Thừa phát lại là ai? Những việc nào mà Thừa phát lại không được làm?
Cho tôi Thừa phát lại là ai? Và những việc nào mà Thừa phát lại không được làm? - Quốc Cường (Đồng Tháp)
Thừa phát lại có thể nói là một trong những nghề pháp lý nhằm góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vậy Thừa phát lại là ai?
Thừa phát lại là ai? Những việc nào mà Thừa phát lại không được làm? (Hình từ Internet)
1. Thừa phát lại là ai?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
2. Những việc nào mà Thừa phát lại không được làm?
Những việc Thừa phát lại không được làm theo Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
- Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
- Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
- Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
3. Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại
Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại theo Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP gồm:
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
- Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.
- Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
- Người quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành.
- Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
- Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
-
Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải đáp ứng những yêu cầu gì? Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể thực hiện tống đạt hay không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Những văn bản tố tụng nào phải được tống đạt, thông báo cho đương sự?
Cập nhật 3 tháng trước -
Tống đạt là gì? Người được tống đạt không phải mất phí trong trường hợp nào?
Cập nhật 4 tháng trước -
Cử nhân luật mới ra trường có thể tống đạt hồ sơ của tòa án không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Thừa phát lại được tống đạt những tài liệu nào?
Cập nhật 5 tháng trước -
Thừa phát lại thuộc cơ quan nào? Điều kiện để trở thành Thừa phát lại
Cập nhật 5 tháng trước
-
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 5 ngày trước -
Cách ghi trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình trong Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm?
Cập nhật 7 ngày trước -
Các ngành của Học viện an ninh nhân dân? Điều kiện dự tuyển chung của Học viện an ninh nhân dân?
Cập nhật 6 ngày trước -
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 3 ngày trước -
Các ngành công an tuyển nữ? Con gái nên làm cảnh sát gì?
Cập nhật 6 ngày trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 5 ngày trước