Pháp chế doanh nghiệp / Luật sư nội bộ doanh nghiệp làm gì ?
Pháp chế/ Luật sư nội bộ có trách nhiệm chính là giải quyết các công việc, vướng mắc pháp lý của công ty. Các công việc chi tiết tùy theo đặc thù mỗi doanh nghiệp (ngành nghề kinh doanh (BĐS, xây dựng, dược phẩm …), lĩnh vực hoạt động (sản xuất, thương mại, dịch vụ …), tùy theo mô hình doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty cổ phần, nhóm công ty, Tập đoàn …). Nếu 1 nhân sự thì phải đảm đương hết mọi công việc, nếu nhiều nhân sự thì các công việc được chuyên môn hóa hơn.
Không có khuôn mẫu nào cho mô tả chi tiết công việc nhân viên pháp lý doanh nghiệp/ luật sư nội bộ (các bạn thử tìm hiểu thêm về các thông tin tuyển dụng để hiểu rõ hơn).
Hình từ Internet
1. Chi tiết của công việc nhân viên pháp lý/ luật sư nội bộ doanh nghiệp
Chi tiết của công việc nhân viên pháp lý/luật sư nội bộ doanh nghiệp, theo kinh nghiệm và hiểu biết của tôi, bạn có thể hình dung như sau:
1.1. Pháp lý nội bộ
- Xây dựng quy định, quy trình, quy chế và kiểm tra, giám sát thực hiện;
- Hợp đồng lao động (ký kết, thực hiện, chấm dứt, bảo hiểm), nội quy lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất …
- Chuẩn bị và tham gia tổ chức ĐHĐCĐ, họp HĐTV;
- Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, soạn thảo hồ sơ, tài liệu;
- Soạn thảo các văn bản: công văn, quyết định, thông báo, tờ trình, biên bản….
1.2. Pháp lý hợp đồng
- Tham gia các buổi họp về việc thực hiện các dự án, tham gia các giao dịch;
- Soạn thảo đối với các dự thảo hợp đồng;
- Hiệu chỉnh các bản thảo hợp đồng (đối tác gửi; cấp dưới trình);
- Tham gia các buổi họp đàm phán/trao đổi đàm phán (điện thoại/email);
- Rà soát các hợp đồng trước khi ký;
- Tham gia các buổi họp về việc thực hiện hợp đồng: thanh toán, tiến độ thực hiện công việc, thủ tục thực hiện, …
- Tham gia các buổi họp về giải quyết vướng mắc, tranh chấp, …
- Xử lý việc chuyển giao nghĩa vụ, quyền theo hợp đồng;
- Xử lý việc thanh lý, chấm dứt hợp đồng.
1.3. Pháp lý tố tụng
- Phát sinh các vấn đề pháp lý tố tụng khi: doanh nghiệp chuẩn bị và thực hiện khởi kiện một bên khác; hoặc bị một bên khác kiện; hoặc có liên quan;
- Các loại vụ việc thường phát sinh như là: tranh chấp các quyền/nghĩa vụ theo hợp đồng; yêu cầu thanh toán; yêu cầu bồi thường thiệt hại; tranh chấp quyền sở hữu tài sản (động sản, bất động sản, sở hữu trí tuệ)…
2. Các công việc thường phải làm
(i) Nghiên cứu hồ sơ, lập phương án tố tụng;
(ii) Soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện;
(iii) Nộp hồ sơ, chuẩn bị tham gia các hoạt động tố tụng.
2.1. Tư vấn pháp lý công ty, lãnh đạo, các phòng ban và nhân sự công ty
- Tư vấn pháp lý về thuế, tài chính, vay, thế chấp tài sản, chứng khoán …
- Cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới của nhà nước
- Giải đáp thắc mắc cho lãnh đạo công ty, các phòng ban, đồng nghiệp.
2.2. Các loại việc pháp lý khác
- Xin các loại giấy phép (xây dựng, PCCC, an ninh trật tự, giấy phép kinh doanh …; đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình …; đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ quyền tác giả, khiếu nại hành chính, tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với việc phát triển dự án BĐS, giải quyết khiếu nại khách hàng, …
Xem thêm:
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế?
Cập nhật 3 tháng trước -
Pháp chế doanh nghiệp là gì? Người làm công tác pháp chế doanh nghiệp thực hiện những công việc nào?
Cập nhật 4 tháng trước -
Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên pháp chế mới nhất
Cập nhật 4 tháng trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 4 tháng trước -
Làm Chuyên viên Pháp chế Doanh nghiệp là như thế nào?
Cập nhật 4 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước