Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế?

(có 3 đánh giá)

Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế? Pháp chế làm những việc gì? Pháp chế doanh nghiệp cần kỹ năng gì?

Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế? Pháp chế làm những việc gì?

Chuyên viên pháp chế là người làm việc trong lĩnh vực pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp thực hiện những công việc sau:

- Soạn thảo và rà soát các hợp đồng, văn bản pháp lý

- Tư vấn về các vấn đề pháp lý cho ban lãnh đạo và các phòng ban

Theo dõi và cập nhật các quy định pháp luật mới

- Xử lý các vấn đề tranh chấp, khiếu nại

- Đảm bảo hoạt động của tổ chức tuân thủ pháp luật

- Quản lý hồ sơ pháp lý của công ty

Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế là câu hỏi của rất nhiều người:

- Để trở thành chuyên viên pháp chế bạn cần phải tốt nghiệp chuyên ngành Luật có kiến thức vững chắc về pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh doanh, doanh nghiệp.

- Có các kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán, giao tiếp tốt, tự tin, linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống tốt.

Pháp chế doanh nghiệp cần kỹ năng gì?

Kỹ năng tư vấn pháp luật

- Tư vấn pháp luật là một trong những công việc chính của người làm pháp chế doanh nghiệp. Tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến pháp luật để đưa ra quyết định đúng đắn.

- Để làm tốt công việc này bản cần chú ý đến kỹ năng giao tiếp của bản thân, đảm bảo truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu, đầy đủ, không lan man, dài dòng, nắm vững kiến thức pháp luật.

Kỹ năng phân tích

- Tư duy logic, phản biện

- Khả năng phân tích và đánh giá rủi ro pháp lý

- Giải quyết vấn đề hiệu quả

Kỹ năng soạn thảo văn bản

- Để làm một chuyên viên pháp chế giỏi bản cần kỹ năng soạn thảo văn bản tốt. Để soạn thảo hợp đồng, soạn thảo các quy định, nội quy trong công ty. 

Kỹ năng đàm phán hợp đồng

- Chuyên viên pháp chế khi đàm phán hợp đồng cần hiểu rõ giao dịch và thỏa thuận giữa các bên, hiểu các vấn đề pháp lý có liên quan đến giao dịch, nắm được mục tiêu doanh nghiệp mình cần đạt được là gì và đối tác cần điều gì khi đàm phán, để có thể mang lại lợi thế tốt nhất cho công ty khi ký kết hợp đồng

- Khi đàm phán cũng cần bình tĩnh, lắng nghe đầy đủ các ý kiến, cẩn thận ghi nhớ/ghi chép để tìm ra luận điểm phù hợp, thuyết phục nhất.

Kỹ năng chuyên môn

- Kiến thức pháp luật vững chắc, đặc biệt về luật doanh nghiệp, dân sự, thương mại

- Khả năng soạn thảo và rà soát hợp đồng, văn bản pháp lý

- Hiểu biết về quy trình, thủ tục pháp lý trong doanh nghiệp

Kỹ năng triển khai, kiểm soát, báo cáo công việc

- Để đảm bảo hoàn thành tốt và đầy đủ mọi công việc về mặt pháp lý của doanh nghiệp thì người làm pháp lý doanh nghiệp chắc chắn phải có kỹ năng lập kế hoạch tốt.

- Đặc biệt tại các thời điểm doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề rắc rối liên quan, nếu không biết cách sắp xếp, tổ chức công việc tốt thì bạn khó mà hoàn thành hết những nhiệm vụ pháp chế.

Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục

- Khả năng đàm phán

- Giao tiếp chuyên nghiệp với các bên liên quan

Kỹ năng ngoại ngữ và tin học

- Tiếng Anh chuyên ngành pháp lý

- Khả năng đọc hiểu và soạn thảo văn bản pháp lý bằng tiếng Anh

Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế?

Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế? (Hình từ Internet)

Nhân viên pháp chế lương bao nhiêu?

Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Như vậy, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Hiện nay không có quy định về mức lương của nhân viên pháp chế. Do đó, lương của nhân viên pháp chế có thể được trả theo thỏa thuận với người sử dụng lao động. 

Mức lương của nhân viên pháp chế có thể dựa trên năng lực, kinh nghiệm làm việc,...Lương của nhân viên pháp chế doanh nghiệp ổn định và cao hơn so với các công việc khác liên quan trực tiếp đến ngành luật.

Hiện nay, thu nhập của người mới bắt đầu công việc pháp chế doanh nghiệp trung bình mỗi tháng tầm khoảng từ 06 - 08 triệu đồng. 

Nếu có kinh nghiệm từ 02 - 03 năm, có thể có thu nhập từ 09 - 12 triệu đồng; nếu có kinh nghiệm từ 03 - 05 năm, thu nhập mỗi tháng có thể đạt được từ 13 - 20 triệu đồng, thậm chí cao hơn nếu đảm nhận các chức danh quản lý phòng, đội nhóm.

Các giám đốc pháp chế tại các doanh nghiệp, tập đoàn, quản lý bộ phận pháp chế khoảng 10 nhân sự trở lên, thu nhập được trả có thể trên 50 triệu đồng mỗi tháng, thậm chí là gần 100 triệu đồng/tháng, bao gồm các khoản tiền thưởng theo kỳ, không tính các khoản thưởng đột xuất.

(có 3 đánh giá)
Theo Nguyễn Thị Thanh Xuân
2.485