Làm những việc này không phải là lười biếng, mà giúp bạn có năng suất làm việc cao hơn

Ở bất kì đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những người thức giấc thật sớm để làm việc, về nhà thật muộn để hoàn thành công việc, không nghỉ trưa để làm việc… Tất nhiên những người đó họ có cách làm việc của riêng mình, và thường những người đều là những người siêng năng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa những người có lựa chọn ngược lại là những người lười nhác. Thậm chí, việc ngủ đủ giấc, chịu khó ngủ trưa, tám chuyện với đồng nghiệp… là những việc giúp cho họ làm việc hiệu quả hơn. Lý do tại sao?

1. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái

Thức giấc với một giấc ngủ đủ dài khoảng 5 – 6 tiếng vào lúc 5h30 sáng. Quả thật đây là những con số lý tưởng. Bạn có đủ thời gian để thần kinh để nghỉ ngơi, bạn có đủ thời gian để chuẩn bị cho ngày mới hiệu quả.

Giấc ngủ không chỉ giúp cho việc củng cố trí nhớ, tinh thần được thả lỏng mà còn có tác dụng về mặt sức khỏe với nhiều bộ phận cơ thể khác nhau như hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết… Không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài có thể giúp con người quen với việc đó và dần cảm thấy bình thường, nhưng thực tế sẽ có những hệ lụy xấu trong tương lai.

Một giấc ngủ đủ, đúng, giúp bạn minh mẫn hơn, sức khỏe tốt hơn, tinh thần sảng khoái hơn và những điều đó kéo theo những tác động tích cực lên hiệu quả công việc trong ngày của bạn.

Image for post

2. Tám chuyện với đồng nghiệp giúp bật lên những ý tưởng

Thói quen này có thể không phù hợp với nhưỡng người hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác. Nhưng nó lại đặc biệt hữu ích cho những người làm công việc đòi hỏi sự sáng tạo hoặc cần sự hoạt ngôn, giao tiếp xã hội nhiều.

Khoa học đã chứng minh, khi một người chỉ suy ngẫm về một vấn đề gì đó một mình thì kết quả của của suy ngẫm đó thường kém hiệu quả hơn khi đem ra thảo luận tập thể. Thật vậy, một vấn đề công việc khi được đem ra bàn tán, thì cách giải quyết cũng được đưa ra nhanh hơn, nhiều bộ óc cũng nghĩ về nó thì khả năng sai lầm sẽ thấp hơn, tính đúng đắn sẽ cao hơn.

Thậm chí, trong câu chuyện thường nhật giữa các đồng nghiệp, khi thảo luận về một vấn đề nào đó, những ý tưởng cũng sẽ dễ được khơi gợi ra hơn. Với điều kiện là những câu chuyện đó phải là những câu chuyện liên quan tới công việc, với khách hàng, với sản phẩm… nhé.

3. Ngủ trưa giúp một buổi chiều hiệu quả, năng suất

Khoa học đã chứng minh, một giấc ngủ trưa dướ kéo dài từ 15 phút đến dưới 1 giờ đồng hồ sẽ giúp đầu óc được thư giãn và minh mẫn hơn. Một người biết đầu tư vào một giấc ngủ trưa là một người biết lựa chọn cách giải quyết buổi trưa khoa học, hiệu quả.

Việc thức trưa để xem phim hoặc nghe nhạc có thể sẽ giúp bạn thư giãn, nhưng cách thư giãn tốt nhất lúc này để đầu óc bạn được nghỉ ngơi.

4. Hãy tạo cho mình thói quen từ chối nhận nhiệm vụ

Từ chối nhận nhiệm vụ ở đây không phải là từ chối trách nhiệm của mình. Ở đây, cần được hiểu rằng mỗi chúng ta cần biết từ chối những vấn đề không liên quan. Bạn làm được nhiều việc, không quan trọng rằng bạn làm 1 việc nhưng đem lại hiệu quả rất nhiều.

Chính vì vậy, nhìn vào một người hay từ chối, khoan hãy kết luận người đó có thật sự “lười biếng” hay không. Từ chối những việc không liên quan giúp bạn toàn tâm, toàn ý vào công việc hiện tại bạn đang làm, tránh sự phân tâm, xao nhãng, và đây là chìa khóa chính để bạn đem lại hiệu quả lớn nhất với một việc mà bạn đảm nhận.

5. Biết tận dụng, nghỉ phép để đi chơi

Một người biết tận dụng những ngày nghỉ phép để đi du lịch chưa hẳn đã là trốn tránh công việc và đam mê hưởng thụ. Khoan hãy kết luận điều này mà hãy nhìn vào cách họ sắp xếp công việc để tận dụng những ngày nghỉ phép đó.

Trước nghỉ phép, họ phải hoàn thành trách nhiệm công việc của mình. Sau nghỉ phép họ lại quay trở lại làm việc. Những ngày phép theo Luật định cũng được xây dựng dựa trên thực tiễn muốn tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng lao động. Chính vì vậy, đừng ngại nghỉ phép, doanh nghiệp cũng đừng ngại cho nhân viên nghỉ phép. Trước nhất là tuân thủ pháp luật lao động, sau đó là giúp nâng cao sự thân thiện, chan hòa giữa sếp và nhân viên. Trên hết là giúp người lao động có sự giải trí, tái tạo năng lượng lao động và kết quả họ nhận lại sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc ngày qua ngày phải bắt nhân viên phải OT.

 

Theo Trương Nguyễn Thạch
2.715