Tốt nghiệp đại học tại chức có tương đương đại học chính quy?
Học đại học tại chức là khái niệm rất quen thuộc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh giá trị pháp lý của bằng đại học tại chức. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp thông tin để làm rõ vấn đề này.
Học tại chức là gì?
Học tại chức bản chất là tên gọi phổ thông của hình thức đào tạo vừa học, vừa làm của các cơ sở giáo dục quốc dân.
Theo đó, tại chức là chương trình đào tạo dành cho người vừa đi làm vừa đi học, nhằm mục đích bổ sung kiến thức, bồi dưỡng, cải thiện và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Thời gian học đại học tại chức là bao lâu?
Theo Khoản 4 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học, ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
Đồng thời, tại Khoản 5 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học, ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóakhoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóakhoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Như vậy, thời gian học đại học tại chức phụ thuộc vào chương trình đào tạo tương ứng với chuyên ngành lựa chọn và trình độ đầu vào của học viên. Trên thực tế, thời gian đào tạo đại học tại chức sẽ kéo dài từ 2 - 6 năm.
Tốt nghiệp đại học tại chức có tương đương đại học chính quy? (Hình từ Internet)
Bằng đại học tại chức có giá trị như bằng đại học chính quy không?
Theo quy định tại Điều 4 Quy chế đào tạo trình độ đại học, ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì hiện hành có hai hình thức đào tạo đại học là hình thức đào tạo chính quy và đào tạo vừa học, vừa làm.
Đồng thời, theo Điều 16 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT và điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2019/NĐ-CP thì người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học không kể hình thức đào tạo chính quy hay tại chức (vừa học, vừa làm) sẽ đều được cấp bằng cử nhân (trừ một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù).
Do đó, bằng cử nhân đại học hệ tại chức vẫn có giá trị tương đương với bằng cử nhân đại học hệ chính quy.
Tags:
Học tại chức là gì Học tại chức Bằng Đại học tại chức vừa làm vừa học giáo dục đại học bằng đại học học tại chức-
Bằng Đại học tại chức có giá trị như bằng Đại học chính quy không?
Cập nhật 6 tháng trước -
Sinh viên thực tập nhận phụ cấp, trợ cấp, tiền lương bao nhiêu?
Cập nhật 1 năm trước -
Điều kiện để trở thành giảng viên đại học là gì? Giảng viên đại học sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cơ sở giáo dục đại học được triển khai bằng những hình thức nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Bằng cử nhân có phải bằng đại học không? Ai có quyền quy định nội dung chính ghi trên bằng cử nhân?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước