Phân chia tài sản trong ly hôn như thế nào?
Ly hôn chưa bao giờ là đơn giản dù đó là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn. Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng quan tâm và tranh chấp trong thời gian ly hôn đó chính là việc phân chia tài sản. Mặc dù Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định rõ các trường hợp về phân chia tài sản tuy nhiên trong thực tế diễn ra còn nhiều bất cập không lường trước được. Bài viết này sẽ khái quát lại vấn đề pháp lý về việc phân chia tài sản cũng như thực trạng xảy ra trong thực tế của các bản án tranh chấp ly hôn.
- VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ VIỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN TRONG LY HÔN
- THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN
- Thực trạng về xác định tài sản riêng:
- Thực trạng về chia tài sản chung:
- Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
- Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
- Tài sản hình thành trong quá trình ly thân
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ VIỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN TRONG LY HÔN
Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định tài sản trong hôn nhân chia thành hai loại: tài sản chung và tài sản riêng .
Tài sản riêng:
Khoản 3 điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: Tài sản riêng là tài sản độc lập của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân, đối với những tài sản mà một bên cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì phải có nghĩa vụ chứng minh . Nếu trường hợp vợ, chồng không có căn cứ chứng minh được tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được xem là tài sản chung.
Tài sản chung:
Tài sản chung là tài sản của vợ và chồng cùng tạo lập trong hôn nhân theo quy định của pháp luật. Khoản 2 điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. |
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì có nghĩa vụ thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Cách thức chia được luật quy định cụ thể như sau:
Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN
Việc chia tài sản sau khi ly hôn của vợ chồng được Tòa án xét xử theo quy định tại điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 tùy vào từng yếu tố khác nhau.
Tuy nhiên trên thực tế, việc phân chia tài sản sau khi ly hôn giữa các cặp vợ chồng luôn xảy ra một số tranh chấp nhất định .Việc xác định khối tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, tài sản riêng, công sức đóng góp trong thực tiễn xảy ra nhiều vấn đề phát sinh. Nhiều vụ án ly hôn kéo dài vì qua các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm lại mà không giải quyết được vấn đề phân chia tài sản trong hôn nhân.
Thực trạng về xác định tài sản riêng:
Theo Luật quy định : Tài sản riêng là tài sản độc lập của vợ hoặc chồng không đưa vào phân chia tài sản chung trong ly hôn với điều kiện người sở hữu phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình.
Tuy nhiên trong thực tế lại khác, tại vụ án ly hôn chia tài sản có Nguyên đơn là bà Vũ Thị X đã khởi kiện Bị đơn là ông Đào Công B về việc căn nhà số xx, đường A , quận Tân Bình tuy đứng tên ông B và được mua trước khi kết hôn nhưng có sự đóng góp từ tiền của bà X , vì nghĩ sẽ kết hôn tin tưởng nhau và tài sản sau này cũng dành phần cho con cái nên bà để chồng mình đứng tên. Bà X chứng minh được vài lần chuyển tiền vào số tài khoản của ông B để mua nhà nhưng ông B lại phủ nhận và phản bác rằng tiền này là tiền dùng trong làm ăn chung.
Mặc dù bà X đã cố gắng thu thập cung cấp các chứng cứ chứng minh cần thiết như là các giao dịch chuyển khoản, làm đúng theo quy định của pháp luật, bám sát các hướng dẫn của Tòa án Nhân dân tối cao nhưng bản án phúc thẩm ban hành phán quyết căn nhà trên thuộc tài sản riêng của ông B vì cho rằng không có nội dung thỏa thuận rõ tiền chuyển khoản là tiền mua nhà.
Vấn đề đặt ra là các cặp vợ chồng vẫn không ý thức được những gì luật định, khi đưa ra xét xử về tình về lý thì chắc chắn một bên sẽ có lợi một bên sẽ bất lợi. Vậy nên, mặc dù pháp luật đã quy định rõ việc phân chia tài sản nhưng việc chứng minh và xác định tài sản riêng một cách chính xác hợp lý nhất trên thực tế vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.
Thực trạng về chia tài sản chung:
Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình vấn đề xác lập tài sản sẽ phức tạp hơn. Việc xác định khối tài sản theo phần đóng góp trong khối tài sản chung còn nhiều hạn chế. Khi đã xảy ra tranh chấp tài sản thì giữa hai bên không thể xuất hiện một sự thỏa thuận nào.
Tại điều 61 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:“nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản mà được chia một phần trong khối tàn sản đó.”Câu hỏi đặt ra ở đây rằng công sức đóng góp được đánh giá thông qua những tiêu chuẩn nào? Về vật chất hay tinh thần, việc đóng góp phục vụ cho đời sống gia đình hằng ngày là lẽ dĩ nhiên và trong thời kì hôn nhân các cặp đôi chưa hề nghĩ đến vấn đề ly hôn cũng như liệt kê, lưu lại các số liệu phục vụ cho việc phân chia tài sản sau ly hôn.
Cộng với việc sống chung với gia đình là một tập thể lớn có thể là gia đình bên chồng hoặc gia đình bên vợ, mâu thuẫn đã xảy ra thì chắc chắn việc thỏa thuận phân chia khối tài sản chung trong thực tiễn là điều hết sức khó khăn. Tùy từng vụ án hoàn cảnh khác nhau mà đòi hỏi Tòa án phải phân tích rất cụ thể để có thể đi đến kết luận cuối cùng.
Trong thực tế hiện nay, vấn đề chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình không còn nhiều ngay cả Tòa án cũng không còn thụ lý những vụ tranh chấp có tình tiết như trên vì ngay trong khi tư vấn các luật sư tại Văn phòng cũng đưa ra những nhận định và các bước cũng như cách xác định phần đóng góp và đương sự luôn cảm thấy khó khăn nên vấn đề này hầu hết bị bỏ qua trong các vụ án tranh chấp ly hôn.
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Vấn đề chia quyền sử dụng nhà đất của vợ chồng luôn là vấn đề chiếm đa số trong các vụ án tranh chấp tài sản ly hôn. Theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. Tuy nhiên việc xác lập quyền sử dụng đất của cá nhân ở Việt Nam trước năm 2003 (trước khi ban hành luật đất đai hiện hành) có nhiều bất cập, các văn bản chồng chéo không rõ ràng minh bạch vì vậy để xác định ai có quyền sử dụng lô đất nào đó là rất khó khăn.Thông thường khi để giải quyết các vụ án liên quan đến việc chia quyền sử dụng đất trong ly hôn Tòa án còn phải sử dụng các bộ luật liên quan để hỗ trợ như : Luật đất đai, Luật Dân sự vì Luật Hôn nhân gia đình không thể bao quát hết được.
Việc khó xác định quyền sử dụng đất của vợ chồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thời gian vụ án diễn ra. Vụ án tranh chấp nhà và đất trong ly hôn của bà A và ông B năm 2014 là ví dụ điển hình: Bố mẹ ông B có cho bà A và ông B một mảnh đất nhờ công sức đóng góp của hai vợ chồng mà tạo lập nên căn nhà đang sử dụng. Khi ly hôn, Tòa án cho người xuống giám định tài sản thì phát hiện đất là trước năm 1975 không có sổ hồng và tặng cho cũng chỉ là lời nói miệng mà không có giấy hay biên bản tặng cho nên việc phân chia tài sản chung không tính phần đất mà chỉ chia dựa trên căn nhà. Điều này khiến bà A không đồng ý vì bà cho rằng quyền và lợi ích của bà bị ảnh hưởng, mảnh đất đó là tài sản chung của vợ chồng được bố mẹ chồng tặng cho, mặc khác vì nhà chồng đã cho đất nên bố mẹ đẻ của bà cũng cho một số tiền để góp vào xây dựng nên căn nhà nên việc bây giờ chỉ chia phần nhà là không thuận tình và bà là người chịu thiệt thòi. Phải mất thời gian rất lâu để Tòa xác minh được nguồn gốc đất, lập các biên bản tặng cho của bố mẹ chồng cho hai vợ chồng và cấp lại sổ hồng của đất để có thể phân chia tài sản ly hôn một cách chính xác hợp lý nhất .
Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Điều 64 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc vợ chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung khi ly hôn một bên có quyền nhận được tài sản đó và thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng.
Tuy nhiên thực tế đặt ra sự tranh chấp trong việc chia tài sản chung của vợ chồng đang kinh doanh thường xảy ra khi cả hai bên không thống nhất được phần giá trị tài sản mà mỗi bên được hưởng. Tài sản chung trong kinh doanh thường là khối tài sản lớn và độc lập, tuy ly hôn nhưng công việc này vẫn là nguồn thu nhập chính của cả hai bên nên nguyện vọng tiếp tục tổ chức kinh doanh tạo ra kinh tế là điều hoàn toàn cần thiết. Cùng với đó cũng đặt ra vấn đề nếu muốn phân chia thì liệu có đủ tài chính để chi trả cho người còn lại? Các thủ tục pháp lý phức tạp ra sao?
Có nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn không yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh mà vẫn tiếp tục hợp tác kinh doanh tuy nhiên sau một thời gian xảy ra mâu thuẫn thì lại yêu cầu phân chia điều này là một trong những điều bất cập mà luật không lường trước được.
Tài sản hình thành trong quá trình ly thân
Điều này không được Luật quy định, ly thân trong ly hôn là sự thỏa thuận giữa hai bên mà không có sự can thiệp của Tòa án, pháp luật không có quyền và nghĩa vụ can thiệp vào sự việc ly thân của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên vì một số lý do mà đã hình thành tài sản trong quá trình ly thân và đã xảy ra tranh chấp. Điều này vẫn được xét xử theo luật định nhưng gặp khó khăn trong việc xác định công sức đóng góp cũng như phân chia khối lượng tài sản.
Tóm lại, công tác triển khai thi hành Luật Hôn nhân gia đình 2014 được các cơ quan tiến hành nghiêm túc, bài bản và cũng giải quyết rất nhiều vụ án vụ việc ly hôn tuy nhiên xét trên phương diện thực tế thì vẫn còn nhiều bất cập mà các nhà làm luật cần có biện pháp khắc phục tháo gỡ để đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự.
-
Mẫu đơn ly hôn 2022: Cách viết đơn và trình tự giải quyết ly hôn
Cập nhật 2 năm trước -
Không có sổ hộ khẩu ly hôn được không?
Cập nhật 2 năm trước -
Những nguyên nhân đơn phương ly hôn được tòa án chấp nhận
Cập nhật 2 năm trước -
Khi nào cha được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn
Cập nhật 2 năm trước -
Xác định công sức đóng góp khi chia tài sản trong ly hôn và thực tiễn xảy ra xoay quanh vấn đề này
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước