03 lựa chọn mạo hiểm trong sự nghiệp bạn phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định

Theo các nhà kinh tế học, con người luôn đứng trước những sự đánh đổi. Chấp nhận rủi ro chính là lựa chọn những cơ hội. Thực tế cho thấy, lựa chọn nào càng mạo hiểm, càng rủi ro thì thành quả sẽ lớn tương đương với những rủi ro mà người ta chấp nhận. Tuy nhiên trong mọi hoàn cảnh, khi đứng trước một lựa chọn mạo hiểm có tính rủi ro cao, chúng ta phải đặc biệt cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình. Trong sự nghiệp cũng vậy.

1. Sẵn sàng nghỉ việc chỉ vì vài áp lực “giản đơn”

Không có công việc nào là hoàn hảo, và đương nhiên cũng không có môi trường làm việc nào là hoàn hảo cả. Công việc của mỗi chúng ta giống như một ngọn cây trước gió, gió có lúc mạnh lúc nhẹ, thì áp lực cũng có lúc ít lúc nhiều. Gió giúp cây vững chãi hơn, trưởng thành hơn và tương tự áp lực công việc giúp chúng ta tự tin hơn, quyết đoán hơn, dày dạn kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên gió cũng có thể quật đổ cây, tương tự áp lực cũng có thể “quật đổ” chúng ta bất cứ lúc nào. Để chống lại việc đó, cây cố gắng đâm rể thật sâu, cành phát triển thật mạnh, mỗi chúng ta cũng vậy, để tránh việc bị áp lực quật đổ thì mỗi chúng ta phải không ngừng cố gắng, trau dồi chuyên môn, để thời gian càng quá đi, khả năng chịu áp lực càng lớn thêm, chúng ta lại càng mạnh mẽ hơn nữa.

Sẽ có trường hợp, trước áp lực con người sẽ lựa chọn cách là né tránh áp lực đó. Thật ra, mỗi người sẽ có một lựa chọn riêng mình, người ngoài sẽ không hiểu và không thể đánh giá được tính đúng đắn được quyết định của họ. Nhưng như đã nói ở đầu bài, khi đưa ra quyết định chúng ta cần cân nhắc thật kỹ thiệt hơn. Cụ thể trong trường hợp này, áp lực công việc không phải lúc nào cũng xấu.

2. Thực hiện nhiệm vụ công việc như vi phạm đạo  đức hoặc vi phạm pháp luật

Đầu tiên khi nói về tiêu chuẩn đạo đức. Khi chúng ta sống trong xã hội nào thì phải tuân theo tiêu chuẩn đạo đức của hội của xã hội đó. Khí chúng ta làm việc trong môi trường nhiều người theo đạo Hồi, thì chúng ta nên hạn chế việc ăn thịt lợn trước mặt họ. Tương tự như vậy, trong công việc, khi được giao những nhiệm vụ mà bạn cảm thấy rằng “không ổn” về mặt đạo đức thì cũng nên cân nhắc thật kỹ.

Sếp giao nhiệm vụ “tìm mọi cách để đuổi A”, có thể với một người hiểu Luật lao động, bạn có thể có cách để công ty sa thải A đúng luật. Tuy nhiên xét về mặt đạo đức, quan hệ giữa đồng nghiệp, quan hệ giữa con người với con người thì điều đó thật sự “chưa ổn”. Đứng trước những lựa chọn này, bạn nên cân nhắc thật kỹ. Nếu không làm thì sẽ bị sếp quở trách, nhưng nếu làm thì sẽ bị đồng nghiệp nhìn mình với ánh mắt khác… Đương nhiên mỗi người sẽ có sự lựa chọn khác nhau, có người sẽ thực hiện nhiệm vụ, có người sẽ từ chối, mỗi lựa chọn sẽ có cái được và cái mất của riêng nó và việc của chúng ta là lựa chọn làm sao cho thật phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của chính mình.

Tương tự như vậy với công việc mà khi được giao bạn nghĩ rằng là vi phạm pháp luật. Ví dụ như việc đi “hối lộ” cơ quan nhà nước. Trong thực tế thực hiện hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ phải tiếp xúc với nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, tùy theo tính chất ngành nghề. Không ít những trường hợp sếp giao cho bộ phận pháp chế đi “bôi trơn” bằng tiền để công việc thuận lợi, nhưng thực tế xét dưới khía cạnh pháp luật đó là hành vi đưa hối lộ. Bạn cần phải đánh giá mức độ rủi ro, rủi ro về những hình phạt tù đối với người thực hiện hành vi… Đứng trước những lựa chọn này, bạn đặc biệt phải suy nghĩ thật kỹ vì tính chất thật sự nghiêm trọng của nó.

3. Chấp nhận cắt giảm lương

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp vì khó khăn mà phải cắt giảm nhân sự, hoặc là cắt giảm lương nhân viên để giảm thiểu chi phí.

Việc chấp nhận cắt giảm lương để tiếp lục làm việc có lẽ là sự lựa chọn của nhiều người. Vì trong hoàn cảnh khó khăn chung, mỗi nhân viên họ tự ý thức là nên chia sẻ được gánh nặng với doanh nghiệp. Tuy nhiên việc chấp nhận cắt giảm lương không phải là một việc mà ai cũng phải làm.

Như đã nói, lựa chọn của mỗi con người là khác nhau vì nó xuất phát từ những hoành cảnh, thế giới quan khác nhau. Việc chấp nhận cắt giảm lương cũng vậy. Giả sử bạn đồng ý cắt giảm lương, nhưng thực tế ở công ty khác bạn sẽ có mức lương cao hơn, cơ hội lại nhiều hơn… Cuộc sống là chuỗi những lựa chọn của con người. Và con người chúng ta có xu hướng suy nghĩ tại điểm cận biên, nên thường sẽ chọn những phương án tốt nhất. Như trong thời buổi dịch bệnh, không phải doanh nghiệp nào cũng cắt giảm lương, cắt giảm nhân sự. Vẫn có những doanh nghiệp trả lương đầy đủ, thậm chí là còn tuyển thêm nhân sự mới… Chính vì vậy, việc chấp nhận cắt giảm lương hay không bạn cũng cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định, vì quyết định của bạn ảnh hưởng tới cuộc sống của chính bạn, thậm chí là gia đình và người thân của bạn nữa.

 

Theo Trương Nguyễn Thạch
3.126