Tuyển Trợ lý Giám đốc cần chú ý những yếu tố nào?
Trợ lý Giám đốc được cho là cánh tay phải của những người đảm nhiệm vai trò Giám đốc trong các công ty. Cách ví von như trên thể hiện được sự quan trọng của vị trí công việc này. Vậy để làm Trợ lý Giám đốc, bạn phải có những yếu tố gì?
1. Trợ lý Giám đốc làm những việc gì?
Sẽ có nhiều ý kiến nhầm tưởng giữa vị trí Trợ lý và vị trí Thư ký, và cũng có quan điểm cho rằng hai vị trí này là như nhau, chỉ khác nhau cách gọi. Nhưng thực tế không phải vậy, Trợ lý Giám đốc được hiểu là người giúp việc cho Giám đốc, giúp Giám đốc đưa ra những quyết định mang tính quan trọng trong công ty một cách hợp lý, khoa học đem lại lợi ích cho tổ chức.
Trợ lý Giám đốc làm việc gì?
Chính vì vậy, để đảm nhận được công việc này, yêu cầu bạn phải am hiểu tính chất, quy mô, văn hóa của công ty như một “Giám đốc thật”. Trình độ chuyên môn, am hiểu công việc phải thuần thục. Để thực hiện những công việc như sau:
- Thực hiện công việc hỗ trợ CEO, giám sát, quản lý theo yêu cầu của Giám đốc.
- Ghi nhận, triển khai các chỉ đạo từ cấp trên.
- Trợ lý giám đốc xác định mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch hoạt động cho phòng ban. Ngoài ra báo cáo với Giám đốc điều hành CEO để điều phối, giám sát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
- Lập báo cáo theo định kỳ cho Giám đốc/phòng ban khác.
- Theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu công việc của công ty, các công tác liên quan đến nhân sự, hỗ trợ lập ngân sách và giám sát nguồn ngân sách này.
- Thay mặt Giám đốc đưa ra các quyết định khi cần thiết, giám sát tiến độ công việc.
2. Chức năng của Trợ lý Giám đốc trong công ty là gì?
Tùy vào tính chất, quy mô và loại hình kinh doanh của công ty, mà vị trí Trợ lý Giám đốc sẽ có những chức năng khác nhau. Thậm chí một công ty có thể có nhiều trợ lý, mỗi người đảm nhận một nhóm các công việc có chuyên môn liên quan. Ví dụ như Trợ lý Giám đốc đảm nhận các công việc liên quan tới nội dung, trợ lý kinh doanh, trợ lý hành chính…
Tùy vào lĩnh vực của doanh nghiệp, chuyên môn của Giám đốc mà chức năng của Trợ lý giám đốc có thể thay đổi từ việc quản lý việc hành chính đơn giản đến điều phối, phân bổ, tổ chức công việc cho đối tượng trợ lý, nhưng nhìn chung đều có chức năng hỗ trợ công việc hàng ngày của Giám đốc.
Tuy nhiên, với bất kỳ vai trò nào, ở loại hình công ty nào, lĩnh vực kinh doanh nào thì vị trí Trợ lý giám đốc cũng phải đảm bảo thực hiện tốt chức năng tổ chức. Tổ chức ở đây là tổ chức các công việc, tiếp nhận yêu cầu, triển khai thực hiện, quản lý quá trình thực thi công việc, phối hợp với các bộ phận phòng ban chuyên môn… làm sao cho công việc được hiệu quả, sự phối hợp được nhịp nhàng và quan trọng là không có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm, phòng ban với nhau khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Để thực hiện được chức năng đó, một Trợ lý Giám đốc cũng cần phải có cho mình tố chất của một người lãnh đạo. Nhưng tuyệt đối, đừng bao giờ coi mình là người lãnh đạo, “Dưới một người, trên vạn người”.
3. Tuyển Trợ lý Giám đốc ở đâu?
NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT cập nhật những tin tuyển dụng vị trí Trợ lý Giám đốc mới nhất trên khắp cả nước TẠI ĐÂY.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước