Trưởng ban Pháp chế là gì và bảng mô tả công việc chi tiết
(có 3 đánh giá)
Trưởng ban Pháp chế được xem là nhân sự cấp cao trong phòng ban pháp chế là người được xem là giữ vai trò quyết định trong các hoạt động pháp lý của công ty. Vậy Trưởng ban Pháp chế là gì và công việc chính của những người đảm nhận vị trí này là như thế nào?
Mục lục bài viết
Trưởng ban Pháp chế là gì?
- Trưởng ban Pháp chế là người có nhiệm vụ giám sát tất cả các hoạt động pháp lý của Công ty. Họ đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của công ty đều thực hiện theo đúng pháp luật liên quan, nội quy, quy định và điều lệ Công ty.
Công việc chính của Trưởng ban Pháp chế
- Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ, ban hành nội quy, quy chế của Công ty.
- Tham gia thẩm định tính pháp lý của các văn bản do Ban giám đốc ban hành.
- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo lại các loại mẫu hợp đồng (hợp đồng mua bán, hợp tác kinh doanh, hợp đồng lao động….) và thẩm định tính hợp pháp, pháp lý của các văn bản, hợp đồng,… ký kết của Công ty, tham gia thương lượng đàm phán với đối tác.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của Công ty.
- Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của Công ty đều thực hiện theo đúng pháp luật liên quan.
- Tham gia cố vấn, hỗ trợ về pháp luật giúp Hội đồng thành viên, Ban giám đốc công ty.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của Công ty; tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật và các quy định của Công ty của người lao động.
- Quản lý, đào tạo, huấn luyện các cấp nhân viên trong phòng.
- Trực tiếp làm việc với các cơ quan pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến pháp luật.
- Thay mặt Công ty để tiến hành các thủ tục pháp lý trong quá trình khiếu nại, tranh chấp và các tố tụng pháp lý có liên quan.
- Tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty và người lao động Công ty; tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Công ty.
- Tư vấn hoặc tham mưu việc thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư kinh doanh đối với các dự án đầu tư, hợp tác kinh doanh của Công ty với nước ngoài (nếu có); có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của Công ty.
- Cập nhật kịp thời và chính xác các văn bản Pháp luật, chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định và đột xuất theo yêu cầu.
Yêu cầu đối với vị trí Trưởng ban pháp chế
- Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Luật (Luật kinh tế, luật kinh doanh…)
- Ưu tiên có chứng chỉ hành nghề Luật sư.
- Có kiến thức và kinh nghiệm về các hoạt động của pháp chế của doanh nghiệp, có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: sử dụng các phần mềm thông dụng, kỹ năng làm việc trên máy tính...
- Hiểu sâu về các luật chuyên ngành liên quan vận dụng vào nghề nghiệp
- Kinh nghiệm tại vị trí tương đương hoặc Nhân viên, Chuyên viên pháp chế thành thạo lâu năm
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và kỹ năng đàm phán.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
- Chủ động, chịu được áp lực công việc.
- Khả năng thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, trung thực, tỉ mỉ.
Mức lương đối với vị trí Trưởng ban pháp chế
- Mức lương vị trí Trưởng ban pháp chế hiện nay giao động trong khoảng từ 20 – 25 triệu đồng tùy thuộc vào chính sách và đãi ngộ của từng công ty thỏa thuận với người lao động.
Quyền lợi khi đảm nhận vị trí Trưởng ban pháp chế
- Lương thưởng và chế độ đãi ngộ tương xứng với kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và hiệu quả công việc.
- Được đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định của nhà nước.
- Làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, thân thiện.
- Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, được đào tạo các kỹ năng mềm khác.
- Được hưởng các quyền lợi khác theo chính sách của Công ty.
(có 3 đánh giá)
Click vào
đây
để xem danh sách
Tuyển dụng pháp chế
hoặc nhận thông báo thường xuyên về
Tuyển dụng pháp chế
Click vào
đây
để xem danh sách
Tuyển dụng pháp chế
hoặc nhận thông báo thường xuyên về
Tuyển dụng pháp chế
-
Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế?
Cập nhật 1 tháng trước -
Pháp chế doanh nghiệp là gì? Người làm công tác pháp chế doanh nghiệp thực hiện những công việc nào?
Cập nhật 2 tháng trước -
Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên pháp chế mới nhất
Cập nhật 2 tháng trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 2 tháng trước -
Làm Chuyên viên Pháp chế Doanh nghiệp là như thế nào?
Cập nhật 2 tháng trước -
Pháp chế ngân hàng là gì? Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên pháp chế ngân hàng
Cập nhật 2 tháng trước
Bài viết nổi bật
Xem nhiều nhất
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
Bài viết mới
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước