Mô tả công việc Trợ lý Tổng giám đốc
(có 3 đánh giá)
Mục lục bài viết
Trợ lý Tổng giám đốc là gì?
Trợ lý tổng giám đốc có tên tiếng anh là: Assistant to General Director là nhân viên chuyên hỗ trợ cho Tổng giám đốc công ty, chủ yếu chịu trách nhiệm sắp xếp công việc và lịch trình cho Tổng giám đốc giúp Tổng Giám đốc xử lý một số công việc được giao trong tổng số khối lượng công việc khổng lồ mà Tổng giám đốc phải phụ trách. Hay nói cách khác, AGM chính là “trợ thủ” đắc lực của Tổng giám đốc.
Mô tả công việc Trợ lý Tổng giám đốc (Hình từ internet)
Công việc của Trợ lý giám đốc
- Đại diện Tổng giám đốc đón tiếp khách hàng, tổ chức các sự kiện trong công ty, xem lại thư tín và trả lời câu hỏi của Tổng giám đốc.
- Sắp xếp lịch trình cho Tổng giám đốc, lên kế hoạch các cuộc họp vào hội nghị.
- Xây dựng hành trình và lịch trình bao gồm đặt vé máy bay, sắp xếp phương tiện và đặt chỗ ở.
- Tạo và gửi thư tin tức (newsletter) của công ty, bao gồm cả viết bài và thiết kế hình ảnh.
- Trả lời điện thoại, tin nhắn cho bên liên quan, xử lý email và thư quan trọng gửi đến.
- Quản lý các tài liệu điện tử và giấy tờ.
- Triển khai, ghi nhận các công việc của cấp trên xuống các phòng ban bên dưới.
- Lập báo cáo theo định kỳ cho Giám đốc/phòng ban khác.
- Theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu công việc của công ty, các công tác liên quan đến nhân sự, hỗ trợ lập ngân sách và giám sát nguồn ngân sách này.
- Thay mặt Giám đốc đưa ra các quyết định khi cần thiết, giám sát tiến độ công việc.
- Ở những công ty nhỏ, hầu hết Trợ lý đều kiêm luôn công việc tuyển nhân sự như đăng tin tuyển dụng, sàng lọc các ứng viên và tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại.
- Hoàn thành các dự án do Tổng giám đốc phân công, bao gồm giải quyết vấn đề, giám sát tiến độ, làm việc với nhiều phòng ban khác nhau trong công ty và đối tác bên ngoài
- Trợ lý Tổng giám đốc cần có kiến thức ngành và hiểu biết về kinh doanh, đặc biệt khi tiến hành nghiên cứu, lập báo cáo, xử lý các tình huống phức tạp, đàm phán với khách hàng và dự đoán nhu cầu kinh doanh.
- Duy trì các hoạt động hàng ngày và đưa ra các đề xuất cải tiến quy trình khi cần thiết.
Vai trò của Trợ lý Tổng giám đốc
Trợ lý Tổng giám đốc góp một phần công sức không nhỏ trong việc tiếp nhận những kế hoạch từ CEO, cố vấn, tham mưu và thực hiện hiệu quả.
Có những việc Trợ lý Tổng giám đốc là người nắm vững hơn cả Tổng giám đốc để hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc thực hiện các công việc nhỏ lẻ. Trợ lý Tổng giám đốc còn đóng vai trò làm phát ngôn viên chính thức cho cấp trên.
Con đường trở thành Trợ lý Tổng giám đốc
Những người đảm nhận vị trí này thông thường sẽ học các khối ngành quản trị nhân lực và đã từng làm việc thuộc bộ phận quản lý hành chính nhân sự. Không có một tiêu chuẩn hay một trường lớp đào tạo bài bản để trở thành Trợ lý Tổng giám đốc. Tuy nhiên trong quá trình làm việc nếu bạn thể hiện mình là một nhân viên có tố chất, cẩn trọng, tỉ mỉ có sự tương tác tốt với sếp thì sẽ dễ dàng đảm nhận được vị trí công việc này.
Công việc Trợ lý tổng giám đốc sẽ đem lại rất nhiều bài học kinh nghiệm vô giá, đây cũng là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để có thể thăng tiến chức danh giám đốc nhanh nhất. Nếu quan tâm và hướng đến vị trí việc làm này hãy cố gắng trau dồi bản thân từ bây giờ để có thể trúng tuyển vị trí Trợ lý Tổng giám đốc.
(có 3 đánh giá)
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
Tags:
trợ lý tổng giám đốc công việc của trợ lý giám đốc công việc trợ lý trợ lý giám đốc tổng giám đốcViệc làm mới nhất
Bài viết nổi bật
Xem nhiều nhất
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
Bài viết mới
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước