Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Việt Nam hiện nay có bao nhiêu loại văn bản quy phạm pháp luật?

(có 1 đánh giá)

Em ơi cho anh hỏi: Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Việt Nam hiện nay có bao nhiêu loại văn bản quy phạm pháp luật? Mong nhận được câu trả lời sớm! Đây là câu hỏi của anh X.V đến từ Quảng Nam.

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có giải thích quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Và theo Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Việt Nam hiện nay có bao nhiêu loại văn bản quy phạm pháp luật?

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Việt Nam hiện nay có bao nhiêu loại văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)

Việt Nam hiện nay có bao nhiêu loại văn bản quy phạm pháp luật?

Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 thì Việt Nam đang hiện có 26 Loại văn bản quy phạm pháp luật như sau:

1) Hiến pháp của Quốc hội.

2) Bộ luật của Quốc hội.

3) Luật của Quốc hội.

4) Nghị quyết của Quốc hội.

5) Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

6) Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

7) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

8) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

9) Lệnh của Chủ tịch nước.

10) Quyết định của Chủ tịch nước.

11) Nghị định của Chính phủ.

12) Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

13) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

14) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

15) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

16) Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

17) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

18) Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

19) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

20) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

21) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

22) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

23) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện.

24) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

25) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.

26) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành dựa trên những nguyên tắc nào?

Văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”

Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành dựa trên 06 nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

Thứ hai, tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ ba, bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ tư, bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

Thứ năm, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thứ sau, bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

(có 1 đánh giá)
Theo Nguyễn Nhật Vy
3.579