Những vấn đề nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định đổi nghề
Sẽ có nhiều lý do để một người ra quyết định “đổi nghề”. Có thể họ cảm thấy không thể phát triển trong lĩnh vực hiện tại mà họ đang theo đuổi, có thể họ cảm thấy nghề nghiệp khác phù hợp hơn, có tương lai hơn… Và khi trước những ngã rẽ trên con đường sự nghiệp, chắc chắn bạn phải cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ trước quyết định “rẽ hướng” của mình. Vậy có những vấn đề gì bạn cần phải cân nhắc?
Bạn có thật sự nghiêm túc với việc “đổi nghề” hay không?
Sự nghiệp, công việc là một phần chính trong cuộc sống của con người. Nó tạo ra giá trị của con người, tạo ra niềm vui trong cuộc sống và giúp mỗi người khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Chính vì vậy, những quyết định ảnh hưởng tới công việc, sự nghiệp bạn phải cân nhắc thật kỹ, phải xem đó rằng mình có thật sự nghiêm túc với nó hay không? Hay chỉ là những mong muốn nhất thời xuất phát từ những lí do khách quan khiến bạn giao động trên con đường sự nghiệp hiện tại.
Bạn nên tự hỏi mình rằng, tại sao bạn lại muốn đổi nghề? Nếu là những lý do như nhận thấy những điểm không phù hợp với công việc hiện tại, nhận thấy bản thân hợp với nghề nghiệp khác hơn… thì lúc đó bạn nên suy nghĩ về việc lựa chọn nghề nghiệp mới mà bạn đang mong muốn.
Còn với những lý do như mâu thuẫn với sếp, chưa tìm được việc làm phù hợp trong thời gian thất nghiệp… với những lý do này, đừng vội vàng quyết định “nhảy” sang một công việc, lĩnh vực nghề nghiệp mới. Vì đó chỉ là những lý do “cỏn con” mà chắc hẳn khi đi làm ai cũng gặp một vài lần trong đời.
Bạn mong muốn điều gì trong tương lai gần, và tương lai xa?
Khi hoạch định con đường sự nghiệp của mình thông thường mỗi người sẽ vẽ ra cho mình hai bức tranh. Một bức tranh tương lai với những kế hoạch ngắn hạn, một bức tranh với tương lai dài hạn.
Vậy trong ngắn hạn, dài hạn bạn thật sự mong muốn điều gì?
Khi đứng trước quyết định đổi nghề. Bạn phải đặt ra những câu hỏi cho bản thân và chính bạn phải trả lời những câu hỏi đó cho chính mình.
Trong ngắn hạn:
- Mình muốn làm những việc gì?
- Những việc đó cần kỹ năng gì? Mình có phù hợp với những yêu cầu kỹ năng đó hay không?
- Phải làm gì để rèn luyện, học tập những kỹ năng, yêu cầu đối với lĩnh vực nghề nghiệp mới đó?
- Mức thu nhập khi chuyển sang nghề mới có đủ để trang trải cuộc sống hay không? Có đủ để tiếp tục tái đầu tư vào kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp hay không?
… và nhiều câu hỏi khác bạn có thể tự đặt ra cho chính mình trong tương lai 2, 3 năm sắp tới.
Trong dài hạn:
- Theo đuổi nghề nghiệp này mình có thể trở thành gì trong tương lai?
- Trong tương lai dài hạn, lĩnh vực nghề nghiệp mình theo đuổi có nhiều cơ hội phát triển hay không?
- Mình có thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp đó hay không?
…
Khi bạn tự đặt và tự trả lời được những câu hỏi bên trên, bạn sẽ rõ ràng và vững tin hơn trước quyết định rẽ hướng trên con đường sự nghiệp.
Kỹ năng của mình có thật sự phù hợp với nghề nghiệp mới hay không?
Một người tốt nghiệp ngành Luật, không phải chỉ có thể làm được những công việc liên quan tới pháp lý. Và những nghề nghiệp, lĩnh vực khác cũng vậy. Đó là một điều hiển mà khi đi làm ai cũng nhận thấy. Tuy nhiên, để làm những công việc khác ngoài lĩnh vực chuyên môn được đào tạo ở trường Đại học, đòi hỏi tự bản thân mỗi người phải có những kỹ năng hoặc ít nhất là những tố chất có thể phù hợp với công việc mới.
Một bạn học Luật thông thường sẽ có kỹ năng lập luận tốt, nếu bạn học Luật đọc sách nhiều, vốn từ vựng tốt, cộng với việc lập luận tốt thì bạn hoàn toàn có thể làm việc ở các vị trí content marketing hoặc những công việc liên quan đến kỹ năng viết lách…
Một bạn học Luật có kỹ năng phản biện, thuyết trình tốt trước đám đông thì có thể vận dụng những kỹ năng đó khi làm một chuyên viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng…
Trên là một vài ví dụ để bạn thấy rằng, việc đánh giá kỹ năng, tố chất của bản thân có phù hợp với công việc mới hay không là rất quan trọng. Bạn không thể bắt đầu một công việc mới từ một “con số 0” và học hỏi ngay từ đầu. Rất khó có nhà tuyển dụng tuyển chọn bạn khi bạn không có tố chất, kỹ năng để đáp ứng ngay công viện hiện tại của họ.
Bạn có chấp nhận quay trở lại vạch xuất phát hay không?
Chuyển sang một lĩnh vực nghề nghiệp mới, chắc chắn bạn sẽ phải xuất phát tại điểm ban đầu. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận học hỏi, chấp nhận làm “lính” của những “sế” có thể trẻ tuổi hơn bạn.
Điều đặc biệt hơn là với mức thu nhập. Bạn không thể đòi hỏi một mức lương tương ứng với công việc cũ bạn đảm nhận được, vì điều đó là phi lí. Khi bước sang công việc mới, vị trí của bạn không còn tương ứng như công việc cũ bạn đã làm nữa. Chính vì vậy, mức lương, mức thu nhập của bạn sẽ bị giảm sút đáng kể.
Tuy nhiên bạn không phải là một “anh chàng lính mới”. Với những năm tháng, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngành nghề cũ, điều đó giúp tôi luyện bạn với những kiến thức, kỹ năng như hiện có, chắc chắn bạn sẽ khác biệt với những sinh viên mới ra trường. Bạn có thể dựa vào điểm này để đàm phán lương với nhà tuyển dụng để tránh trường hợp bạn phải xuất phát từ “con số 0”, điều mà không ai mong muốn.
Bạn có “mentor” nào hay không?
Khi “chân ướt, chân ráo” bước sang một lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn mới. Nếu bạn có một người hướng dẫn thì những khó khăn của bạn sẽ bớt đi rất nhiều. Chính vì vậy, phải xác định ngay từ ban đầu, rằng bạn có ai hướng dẫn, có ai truyền cảm hứng nghề nghiệp mới cho bạn hay không. Điều này cũng rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định “đổi nghề” đấy nhé.
Còn rất nhiều điều mà bạn phải cân nhắc trước khi đưa ra một quyết định quan trọng trong cuộc đời mình. Trên chỉ là những gợi ý cơ bản nhất để bạn đưa ra để suy nghĩ, giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình.
-
Có một điều rằng: Sự nghiệp không nhất thiết phải đi theo đường thẳng
Cập nhật 3 năm trước -
04 Khuyết điểm khiến sự nghiệp của bạn dậm chân tại chỗ
Cập nhật 3 năm trước -
Khi chúng ta đã bị vật chất, đồng tiền làm cho lu mờ mọi thứ
Cập nhật 4 năm trước -
03 lựa chọn mạo hiểm trong sự nghiệp bạn phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định
Cập nhật 4 năm trước -
03 quy tắc ngầm bạn nên biết để thăng tiến trong sự nghiệp
Cập nhật 4 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 11 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước