Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2025 tăng cường hiệu quả quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 02/CT-UBND
Ngày ban hành 19/02/2025
Ngày có hiệu lực 19/02/2025
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Thị Hoàng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Đồng Nai, ngày 19 tháng 02 năm 2025

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, cũng như việc chấp hành quy định pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh từng bước được thực hiện theo quy định của pháp luật và có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phối hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sự đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Tiến độ đầu tư, mở rộng hạ tầng cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, dẫn đến tỷ lệ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung còn thấp so mục tiêu đề ra theo Nghị quyết hằng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Mặt khác, tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh có chất lượng nước dưới đất không đạt quy chuẩn cho phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi sử dụng trực tiếp. Việc khai thác, sử dụng nước dưới đất chưa tối ưu hóa được lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước dưới đất mang lại theo tinh thần của Luật Tài nguyên nước 2023. Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại nêu trên do thiếu sự tập trung, phối hợp trong công tác quản lý của các cấp các ngành; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa được quan tâm, chú trọng...

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ nước dưới đất, tối ưu hóa lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước mang lại; chủ động, ứng phó với tình hình nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm an ninh nguồn nước và bảo vệ sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ thị:

1. Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức, thực hiện Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; thực hiện tốt công tác quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất, hành nghề khoan nước dưới đất, quan trắc, phân tích chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định và đảm bảo an ninh nguồn nước.

Hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất và hành nghề khoan nước dưới đất phải tuân thủ đúng quy định của Pháp luật.

Nghiêm cấm các hành vi: Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại, xả khí thải độc hại vào nguồn nước dưới đất; xả nước thải vào nguồn nước dưới đất; xả nước thải, dưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái phép; làm sai lệch thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước dưới đất.

2. Kết hợp hoặc luân phiên khai thác nước mặt với khai thác nước dưới đất, nước mưa và tăng cường tuần hoàn, tái sử dụng nước nhằm tối ưu hoá việc sử dụng nguồn nước cho các mục đích sử dụng và lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước mang lại.

3. Tuân thủ nguyên tắc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và áp dụng biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định pháp luật. Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nước dưới đất, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan; Ưu tiên cho việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai và phòng cháy, chữa cháy.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ nước dưới đất; Lập danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và áp dụng các biện pháp trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định.

b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định về quản lý và bảo vệ nước dưới đất đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực nước dưới đất và địa phương nhằm đảm bảo thực hiện tốt các quy định về bảo vệ nước dưới đất, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

c) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất, quan trắc, giám sát tài nguyên nước dưới đất.

d) Duy trì các hoạt động quan trắc mạng lưới nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp khắc phục đối với các khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm. Công khai thông tin về chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo định kỳ 6 tháng/lần.

đ) Tổ chức thẩm định, cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, khai thác nước dưới đất, hành nghề khoan nước dưới đất theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 06/2025/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2025, đảm bảo phát huy hiệu quả khai thác, sử dụng nước dưới đất theo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất và theo danh mục hạn chế khai thác nước dưới đất. Chủ động triển khai các giải pháp quản lý nguồn tài nguyên nước để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh, dịch vụ để tránh xảy ra tranh chấp nguồn nước.

e) Chủ động theo dõi diễn biến thời tiết do các cơ quan chức năng cung cấp, kịp thời cung cấp thông tin cho các đối tượng khai thác, sử dụng nguồn nước để có kế hoạch điều tiết hoạt động sản xuất đảm bảo nguồn nước trong mùa khô hạn và chủ động thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện tốt các phương án đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt nông thôn và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhằm tối ưu hoá việc sử dụng nguồn nước dưới đất cho các mục đích sử dụng và lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước dưới đất mang lại.

b) Phối hợp với Sở Xây dựng cùng các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đảm bảo duy trì tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt tỷ lệ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung theo Nghị quyết hằng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh và theo đề án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025 và cho các giai đoạn tiếp theo.

c) Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân nông thôn, yêu cầu phát triển bền vững, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị xây dựng và thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; hướng dẫn điều chỉnh thời vụ, cơ cấu cây trồng và thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn điều tiết nước tại các hồ chứa thủy lợi, hướng dẫn đơn vị quản lý thực hiện việc quản lý nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi; thường xuyên kiểm tra, đánh giá cân đối nguồn nước đổ điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước phù hợp nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất.

6. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan thực hiện đề án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai theo từng giai đoạn.

b) Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện và đơn vị có liên quan hướng dẫn xây dựng phương án khai thác, sử dụng nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt đô thị trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh và kế hoạch cấp nước an toàn khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các giai đoạn tiếp theo.

c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện để triển khai, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn tỉnh để đảm bảo nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn quy định, góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng nguồn nước.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...