Lịch sử nhà nước và pháp luật là gì? Nội dung giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội

(có 3 đánh giá)

Cho tôi hỏi lịch sử nhà nước và pháp luật là gì? Và nội dung giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội thế nào? - Hồng Lam (Hậu Giang)

Lịch sử nhà nước và pháp luật là gì? Nội dung giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội

Lịch sử nhà nước và pháp luật là gì? Nội dung giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội (Hình từ Internet)

Lịch sử nhà nước và pháp luật được xem là một trong những môn học quan trọng đối với sinh viên Luật. Vậy, lịch sử nhà nước và pháp luật là gì?

1. Lịch sử nhà nước và pháp luật là gì?

Lịch sử nhà nước và pháp luật là khái niệm chỉ quá trình hình thành và phát triển của bộ máy cưỡng chế của giai cấp thống trị trong xã hội và hệ thống các quy phạm có tính chất bắt buộc chung đối với tất cả các thành viên trong xã hội, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của giai cấp đó.

2. Nội dung giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội

Sau đây là mục lục chính của giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội như sau:

Phần thứ nhất:

Chương I: Quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

1. Tiền đề vật chất và yếu tố thúc đẩy sự ra đời của nhà nước

2. Nhà nước trong trạng thái đang hình thành ở thời Hùng Vương

3. Nhà nước sơ khai ở thời An Dương Vương

4. Sự ra đời của pháp luật

Phần thứ hai:

Chương II: Nhà nước và pháp luật giai đoạn đấu tranh chống đồng hóa của phong kiến Trung Quốc (179tr.CN – 938)

1. Bộ máy chính quyền đô hộ của phong kiến Trung Quốc ở nước ta

2. Những chính quyền độc lập tự chủ

Phần thứ ba: Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam (938 – 1884)

Chương III: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật phong kiến

1. Lược sử các triều đại

2. Cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam

3. Các yếu tố cấu thành thể chế chính trị quân chủ phong kiến Việt Nam

Chương IV: Nhà nước và pháp luật Ngô, Đinh, Tiền Lê, Giai đoạn củng cố nền độc lập dân tộc và bước đầu xác lập nhà nước trung ương tập quyền

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

2. Tình hình pháp luật

Chương V: Nhà nước và pháp luật các triều đại Lý, Trần, Hồ trong giai đoạn củng cố và phát triển nhà nước trung ương tập quyền

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

2. Pháp luật

Chương VI: Nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê Sơ (Đầu thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)

1. Tổ chức bộ máy nhà nước đầu Lê Sơ

2. Cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông

Chương VII: Nhà nước trong thời kì nội chiến phân liệt (thế kỉ XVI – thế kỉ XVIII)

1. Thể chế lưỡng đầu Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài

2. Tổ chức chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong

3. Tổ chức bộ máy nhà nước của triều đại Quang Trung

Chương VIII: Pháp luật thế kỉ thứ XV – thế kỉ thứ XVIII, Bộ Quốc Triều hình luật và bộ Quốc Triều khám tụng điều lệ

1. Tình hình chung về pháp luật thế kỷ XV - XVIII, họa động xây dựng pháp luật

2. Bộ Quốc triều hình luật

3. Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ

Chương IX: Nhà nước pháp luật trong nền quân chủ chuyên chế Triều Nguyễn (1802 – 1884)

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

2. Pháp luật triều Nguyễn

Phần thứ tư:

Chương X: Chính quyền

1. Liên bang Đông Dương và các quy chế chính trị, toàn quyền Đông Dương và các cơ quan phụ tá

2. Bộ máy cai trị của Pháp ở Bắc Kỳ

3. Bộ máy cai trị của Pháp ở Trung Kỳ

4. Bộ máy cai trị của Pháp ở Nam Kỳ

5. Chính quyền triều Nguyễn

6. Việc đào tạo, sử dụng quan cai trị

Chương XI: Pháp luật và tòa án

1. Pháp luật

2. Tòa án

3. Nhận xét chung về chính quyền và pháp luật thời Pháp thuốc

Phần thứ năm: Nhà nước và pháp luật từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay

Chương XII : Cách mạng tháng tám và sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước và pháp luật trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954)

1. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và Cách mạng tháng Tám, sự thiết lập Nhà nước dân chủ nhân dân

2. Bảo vệ, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ, bước đầu xây dựng hệ thống pháp luật trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám

3. Nhà nước và pháp luật trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Chương XIII: Nhà nước và pháp luật trong thời kì chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 – 1976)

A. Nhà nước và pháp luật Việt Nam dân chủ cộng hòa

1. Nhà nước

2. Pháp luật

B. Chính quyền và pháp luật của Ngụy quyền miền Nam

1. Lược sử quá trình xác lập và tồn tại của ngụy quyền

2. Tổ chức bộ máy của ngụy quyền

3. Pháp luật của ngụy quyền

C. Đấu tranh và xây dựng chính quyền cách mạng ở Miền Nam

1. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng

2. Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Chương XIV: Sự thành lập nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976). Nhà nước và pháp luật trong cơ chế tập trung quan liêu-bao cấp (1975 – 1986)

A. Sự thành lập Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Nhà nước và pháp luật trong giai đoạn 1975 - 1986

C. Nhận xét chung và những bài học kinh nghiệm về nhà nước và pháp luật giai đoạn 1975 - 1986

Chương XV: Nhà nước và pháp luật thời kì đổi mới

1. Khái quát về quá trình đổi mới và quan điểm đổi mới về nhà nước và pháp luật

2. Thực tiễn xây dựng nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới.

 

(có 3 đánh giá)
Theo Lê Trương Quốc Đạt
4.162 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Hà Nội hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Hà Nội
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Hà Nội hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Hà Nội