Nam sinh đánh bạn, dìm ao bị xử lý như thế nào?
Ngày 23/10, một đoạn clip đánh nhau giữa 2 học sinh (1 nam, 1 nữ) lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao. Trong clip, học sinh nữ bị một học sinh nam nắm tóc, đánh liên tục vào đầu. Cả 2 do giằng co nên đã cùng ngã xuống mương nước gần đó. Nam sinh vẫn tiếp tục đánh liên tiếp vào đầu học sinh nữ, dìm nạn nhân xuống nước.
Phụ huynh của bạn nữ bị đánh cho biết hiện em đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà. Em C. bị chấn thương ở phần đầu nhưng vẫn tỉnh táo, ăn uống bình thường.
Nguyên nhân của sự việc được biết là 2 học sinh này có xích mích từ trước trên Facebook.
Có thể thấy bạo lực học đường ngày nay được xem là một vấn nạn đối với nền giáo dục. Nhiều vụ việc cho thấy sự bất lực của gia đình và nhà trường khi xử lý các em vì các hình thức kỷ luật mức độ răn đe thấp, cho nên dẫn đến nhiều học sinh xem thường và các hành vi sai phạm lặp đi, lặp lại nhiều lần. Nhưng có thể nhận thức của các em chưa đủ rộng để hiểu bạo lực học đường còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy vào tính chất của vụ việc.
*Xử phạt hành chính
Theo Điều 5 và Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý” với hình thức là cảnh cáo và cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ.
*Trách nhiệm dân sự
Hành vi bạo lực học đường là hành vi xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Được quy định tại Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592. Thiệt hại được xác định như sau:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần như:
– Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 (của Bộ luật dân sự 2015).
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình (Điều 586 Bộ luật dân sự 2015).
-----------------------------------------------------------
*Trách nhiệm hình sự
Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thì:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo đó những học sinh đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự :
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
– Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
– Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
– Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
– Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.
– Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ
Ngoài ra, cũng có thể phạm tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015:
“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước