Pháp chế ngân hàng làm những việc gì?

(có 9 đánh giá)

Em được biết vị trí pháp chế ngân hàng sẽ là người đại diện cho ngân hàng đó về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Như vậy cho em hỏi những công việc cụ thể khi đảm nhiệm vị trí này? Và tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên pháp chế Ngân hàng là gì? (Ngọc Phú, Đồng Nai)

>> Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho vị trí nhân viên pháp chế ngân hàng

>> Vai trò của bộ phận Pháp Chế - Tuân thủ trong hoạt động Ngân hàng

>> Chuẩn bị tốt các câu hỏi phỏng vấn dưới đây cho vị trí nhân viên pháp chế ngân hàng

Chào bạn, Nhân Lực Ngành Luật xin giải đáp thắc mắc của bạn về công việc cụ thể và tiêu chuẩn để trở thành Pháp chế Ngân hàng như sau:

Pháp chế ngân hàng làm những việc gì?

Pháp chế ngân hàng làm những việc gì? (Hình từ internet)

1. Nhiệm vụ của Nhân viên pháp chế trong ngân hàng

Nhân viên pháp chế ngân hàng có vai trò bảo đảm mọi hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật; từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngân hàng.

2. Tổ chức của ban Pháp chế trong ngân hàng

Tùy theo cách thức tổ chức, điều hành của Ban Tổng Giám đốc của từng ngân hàng mà cơ cấu của ban Pháp chế sẽ khác nhau, bộ máy của ban Pháp chế gồm có:

  • Bộ phận tổng hợp và tư vấn
  • Bộ phận xử lý nợ
  • Bộ phận pháp lý chứng từ
  • Bộ phận quản lý đầu tư…
  • Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ phận do trưởng ban Pháp chế quy định.

...

3. Công việc chính của Pháp chế ngân hàng

  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia hỗ trợ hướng dẫn nội bộ các vấn đề pháp lý để xử lý các công việc phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của Ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng.
  • Soạn thảo, chỉnh sửa và rà soát pháp lý của các loại Hợp đồng (kinh tế, dân sự) sẽ ký kết giữa Công ty và khách hàng, báo cáo và trình Trưởng phòng xét duyệt trước khi trình lên Giám đốc hoặc chuyển cho khách hàng.
  • Tham gia đàm phán, soạn thảo hoặc rà soát, có ý kiến pháp lý đối với các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo
  • Đề xuất hướng xử lý, tham gia giải quyết các vấn đề, vụ việc pháp lý, tố tụng phát sinh liên quan đến hoạt động và kinh doanh hằng ngày của Ngân hàng trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình.
  • Tham gia hỗ trợ thực hiện xây dựng, quản lý văn bản nội bộ của Ngân hàng
  • Định hướng, hướng dẫn kiểm soát, chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý và các công việc được phân công phụ trách. Đảm bảo việc quản lý phụ trách, phân công công việc được hợp lý và hiệu quả.
  • Tham mưu cho Trưởng phòng/Ban giám đốc giải quyết, xử lý các sự cố, vướng mắc, các tranh chấp pháp lý phát sinh trong quá trình kinh doanh.
  • Đại diện cho Ngân hàng trước Tòa án/ Cơ quan giải quyết tranh chấp.

4. Tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên Pháp chế Ngân hàng

Bởi vì công việc này tương đối quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng nên tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên Pháp chế được yêu cầu khá cao. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng Ngân hàng khác nhau tuy nhiên để ứng tuyển vào vị trí này hầu hết ứng viên phải tốt nghiệp các trường đào luật thuộc hàng Top của nước ta và tốt nghiệp từ loại khá trở lên. Yêu cầu kinh nghiệm từ 02 năm. Tiếng Anh, Tin học thành thạo đảm bảo đủ các kỹ năng cần thiết. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, am hiểu về doanh nghiệp và các thủ tục.

Pháp chế Ngân hàng là một trong những công việc mơ ước của nhiều Cử nhân Luật. Vị trí này đòi hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm cao nhưng đãi ngộ của nó mang lại là hoàn toàn xứng đáng. Mỗi nhân viên Pháp chế đều có vai trò và sứ mệnh to lớn cho sự phát triển vững chắc của Ngân hàng nơi họ đang làm việc.

(có 9 đánh giá)
Theo Quỳnh Ny
25.774 
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng pháp chế hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng pháp chế
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng pháp chế hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng pháp chế