Làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn?

(có 2 đánh giá)

Mới ra trường, việc mà hầu hết các sinh viên đều lo lắng đó là tìm kiếm việc làm để phù hợp với bản thân. Vậy làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của mình? - Thảo Trang (Đồng Nai)

Làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn?

Làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn? (Hình từ internet)

Làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn?

Để có thể lôi kéo được sự chú ý của nhà tuyển dụng vào hồ sơ của bạn, việc đầu tiên là mặt hình thức hồ sơ của bạn phải sạch đẹp và đủ các nội dung cần thiết như sau:

- Thông tin giới thiệu về bản thân

Bất kể ai khi giao tiếp thì việc đầu tiên họ để tâm đến đó là “bạn là ai?”. Việc này cho thấy, trong hồ sơ của bạn nên đầy đủ các thông tin giới thiệu về bản thân như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, tình trạng hôn nhân, địa chỉ thường trú (lưu trú), số CMND, số điện thoại, email…

Hãy cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ - sử dụng những cụm từ súc tích, đơn giản nhưng lịch sự - có thể bao quát về con người bạn bằng một câu châm ngôn sống tích cực cũng là hướng giới thiệu hay.

- Hình ảnh trên hồ sơ

Trên hồ sơ của bạn nên có hình ảnh của cá nhân. Việc lựa chọn hình ảnh phù hợp trên hồ sơ cũng có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người có nghiêm túc và chỉnh chu trong công việc hay không. Ví dụ, một công việc cần tính cẩn thận và nghiêm túc bạn nên lựa chọn hình ảnh bản thân nghiêm túc, lấy từ nửa thân trên lên và nhìn rõ mặt. Điều này, giúp nhà tuyển dụng cảm nhận được sự uy tín, chỉnh chu và nghiêm túc của bạn thông qua hình ảnh.

- Liệt kê kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của bản thân

Kinh nghiệm làm việc là thông tin quan trọng nhất thuyết phục nhà tuyển dụng về sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển; đồng thời gây ấn tượng khiến họ muốn xem tiếp hồ sơ.

Hãy liệt kê những kinh nghiệm làm việc phù hợp nhất, hãy cho nhà tuyển dụng biết khoảng thời gian làm việc trước đó của bạn, nhiệm vụ công việc cụ thể, thành tích hoặc kỹ năng đã đạt/ học được từ nó…

Như thế, nhà tuyển dụng gần như đã đánh giá được một phần nào đó khả năng và mức độ phù hợp của bạn với yêu cầu công việc tại công ty.

Ngoài ra, trình độ học vấn và các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học,... cũng cần được chú trọng nêu rõ để nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn.

- Mục tiêu trong công việc

Mục tiêu trong công việc cũng là điều mà nhà tuyển dụng rất quan tâm. Bởi khoản này thể hiện ra bạn là người có mục tiêu và định hướng rõ ràng như mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn với công việc trong tương lai. Theo đó, mục này nên thể hiện nội dung về mục tiêu thăng tiến, mong muốn của bản thân, mức lương mong đợi,...

- Thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc là nội dung không thể thiếu trong hồ sơ của bạn. Vì đây là thông tin để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn. Chính vì thế, mà thông tin liên lạc nên đầy đủ và cẩn thận tránh sai sót. Bên cạnh đó, đừng sử dụng một địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp vì nó phản ánh tính nghiêm túc trong công việc của một người, giúp nhà tuyển dụng hoặc đối tác nhận thấy đây là người biết tách bạch giữa công việc và đời tư. Nên có một email dành cho việc riêng và email khác dành cho công việc.

Và lưu ý rằng, dù là đang đi tìm việc nhưng của bạn nên thể hiện ra sự tự tin và nhiệt huyết của bản thân trong công việc. Chớ đừng dại dột viết tôi cần một công việc, bạn phải tuyển tôi.

Thay vào đó, gây ấn tượng bằng năng lực của bạn thông qua lời văn sắc bén, mạnh mẽ và có chọn lọc. Vì không khéo, người đọc hồ sơ nghĩ bạn đang đi “ăn xin việc làm” khi bạn cứ kể lể hoàn cảnh, lấy sự khó khăn hòng làm mủi lòng nhà tuyển dụng chứ không thật sự thuyết phục họ bằng tài năng, kiến thức mình có.

(có 2 đánh giá)
Theo Nguyễn Ngọc Quế Anh
2.713