Phân biệt nghi can, nghi phạm
Các bài báo về lĩnh vực hình sự luôn thu hút bạn đọc. Tuy nhiên trong quá trình đọc nhiều người sẽ khó phân biệt và không hiểu các khái niệm thuật ngữ như: nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo. Bài viết hôm nay, NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ giúp bạn phân biệt rõ về các khái niệm pháp lý này.
Ở góc độ pháp lý, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự chỉ tồn tại các thuật ngữ như: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Và hiện nay trong Hiến pháp và pháp luật về tố tụng, điều tra hình sự, cũng không giải thích về khái niệm nghi can, nghi phạm. Cho nên, về tên gọi pháp lý, gọi người bị bắt bằng nghi can, nghi phạm đều không chính xác.
Tuy nhiên về mặt ngữ nghĩa có thể hiểu hai khái niệm này như sau:
- Nghi can có thể được hiểu là người bị nghi ngờ có liên quan đến vụ án, nhưng chưa có dấu hiệu phạm tội và chưa có lệnh bị bắt.
- Nghi phạm có thể được hiểu là người bị nghi ngờ là tội phạm, có dấu hiệu của tội phạm, tuy vẫn chưa đủ chứng cứ chứng minh nhưng đã có lệnh bị bắt để điều tra.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước