Quy định thời gian thử việc chi tiết

Quy định thời gian thử việc là vấn đề khá quan trọng khi bắt đầu một công việc tuy nhiêu điều này thường không được các bạn trẻ để tâm nhiều lắm. Hầu hết mọi người chỉ hiểu nôm na thử việc sẽ kéo dài từ 01-02 tháng tuy nhiên quy định thời gian thử việc còn nhiều khía cạnh đáng quan tâm hơn thế. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên.

Thời gian thử việc là gì?

Thời gian thử việc là khoảng thời gian nhân viên nhận việc và làm việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức. Sau quá trình phỏng vấn ứng viên sẽ bắt đầu giai đoạn thử việc để làm quen với công việc và doanh nghiệp sẽ xem xét đánh giá ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí này thông qua quá trình thử việc.

Quy định thời gian thử việc

Tùy từng doanh nghiệp, công ty mà thời gian thử việc có thể khác nhau tuy nhiên, thời gian thử việc theo quy định của Bộ luật lao động 2019 cụ thể như sau:

  • Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Mức lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Điều này được quy định rõ tại điều 26 của BLLĐ 2019.

Có khá nhiều ứng viên không nắm vững được quy định của pháp luật vì vậy doanh nghiệp đã không trả mức lương đúng theo quy định. Điều này là một thiệt thòi lớn cho nhân viên thử việc đồng thời cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Lượng công việc đảm nhận trong quá trình thử việc

Không có điều luật hay quy định cụ thể nào quy định định mức lượng công việc đảm nhận của một nhân viên thử việc. Nhìn chung khối lượng công việc mà thử việc đảm nhận sẽ tương đương như nhân viên chính thức. Tuy nhiên trong thời gian này nhân viên thử việc sẽ nhận được sự trợ giúp, giúp đỡ, chỉ dẫn của người hướng dẫn, đồng nghiệp để có thể bắt kịp và hòa nhập với công việc một cách tốt nhất.

Thử việc có phải tham gia BHXH hay không?

Theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (pháp luật không quy định áp dụng đối với người làm việc theo hợp đồng thử việc).

Như vậy, pháp luật không quy định người làm việc theo hợp đồng thử việc thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Quy định về việc xin nghỉ trong thời gian thử việc

  • Đối với NSDLĐ, cần có trách nhiệm thông báo kết quả thử việc trước khi kết thúc thời hạn thử việc.
  • Đối với NLĐ, có thể xin nghỉ việc trong thời gian thử việc mà không cần báo trước, không cần bồi thường. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là vẫn nên có thông báo nghỉ vào ngày làm việc cuối cùng để tránh ảnh hưởng đến công việc chung. Đồng thời thể hiện thái độ lịch sự, chuyên nghiệp.
Theo Quỳnh Ny
2.957