Phân biệt bị can và bị cáo           

“Bị can”, “Bị cáo” là những khái niệm xuất hiện dày đặt trong các tin tức pháp luật hình sự. Tuy nhiên rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hiểu rõ và phân biệt đúng hai khái niệm này.

Bị can là gì?

  • Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố hình sự

Bị cáo là gì?

  • Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử

Nhìn chung “Bị can”, “Bị cáo” đều là những đối tượng tham gia vào quá trình tố tụng nhưng hai nhóm đối tượng này đều có những quyền và nghĩa vụ hoàn toàn khác nhau.

Đều là những đối tượng tham gia vào quá trình tố tụng, nhưng “bị can” và “bị cáo” có những quyền và nghĩa vụ hoàn toàn khác nhau.

Quyền của Bị can

  • Khoản 2 điều 60 Bộ luạt Tố tụng hình sự 2015 quy định Bị can có các quyền sau:
  • Được biết lý do mình bị khởi tố;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  • Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  • Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Quyền của bị cáo

  • Được quy định tại khoản 2 điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
  • Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Tham gia phiên tòa;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
  • Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
  • Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của “Bị can”, “Bị cáo”

  • Về nghĩa vụ, “bị can” có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; “bị cáo” phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án. Điểm chung của cả bị can và bị cáo trong trường hợp này là khi được triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
  • Bên cạnh hai khái niệm trên, có hai khái niệm khác cũng thường được sử dụng là “nghi phạm” và “nghi can”. Trên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, chưa có một quy định nào quy định cụ thể về “nghi phạm” và “nghi can”.
  • Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường, “nghi phạm” là người bị nghi là tội phạm, có dấu hiệu của một tội phạm và đã bị lệnh bắt; “nghi can” được hiểu là người bị nghi là có liên quan đến vụ án và thuộc trường hợp chưa bị bắt.

Căn cứ pháp lý

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.534 
Việc làm mới nhất