Những điều lưu ý để vượt qua kỳ kiểm tra tập sự nghề Luật sư
Vượt qua kỳ kiểm tra tập sự nghề Luật sư cũng là lúc bạn bước gần hơn với chức danh Luật sư cao quý thế nhưng không phải ai cũng có thể trót lọt vượt qua kỳ kiểm tra tập sự này. Hãy để Nhân Lực Ngành Luật chia sẻ một số lưu ý để mọi người có thể tự tin hơn và hoàn thành kỳ kiểm tra tập sự nghề Luật sư một cách suôn sẻ nhất nha.
Kỳ kiểm tra tập sự nghề Luật sư có 3 phần thi mà bạn phải vượt qua, chúng ta sẽ phân tích cụ thể như sau:
Đối với môn kỹ năng hành nghề Luật sư
Đối với môn này bạn phải thi các nội dung bao gồm: kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác ( Kiểm tra viết 180 phút).
Trong đề thi đó có 3 tình huống : 1 tình huống bắt buộc, có thể về hình sự, có thể về dân sự, có thể về tư vấn. 2 tình huống thí sinh có thể chọn 1 trong 2 về các chủ đề cũng như trên, tùy ngân hàng đề thi được chọn lựa ngẫu nhiên.
Môn này các bạn được mang tài liệu vào phòng thi nhưng chú ý chỉ mang đủ những tài liệu cần để tránh mất thời gian và bị loãng thông tin. Các bạn lưu ý tài liệu mang vào là tài liệu sạch, có nghĩa là trong tài liệu mang vào không được ghi chú trong tài liệu đó, nếu có ghi chú thì giám thị sẽ cắt hết phần ghi chú đó, nếu không trong quá trình sử dụng giám thị phát hiện sẽ bị lập biên bản và phạm qui bị trừ điểm oan ức.
Đối với cách làm bài thi các bạn cần chia thời gian hợp lý giữa phần chung và phần tự chọn tránh việc không đủ thời gian làm phần còn lại.
Đối với phần tự chọn thường có 01 câu về dân sự và 01 câu về hình sự để lựa chọn. Mọi người chỉ nên chọn 01 câu và kiên định với quyết định mình chọn, tập trung đầu tư làm câu đó và bỏ qua đề còn lại để tránh việc hoang mang.
Về nội dung viết nên tránh trình bày dài dòng sẽ mất rất nhiều thời gian, cần trình bày ngắn gọn, rành mạch, đi thẳng vào nội dung chính và tập trung kiểm soát các ý chính.
Hình từ Internet
Môn đạo đức hành nghề Luật sư
Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt nam sẽ thi trong 90 phút. Các bạn không cần quá lo môn nầy, chỉ cần nắm kỹ bộ qui tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt nam và Luật luật sư Việt Nam là qua được, tốt nhất là học thuộc vì không thuộc khó làm đúng
Môn nầy có 2 phần: phần trắc nghiệm và phần xử lý tình huống. Đa số các thí sinh đều hoàn thành tốt và vượt qua môn này dễ dàng.
Hồ sơ thực hành - thi vấn đáp
Thật ra môn nầy hầu như qua hết, lưu ý đó là các bạn nên nắm kỹ hồ sơ của mình cụ thể:
Đối với hồ sơ thực hành cần thể hiện tên Luật sư hướng dẫn có tham gia vụ việc. Ví dụ hồ sơ tư vấn cần có Thư tư vấn, Đơn yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng có thể hiện tên Luật sư… Hồ sơ tranh tụng cần có Bản án, Thông báo thụ lý, Giấy ủy quyền… có tên Luật sư.
Thường có 3 – 5 phút để thí sinh trình bày tóm tắt nội dung vụ việc. Phần này thí sinh có thể chuẩn bị trước để trình bày trôi chảy.
Câu hỏi của Giám khảo thường xoay quanh những vấn đề, tình tiết trong hồ sơ vụ việc. Thí sinh cần dự liệu trước các câu hỏi được đặt ra xung quanh hồ sơ để trả lời được tốt nhất. Ví dụ hồ sơ về kinh doanh thương mại thì có thể hỏi về các điều khoản phạt vi phạm, lãi suất chậm trả, bồi thường thiệt hại…
Ngoài các câu hỏi xoay quanh hồ sơ, Giám khảo cũng có thể hỏi về các câu hỏi liên quan đến Luật luật sư, Quy tắc đạo đức hành nghề luật sư và các câu hỏi về các chủ đề liên quan đến môn đạo đức hành nghề luật sư tại Phần B.
Hi vọng những chia sẻ trên giúp bạn trong kỳ thi hết tập sự nghề Luật sư sắp tới.
-
Ngành Luật thi khối nào? Có bằng cử nhân luật được hành nghề luật sư chưa?
Cập nhật 3 tháng trước -
Người tập sự hành nghề luật sư có được bào chữa cho khách hàng không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Báo cáo tập sự hành nghề luật sư quy định như thế nào?
Cập nhật 6 tháng trước -
Tuyển sinh Lớp đào tạo nghề luật sư khoá 26 lần 2 năm 2024 tại Hà Nội và TPHCM
Cập nhật 5 tháng trước -
Vai trò của nghề luật sư là gì? Có bao nhiêu Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề luật sư?
Cập nhật 7 tháng trước -
Thời gian đào tạo nghề luật sư năm 2024 là bao lâu? Những trường hợp nào được miễn đào tạo nghề luật sư?
Cập nhật 7 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước