Quyết định nghỉ thai sản mới nhất 2023 được thực hiện theo mẫu nào và cách soạn ra sao theo quy định hiện hành?

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi sắp tới vợ tôi sẽ nghỉ thai sản và sẽ phải có quyết định nghỉ thai sản từ công ty thì mới hợp lệ. Vậy cho tôi hỏi quyết định nghỉ thai sản mới nhất 2023 được thực hiện theo mẫu nào và cách soạn ra sao? Câu hỏi của anh Hoàng (Hồ Chí Minh)

Quyết định nghỉ thai sản mới nhất 2023 được thực hiện theo mẫu nào và cách soạn ra sao?

Mẫu Quyết định nghỉ thai sản mới nhất 2023 

mẫu Quyết định nghỉ thai sản

Theo đó, mẫu quyết định nghỉ thai sản được hiểu là văn bản thông báo việc nghỉ thai sản của người lao động trong một công ty hoặc tổ chức. Quyết định này chỉ có giá trị khi được công ty hoặc tổ chức phê duyệt và ký xác nhận.

Khi người lao động quyết định nghỉ thai sản, họ cần phải thông báo cho công ty hoặc tổ chức và cung cấp một số thông tin liên quan để công ty hoặc tổ chức có thể chuẩn bị cho sự vắng mặt của nhân viên trong thời gian đó.

Thông thường, khi nhân viên quyết định nghỉ thai sản, họ sẽ cần phải viết một thư thông báo cho công ty hoặc tổ chức để thông báo về quyết định của mình.

Lưu ý: Những nội dung sau đây là nội dung bắt buộc phải xuất hiện trong quyết định:

  1. Thời gian nghỉ của người lao động: Lao động cần phải xác định thời gian nghỉ thai sản của mình, bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Thời gian này có thể được quy định bởi pháp luật hoặc do thỏa thuận giữa nhân viên và công ty.
  2. Thời gian làm việc trở lại: Lao động cần xác định thời gian dự kiến trở lại làm việc sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản.
  3. Trách nhiệm trong thời gian nghỉ: Nhân viên cần phải cam kết trách nhiệm với công việc của mình trong thời gian nghỉ thai sản, bao gồm việc chuyển giao công việc và hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cần thiết.

Quyết định nghỉ thai sản mới nhất 2023 được thực hiện theo mẫu nào?

Quyết định nghỉ thai sản mới nhất 2023 được thực hiện theo mẫu nào? (Hình từ Internet)

Những trường hợp nào người lao động được hưởng chế độ thai sản theo quy định?

Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo đó, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Lao động nữ mang thai;

(2) Lao động nữ sinh con;

(3) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

(4) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

(6) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Lưu ý:

- Với lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hội; lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi để được hưởng chế độ thai sản thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo luật định.

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Chiếu theo quy định này, thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai được quy định như sau:

  1. Người lao động là lao động nữ trong thời gian mang thao sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần được tính là một ngày.
  • Trong trường hợp lao động nữ ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai, như vậy tổng thời gian nghỉ để đi khám thai sẽ là 10 ngày.
  1. Về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy sẽ được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.



 

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.341 
Việc làm mới nhất