dẫn UBND cấp tỉnh và cấp xã thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và quản lý an toàn thực phẩm, bảo đảm triển khai đồng bộ, hiệu quả, đúng chức năng nhiệm vụ và phù hợp với phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền theo quy định tại Nghị định số 146/2025/NĐ-CP và Nghị định số 139/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ. Trên cơ sở kết quả thực tiễn, chủ động tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, làm rõ trách nhiệm và quy trình xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, chống hàng giả, gian lận thương mại nhằm khắc phục lỗ hổng pháp lý và đáp ứng hiệu quả yêu cầu quản lý trong thực tiễn.
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng Thông tư xác thực hàng hóa theo Luật số 19/2023/QH15 ngày 20 tháng 6 năm 2023 về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các địa phương, chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, giám sát thị trường đối với mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu; đồng thời tăng cường tham mưu công tác chỉ đạo, đôn đốc lực lượng quản lý thị trường các địa phương phối hợp hiệu quả, tiếp tục đẩy mạnh các đợt cao điểm đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thực phẩm không bảo đảm chất lượng, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tham mưu cấp có thẩm quyền thực hiện kịp thời công tác thi đua, khen thưởng theo quy định.
- Tiếp tục theo dõi sát, nắm chắc tình hình, tổng hợp kết quả của Bộ Công Thương triển khai các Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Với vai trò Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương, tập trung đề xuất chính sách phát triển thị trường lành mạnh, minh bạch gắn với kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ người tiêu dùng; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kịp thời xử lý vướng mắc và báo cáo cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.
- Chỉ đạo các Sở Công Thương rà soát, tăng cường quản lý hoạt động cấp giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ rượu; chủ động phối hợp với Cục Công nghiệp rà soát, cập nhật bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung của Đề án ứng dụng công nghệ số và kỹ thuật tiên tiến nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm công nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển đã được phê duyệt tại Quyết định số 1765/QĐ-BCT ngày 20 tháng 6 năm 2025 của Bộ Công Thương, bảo đảm đúng tiến độ, mục tiêu và chất lượng đề ra.
c) Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công
- Tổ chức rà soát, cập nhật, đề xuất bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, xây dựng hồ sơ theo quy định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành trong thời gian sớm nhất.
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-BCT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2025 |
Trước tình hình diễn biến phức tạp của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều công điện chỉ đạo quyết liệt nhằm tăng cường đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi phạm, cụ thể: Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2025 về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Triển khai các Công điện trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban Kế hoạch cao điểm giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới [1] và Kế hoạch thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ [2].
Nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong bối cảnh tổ chức bộ máy hành chính có sự điều chỉnh, thống nhất và thông suốt từ Trung ương đến địa phương theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp; đồng thời tăng cường huy động lực lượng, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đẩy mạnh đấu tranh, chủ động ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc; kiên quyết phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ và an toàn thực phẩm; góp phần lập lại trật tự quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ, Công đoàn Công Thương Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng và các đơn vị truyền thông của Bộ khẩn trương, chủ động thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao; tổ chức triển khai theo tinh thần đổi mới bộ máy hành chính nhà nước, phù hợp mô hình chính quyền địa phương hai cấp được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2025:
1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chủ động, tích cực tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tổ chức các đợt kiểm tra cao điểm và duy trì kiểm tra thường xuyên, bảo đảm rõ trách nhiệm và phù hợp với phân cấp quản lý giữa hai cấp; tập trung kiểm tra trên diện rộng đối với các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, nguy cơ bị làm giả cao như dầu thực vật, sữa bột và các thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; chủ động phát hiện, xử lý vi phạm, kiến nghị đình chỉ hoạt động, xử phạt vi phạm hành chính, chuyển cơ quan điều tra đối với tổ chức/cá nhân sản xuất, kinh doanh: thực phẩm giả mạo thương hiệu; thực phẩm không rõ nguồn gốc, hết hạn, không đạt chất lượng.
- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tầng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ, lưu thông thực phẩm không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh thực phẩm trên nền tảng số thông qua hoạt động giám sát, phát hiện và xử lý việc bán thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc qua sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, livestream; xử lý kho hàng không đăng ký, giao dịch không có chứng từ hợp lệ; yêu cầu các nền tảng trong tỉnh, thành phố hỗ trợ cung cấp dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa, chủ thể kinh doanh.
- Tổ chức tuyên truyền cho người dân, tiểu thương, doanh nghiệp về cách nhận diện hàng giả, thực phẩm kém chất lượng; quyền lợi người tiêu dùng khi phát hiện vi phạm; cảnh báo những vụ việc điển hình đã được phát hiện tại địa phương. Phối hợp với các cơ quan truyền thông và tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương đưa thông tin vào bản tin an toàn thực phẩm, chuyên trang trên trang thông tin điện tử của Sở; triển khai thí điểm mô hình “Khu dân cư an toàn - Không hàng giả, không thực phẩm bẩn”.
- Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; chủ động tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan, nhằm khắc phục bất cập, lỗ hổng trong quản lý thực phẩm giả tại địa phương, bảo đảm thực hiện đúng trách nhiệm được quy định tại Điều 65 Luật An toàn thực phẩm.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương
a) Cục Công nghiệp
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị. Tham mưu Bộ trưởng ban hành văn bản hướng dẫn UBND cấp tỉnh và cấp xã thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 146/2025/NĐ-CP và bảo đảm phù hợp với phân cấp quản lý được quy định tại Nghị định số 139/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung/thay thế Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý ngay một số hạn chế, bất cập của Luật an toàn thực phẩm theo kiến nghị của các Bộ, ngành, nhất là kiến nghị của Bộ Công An.
- Chủ trì xây dựng Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
- Đánh giá, chỉ ra nguyên nhân của các sơ hở, bất cập trong quy định pháp luật hoặc cơ chế quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm mà các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động sản xuất kinh doanh, vi phạm pháp luật để tham mưu cho Bộ trưởng giải pháp khắc phục; khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước để hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu; kịp thời phát hiện, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn địa phương trong kiểm soát rượu do người dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, tổ chức đánh giá nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm; chủ động kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo đảm phù hợp với phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền theo quy định tại Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 139/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
- Tham mưu Bộ trưởng ban hành văn bản hướng dẫn UBND cấp tỉnh và cấp xã thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và quản lý an toàn thực phẩm, bảo đảm triển khai đồng bộ, hiệu quả, đúng chức năng nhiệm vụ và phù hợp với phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền theo quy định tại Nghị định số 146/2025/NĐ-CP và Nghị định số 139/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ. Trên cơ sở kết quả thực tiễn, chủ động tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, làm rõ trách nhiệm và quy trình xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, chống hàng giả, gian lận thương mại nhằm khắc phục lỗ hổng pháp lý và đáp ứng hiệu quả yêu cầu quản lý trong thực tiễn.
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng Thông tư xác thực hàng hóa theo Luật số 19/2023/QH15 ngày 20 tháng 6 năm 2023 về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các địa phương, chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, giám sát thị trường đối với mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu; đồng thời tăng cường tham mưu công tác chỉ đạo, đôn đốc lực lượng quản lý thị trường các địa phương phối hợp hiệu quả, tiếp tục đẩy mạnh các đợt cao điểm đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thực phẩm không bảo đảm chất lượng, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tham mưu cấp có thẩm quyền thực hiện kịp thời công tác thi đua, khen thưởng theo quy định.
- Tiếp tục theo dõi sát, nắm chắc tình hình, tổng hợp kết quả của Bộ Công Thương triển khai các Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Với vai trò Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương, tập trung đề xuất chính sách phát triển thị trường lành mạnh, minh bạch gắn với kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ người tiêu dùng; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kịp thời xử lý vướng mắc và báo cáo cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.
- Chỉ đạo các Sở Công Thương rà soát, tăng cường quản lý hoạt động cấp giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ rượu; chủ động phối hợp với Cục Công nghiệp rà soát, cập nhật bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung của Đề án ứng dụng công nghệ số và kỹ thuật tiên tiến nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm công nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển đã được phê duyệt tại Quyết định số 1765/QĐ-BCT ngày 20 tháng 6 năm 2025 của Bộ Công Thương, bảo đảm đúng tiến độ, mục tiêu và chất lượng đề ra.
c) Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công
- Tổ chức rà soát, cập nhật, đề xuất bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, xây dựng hồ sơ theo quy định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành trong thời gian sớm nhất.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn thực phẩm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong quy định của pháp luật.
d) Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
- Tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại điện tử; xây dựng Luật Thương mại điện tử theo hướng toàn diện, đồng bộ, bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thi hành. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến việc bổ sung quy định nhằm kiểm tra, rà soát, ngăn chặn, xử lý hiệu quả tình trạng gia tăng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số trong thời gian qua.
đ) Cục Hóa chất
- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh methanol và xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
- Rà soát hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý hóa chất; phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai hiệu quả nhiệm vụ của ngành Công Thương được giao tại Luật Hóa chất, bảo đảm đảm phù hợp với phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền theo quy định tại Nghị định số 146/2025/NĐ-CP và Nghị định số 139/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ.
3. Các Hiệp hội ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính
- Chỉ đạo tăng cường giám sát chuỗi cung ứng của hội viên, nhân rộng các mô hình tự kiểm tra nội bộ; cập nhật, báo cáo kết quả phát hiện sớm vi phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xâm phạm sở hữu trí tuệ; phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý theo Công điện số 82/CĐ-TTg.
- Phối hợp Ban Chỉ đạo 389 cấp ngành, đẩy nhanh việc thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg và các Công điện số: 65/CĐ-TTg, số 72/CĐ-TTg, số 82/CĐ-TTg về đợt cao điểm chống hàng giả và gian lận. Phối hợp tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề, nâng cao hiểu biết, trách nhiệm tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp thành viên.
- Chủ động đề xuất cơ chế, chính sách, khắc phục khoảng trống pháp luật, nhất là Luật Thương mại điện tử. Tham gia đánh giá gốc rễ vi phạm, báo cáo, đề xuất Bộ Công Thương hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật như chỉ thị và công điện của Thủ tướng Chính phủ đề cập.
4. Công đoàn Công Thương Việt Nam
- Chủ động, tích cực tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ trong tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hưởng ứng tham gia tích cực, có trách nhiệm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để phát hiện sớm, đấu tranh, ngăn chặn ngay từ cơ sở.
5. Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương
- Tăng thời lượng, định hướng dư luận và đưa tin về những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Kịp thời biểu dương những tấm gương tích cực, cách làm hay của các đơn vị thuộc Bộ, địa phương; phê phán, lên án những hành vi tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hậu quả, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của toàn ngành Công Thương trên phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam và Chủ tịch các Hiệp hội ngành hàng chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả thực hiện và các khó khăn vướng mắc (nếu có).
Các đơn vị gửi báo cáo về Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) để tổng hợp, báo cáo./.
|
BỘ TRƯỞNG |