Bằng Đại học tại chức có giá trị như bằng Đại học chính quy không?

(có 1 đánh giá)

Đại học tại chức là gì? Chương trình học tại chức như thế nào? Bằng đại học tại chức có giá trị như bằng đại học chính quy hay không?

Học đại học tại chức là gì?

Theo thông tin tại Nghị định 101-TTg năm 1962 quy chế chung về tổ chức các trường lớp trung cấp và đại học tại chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Thì có thể hiểu đại học tại chức là hình thức đào tạo bằng phương pháp “vừa làm vừa học” những công nhân viên chức theo nguyên tắc “làm nghề nào theo học nghề ấy” theo một chương trình có hệ thống và sau khi tốt nghiệp có trình độ đại học về những chuyên nghiệp nhất định.

Tên gọi tại chức ban đầu xuất phát từ chính sách tạo thuận lợi cho những cán bộ chiến sỹ phải tạm ngưng việc học do tham gia kháng chiến, nay tiếp tục được học tập. Sau này, cụm từ “học tại chức” dần được thay bằng đào tạo “vừa làm vừa học”. Như vậy, có thể thấy học tại chức cũng chính là hệ vừa làm vừa học ở thời điểm hiện tại.

Bằng Đại học tại chức có giá trị như bằng Đại học chính quy không?

Bằng Đại học tại chức có giá trị như bằng Đại học chính quy không? (Hình từ Internet)

Quy định về chương trình đào tạo vừa học vừa làm 

Đối với chương trình đào tạo hệ vừa học vừa làm sẽ được cơ sở đào tạo công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.

Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo

Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.

Sự khác biệt về hình thức đào tạo đại học chính quy và vừa học vừa làm 

 

Hệ đào tạo chính quy

Hệ đào tạo vừa học vừa làm

Hoạt động giảng dạy

Được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo

(Điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT)

Được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo Điều 5 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT;

Riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;

(Điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT)

Thời gian giảng dạy

Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.

(Điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT)

Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.

(Điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT)

Bằng đại học tại chức có giá trị như bằng đại học chính quy

Theo Điều 6 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa

Căn cứ Điều 38 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về văn bằng giáo dục đại học như sau:

"Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học

1. Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

2. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng."

Đồng thời tại Điều 15 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo.

=> Như vậy, có thể thấy bằng đại học tại chức (hệ vừa học vừa làm) được công nhận có giá tương đương với bằng đại học chính quy theo quy định.

(có 1 đánh giá)
Theo Đỗ Thị Thanh Ngọc
2.543 
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng giáo viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng giáo viên
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng giáo viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng giáo viên